Tính sử th i một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Phùng Quán

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1.Tính sử th i một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Phùng Quán

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Đây là văn học của những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước, và chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng [43, 12-13].

Phùng Quán sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc đã thôi thúc ông vào quân đội trở thành lính trinh sát khi mới 14 tuổi. Chính bản thân ông là một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những câu chuyện về các chiến sĩ Cách mạng đã hằn sâu trong tâm trí của ông. Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là hai tác phẩm mà Phùng Quán đã thai nghén và viết nên trong giai đoạn lịch sử đau thương nhưng hào hùng

của dân tộc nên mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đọc hai tác phẩm này, chúng ta như thấy hiện lên trước mắt mình là thời kháng chiến lớn lao của dân tộc. Nhân vật chính trong hai cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là những người anh hùng. Họ có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, có động lực đi theo Cách mạng. Họ hiện lên đẹp từ cử chỉ hành động đến phát ngôn. Phùng Quán nhìn họ với một cái nhìn ngưỡng vọng, trân trọng và nâng niu. Họ chiến đấu anh dũng trên mặt trận và sẵn sàng hi sinh tính mạng khi cần thiết để cho đồng đội được sống, để vì một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. Cho nên trong hai thiên truyện này, người cá nhân anh hùng đã được hòa trong tập thể anh hùng. Không khí kháng chiến đã chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Đặc biệt, các sự kiện xảy ra trong tác phẩm là những sự kiện lịch sử mang tầm vóc lớn lao. Trong Vượt Côn Đảo, tác giả đề cập đến những sự kiện xảy ra với tù nhân Côn Đảo trong những

ngày bão táp của cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn trong Tuổi thơ dữ dội là những sự kiện lịch sử diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những ngày sôi động của cuộc kháng chiến chống Pháp. Như vậy, chân dung những cá nhân anh hùng và tập thể những người anh hùng trong chiến tranh là dấu ấn sâu đậm trong tiểu thuyết Phùng Quán.

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 27)