Đặt nhân vật trong những tình huống thử thách khốc liệt

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Đặt nhân vật trong những tình huống thử thách khốc liệt

Chiến tranh là mảng đề tài phổ biến của các tác giả văn học 1945-1975. Họ đều khai thác đề tài này nhưng dưới nhiều góc độ và điểm nhìn khác nhau.Trong xu hướng ấy, Phùng Quán đã chọn cho mình một hướng khai thác không lẫn với ai. Ông đã đặt nhân vật của mình vào những tình huống khốc liệt. Dĩ nhiên cuộc chiến tranh nào mà chẳng gay go, quyết liệt nhưng điều quan trọng là khai thác nó như thế nào. Trong Vượt Côn Đảo, Phùng Quán đã xây dựng một số tình huống để nhân vật lựa chọn và qua đó chứng minh được sự hi sinh cao cả của họ vì tập thể vì tương lai của dân tộc. Quyết định lựa chọn cái chết để cho mọi người được sống: 3 giờ 40 chiếc thuyền đầu tiên xuất phát. Chiếc này hơi bé chỉ chở được 30 người trong đó có: Anh Cả, lão Học, Du, Bằng, Chức cò hương. Thuyền nhổ neo. Gió càng thổi mạnh, thuyền băng băng rẽ nước, lướt nhanh trên sóng biển. Côn Đảo xa dần, mới đầu còn trông rõ hình người, sau thành một khối nâu biết cử động và cuối cùng hòa lẫn trong màu xanh thẳm của núi rừng. Mọi người nhìn nhau vui sướng như một đàn chim sổ lồng. Tất cả cùng cất cao tiếng hát. Thuyền bỏ xa hòn Bảy Cạnh, ước lượng đã đi được 10 cây số. Với tốc độ này, 12 giờ trưa sẽ cập mũi Cà Mau. Bỗng một tiếng kêu hốt hoảng vang lên làm mọi người dừng hát. Nước chảy vào thuyền nhiều quá. Nước thấm qua làn vải, rỉ rỉ chảy vào thuyền. Chiếc thuyền

này làm đầu tiên, để gần năm tháng liền dưới hầm, vải bị mục, sơn rã ra. Mọi người lấy nón, lấy lon đồ hộp tát nước tới tấp. Anh Cả quyết định: “Thuyền nặng quá, ném tất cả vũ khí xuống bể”. Nước vẫn chảy vào mỗi lúc một nhiều hơn. Với tình hình này chỉ một tiếng đồng hồ nữa là sẽ chết hết. Giờ phút này phải đòi hỏi sự hi sinh. Anh Cả hội ý với Du và cuối cùng quyết định “Cần năm đồng chí hi sinh để cho thuyền nhẹ bớt”.

Nỗi đau về thể xác có lẽ không đau đớn bằng nỗi đau về tinh thần. Cái chết trong chốc lát thanh thản hơn cái chết trì trệ, âm ỉ, đầy dư âm của sự mệt mỏi. Phùng Quán đã dành một số trang văn để miêu tả những căn bệnh ghê người của tù nhân Côn Đảo: Suốt chín tháng liền, anh em tù Côn Đảo chỉ ăn toàn cơm và muối, cơm mỗi ngày chỉ được 300 gờ-ram. Cũng có hôm có cá, thứ cá khô để từ năm 1945, cầm lên tanh, thối, phải nôn mửa, có miếng lúc nhúc ròi. Suốt thời gian này, nhiều chứng bệnh ghê người xuất hiện. Có anh khắp người nổi lên sần sùi như da cóc, từng hạt to và rắn như hạt ngô, nằm chạm phải đau cắt ruột. Ít lâu những hạt ấy rụng dần để lại những lỗ sâu hoắm đục ngầu mủ, rất thối; một số lại bị bệnh phù; một số lại mờ cả mắt. Những bệnh tật ghê rợn ấy vẫn không làm tắt được tiếng đọc bài sang sảng, cộng trừ, nhân, chia của anh em. Trong số đó có bác Thái, mới chỉ cách đây một tháng, bác còn cầm tờ báo đọc làu làu, mặt bác hớn hở vui sướng như cậu học trò nhỏ được phần thưởng danh dự cuối năm mà giờ chỉ thấy đen xịt. Mọi người nhìn bác nghẹn ngào uất ức. Nhưng bác không nản chí, bác nói: “Tôi mù nhưng các đồng chí sáng, không đọc được nhưng viết được”. Như vậy những thiếu thốn cũng như những căn bệnh ghê người ấy không làm giảm nhuệ khí của các tù nhân nơi đây.

Nếu ở Vượt Côn Đảo, tác giả khai thác các tình huống thử thách của tập thể anh hùng thì ở Tuổi thơ dữ dội ông lại tập trung khai thác tình huống thử thách của nhân vật anh hùng cụ thể: Lượm là một cậu bé thuộc tổ tình báo của trung đoàn Trần Cao Vân, em đã ba lần vượt ngục. Lần thứ nhất là khi bị tên mật thám Nguyễn Trì bắt khi Lượm đang mang hàng trăm tờ đơn. Hắn rải em về phòng tạm giam của

ty mật thám An ninh. Em đã bị chúng tra tấn đến nỗi môi sưng vều, khóe môi chảy dài hai vết máu; khuôn mặt tím bầm như quả bồ quân; hai mí mắt híp lên không thể mở được; hai mắt cá chân xưng tím màu máu đọng. Sau vài ngày, Lượm bỗng sực nhớ từ hôm bị bắt đến nay em chưa đi ngoài. Em đứng bật dậy gọi to xin cai ngục cho đi ca-bi-nê. Đứng chờ tên cai ngục mở chốt cửa gian nhà xí, Lượm đưa mắt quan sát rất nhanh địa hình địa vật xung quanh. Dãy nhà xí nằm bấu vào bức tường cắm mảnh chai bọc khu vườn. Phía bên kia tường nhô cao một cây phượng, mù u, vông đồng. Chắc ngoài đó là đường phố. Đặc biệt có một cành cây phượng mọc vươn qua bức tường, là là gần sát nóc cái chuồng xí mà tên cai ngục đang mở chốt… Không hiểu sao Lượm thấy trống ngực mình đập một cách kỳ lạ. Em bước lên mấy bậc tam cấp nhày nhụa, lọt vào bên trong nhà xí. Một đàn nhặng xanh bay vù lên như một đám mây (…). Một quyết định bất ngờ chợt lóe lên trong óc Lượm, làm tim em đập mạnh đến nỗi em phải đưa tay lên ôm ngực: Trốn! Cái âm thanh của từ ngữ gai góc dễ sợ này dồn dập vang dội khắp cơ thể em, và có một sức hấp dẫn ghê gớm không sao cưỡng lại được. Vốn liều lĩnh và rất nhanh trí, chỉ một khoảnh khắc nó đã phác xong kế hoạch đào tẩu. Em bặm môi, bặm miệng, hai tay cố hết sức xoắn vặn bẻ gãy một đoạn dây thép tréo lòng thòng ở góc tường. Đoạn dây thép ở chỗ xoắn vặn đốt cháy năm đầu ngón tay em, nhưng em không buông rời cho đến lúc bẻ gãy. Em dùng sợi dây thép sâu qua cái đinh khuy trên cánh cửa, và buộc xoắn nhiều vòng quanh cái đinh lớn đóng trên tường “để tụi hắn phải loay hoay mất ít nhất mười lăm phút mới mở được cửa” - em nghĩ vậy (…). Khoảng một tiếng sau Lượm bị chúng bắt lại.

Lần thứ hai Lượm bị đưa đến Sở mật thám Phòng nhì Pháp. Đó là một ngôi nhà hai tầng xây kiểu biệt thự, xung quanh có hàng rào sắt sơn xanh bao bọc. Cổng lớn với hai cửa sắt đồ sộ, bên cạnh có chòi gác. Thằng Bảo vệ quân đưa giấy tờ và giao Lượm cho một thằng Tây đeo lon cai, đứng chực sẵn ở trước cổng. Lượm bị dẫn vào gặp tên quan ba Ca-pi-ten Sô-lê. Hắn nhìn thấy hai tay Lượm bị trói, nét mặt liền lộ vẻ tức giận “Sao ngươi lại nỡ trói một em bé như thế này? Em có đau lắm

không? Hắn bước đến cởi trói cho em rồi đặt tay lên vai Lượm, ấn xuống cái ghế dựa bọc da kê sát tường, nói thật dịu dàng: “Em ngồi xuống cho đỡ mỏi, ngồi xuống đi! Em đói lắm phải không?”, và cởi trói cho em. Sau đó sai thằng bồi đem vào một ly sữa ca cao và một ổ mì kẹp chả. Sự đối xử quá ư đặc biệt của tên mật thám cáo già làm cho Lượm vừa kinh ngạc vừa hoang mang. Như vậy, tác giả đã

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 59)