Sự hình thành loại hình “tiểu thuyết sử thi” trong nền văn học Cách

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.2.Sự hình thành loại hình “tiểu thuyết sử thi” trong nền văn học Cách

mạng 1945-1975

Tiểu thuyết sử thi là tên gọi ước lệ (ghép tên gọi thể loại “sử thi” espopee với tên gọi thể loại “tiểu thuyết”- roman ) để chỉ những tiểu thuyết ( từ thế kỷ XIX- XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử - dân tộc. Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết đồng thời vừ có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại. [23, 230].

Tiểu thuyết sử thi hiện đại khác xa với loại hình sử thi cổ đại vốn là những truyền thuyết anh hùng được các ca sĩ hát/ đọc lại. Tiểu thuyết sử thi hiện đại đặt

lên hàng đầu những vấn đề lớn liên quan đến số phận của dân tộc và cộng đồng. Cũng vì lẽ đó mà các nhà tiểu thuyết luôn luôn tập trung làm nổi bật những xung đột lớn, cố gắng chỉ ra những xu hướng phát triển của lịch sử. Trong tiểu thuyết sử thi, hiện thực được thể hiện là lịch sử hoành tráng. Góc nhìn đời tư bị thu hẹp, nhường chỗ cho cái nhìn mang tính thời đại. Qui mô tiểu thuyết sử thi thường lớn. Tiểu thuyết sử thi xuất hiện cái nhìn chiêm ngưỡng của nhà văn về dân tộc và cộng đồng. Bởi thế chất giọng cơ bản của tiểu thuyết sử thi là chất giọng anh hùng ca. Đó là bài ca về lịch sử, về những con người mang vóc dáng huyền thoại ngay trong thời hiện đại. Ngôn ngữ tiểu thuyết sử thi góc cạnh, ít tàn nhẫn mà thường trang trọng, thường chen lẫn ngôn ngữ trữ tình thống thiết về hiện thực. Tiểu thuyết mang tính sử thi nó cũng sử dụng những phương thức xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của thể loại tiểu thuyết [27].

Có thể khẳng định: “Tiểu thuyết sử thi là những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết nhưng lấy nội dung lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng chủ yếu là cảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp và con người của dân tộc, của cộng đồng” [27].

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và sự thiết lập chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, văn thơ Cách mạng bí mật bước từ bóng tối ra ánh sáng, trở thành văn học công khai, chính thống; xu hướng tư tưởng thẩm mĩ của nó trở thành chủ đạo, chi phối các bộ phận văn học khác, vừa thu hút vừa loại trừ, lọc chọn để qui các dòng về một hướng, tạo thành một dòng thống nhất, và duy nhất. Ngự trị chủ yếu trong văn học sau 1945 là thể tài lịch sử - dân tộc. Các thể tài đời tư và thể tài thế sự, nếu vẫn còn có mặt ở đây với liều lượng ít nhiều khác nhau. Ở những tác phẩm khác nhau, thì cũng thường chỉ mang ý nghĩa chức năng và luôn luôn phụ thuộc vào mục đích nghệ thuật trung tâm: thể hiện cái ý thức về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, ngợi ca và ghi chép công tích ở thời dựng nước mới vào lịch sử dân tộc. Vị trí chủ đạo của thể tài lịch sử - dân tộc quyết định tính sử thi như một âm hưởng chủ đạo của văn học sau 1945, rõ nhất là văn học dưới chính thể

Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1975) là một nền văn học sử thi [52]. Ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc sống với tâm lý lãng mạn - một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Không có lòng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh.

Cảm hứng sử thi là cảm hứng bao trùm văn học 1945-1975, có thể nói chưa bao giờ các nhà văn lại ý thức được sâu sắc trách nhiệm của mình trước lịch sử như vậy, hàng loạt tiểu thuyết sử thi đã ra đời như Hòn Đất của Anh Đức, Đất nước

đứng lên, Đất Quảng của Nguyên Ngọc, Ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi. Hòa

trong không khí căng thẳng của những ngày chiến đấu gian khổ mà anh dũng ấy, Phùng Quán cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội.

Ở những tác phẩm này, các tác giả đều đi sâu khai thác đề tài chiến tranh và người lính. Họ là những chiến sĩ Cách mạng kiên trung, sẵn sàng hi sinh tính mạng vì sự nghiệp chung. Âm hưởng xuyên suốt những tác phẩm ấy là chủ nghĩa anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn.

Văn học 1945-1975 là nền văn học phong phú trong giọng điệu cũng như bút pháp, và cách tiếp cận hiện thực. Chúng ta bắt gặp dân làng Kông Hoa đứng lên chống giặc trong không khí toàn dân tộc ở Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc hay sự anh dũng kiên cường bất khuất của con người đất mũi Cà Mau trong sáng tác của Anh Đức; không khí đấu tranh anh dũng kiên cường của nhân dân Nam Bộ trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Dân tộc anh hùng đã sản sinh ra những con người anh hùng như anh hùng Núp (Đất nước đứng lên); anh là một

người bình dị nhưng luôn khao khát tự do, mang trong lòng ý chí căm thù giặc, bất khuất kiên cường của sức mạnh Tây Nguyên. Và khi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là phương châm sống của những người phụ nữ Việt Nam, cho nên trong những ngày chiến tranh ác liệt của dân tộc ta, chân dung những người phụ nữ anh

hùng cũng được đề cập đến như chị Sứ (Hòn Đất) ; chị Út Tịch (Người mẹ cầm

súng)- Họ là những người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác nhưng

khi sứ mệnh lịch sử cần đến họ thì ngay lập tức những con người bình thường ấy lại trở thành anh hùng.

Con người gắn bó với quê hương là cảm hứng lâu đời của văn học ta, nhưng chưa bao giờ quan niệm này được biểu hiện tập trung và phổ biến đến thế. Chỉ riêng trong tên tác phẩm, đất nước, con người luôn hòa chung làm một: Đất Quảng của Nguyên Ngọc, Ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi.

Phong cách riêng của Nguyên Ngọc là ông thường viết về những người thật, việc thật và người tốt việc tốt. Nhân vật của Nguyên Ngọc đều bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thật trong cuộc sống chiến đấu của nhân dân mà ông từng tham dự. Nguyên Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về Cách mạng. Ông bám sát các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ chính trị mà tác phẩm vẫn vượt qua được sự minh họa, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Trong tác phẩm viết về kháng chiến, ông ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Năm 1969, Nguyên Ngọc cho ra đời cuốn Đất Quảng tập1. Cuốn sách được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt. Nguyên Ngọc kể về cuộc chiến đấu của những người bám trụ ở vùng ven thành phố Đà Nẵng. Đó cũng là vùng đất hoạt động của ông. Nguyên Ngọc xuống đó không phải để làm một nhà văn đi thực tế mà ông là một người lính chiến, bám trụ thật sự. Đó là một địa bàn khốc liệt. Để bảo vệ khu sân bay và thành phố Đà Nẵng. Với Nguyên Ngọc cuộc sống hiện tại là sự dồn tụ của cả một quá trình từ đau thương đến quật khởi. Cũng chính vì vậy mà ông thường hay nói với bạn đọc về những cuộc lên đường, những cuộc ra đi. Trong tiểu thuyết

Đất Quảng, chị Thắm ra đi với kỉ niệm xoáy sâu: “Một đôi mắt tha thiết và trầm

ngâm của chồng, một tiếng khóc u oa của con trên nề xi măng lạnh ngắt”. “Ông già sông Trúc”- ông già không có tên riêng, mà cả cuộc đời như gắn làm một với lịch sử cha ông; ông già với những đêm không ngủ, để lắng nghe mọi tiếng động dội lên từ lòng đất, và là từ trong sâu thẳm của cuộc đời mình. Cách viết của Nguyên Ngọc

vẫn mang phong cách truyền thống nhưng văn nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo.

Khác với Nguyên Ngọc, khi phản ánh hiện thực của cuộc chiến tranh nhân dân, ở mảng tiểu thuyết, Nguyễn Thi lại tập trung vào vấn đề nông dân và ruộng đất. Trong cuốn tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa, tác giả phản ánh mâu thuẫn gay gắt của người nông dân miền Nam với bọn địa chủ và tay sai mới của Mỹ ngụy. Nhà văn đã nêu được một số vấn đề cũ trong hoàn cảnh mới. Nhưng một đặc điểm dễ nhận thấy đó là cách nhìn nhận người nông dân ở giai đoạn này có nét khác biệt cơ bản so với cách nhìn nhận về người nông dân trong văn học giai đoạn trước. Đó là người nông dân sống trong cảnh o ép, ngột ngạt, bức bách như muốn báo hiệu cho “cơn giông” Cách mạng sắp sửa nổ ra. Nhân vật chính là ông Tư Trầm một người nông dân nghèo khổ, sống cuộc đời tha phương cầu thực. Sau hiệp định Giơnevơ, ông được Cách mạng chia cho năm công đất. Nhưng rồi Mỹ thay chân Pháp, bọn tay sai mới nổi lên, ông lại bị bọn đại diện Hiếm, cảnh sát Âu cấu kết với bọn địa chủ Ba sồi mưu cướp đất của ông, đe dọa cuộc sống gia đình ông. Đây là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân bị đàn áp bóc lột. Cuộc đấu tranh diễn ra giữa hai lực lượng, một bên là những người nông dân bảo vệ đất, và bảo vệ Cách mạng và bên kia là bọn tay sai hung hăng hãnh tiến đón chủ mới với nhiều thủ đoạn nham hiểm. Vấn đề nông dân và ruộng đất sau Hiệp định Giơnevơ đã trở thành một vấn đề nóng bỏng thôi thúc, cuốn hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Và đặc biệt ở Nguyễn Thi, qua ngòi bút của nhà văn, nhân vật người nông dân xuất hiện trong hoàn cảnh có tính chất điển hình. Lòng căm thù bọn ác ôn rừng rực cháy trong tâm can ông khi chứng kiến cảnh cướp đoạt ruộng đất của người nông dân một cách trắng trợn của kẻ thù. Vợ ông lại bị bắt vì bà đang đi đến nhà ông Hai Khê, thăm vợ Hai Khê vừa mới sinh trong lúc chồng chị bị bắt đi học tố cộng. Trước sự trâng tráo, lộng quyền của bọn tay sai, người nông dân không thể đứng nhìn, không thể cam chịu. Trái lại họ đã căm thù và dồn nén sức mạnh thành một khối lớn để chuẩn bị bước

vào không khí của sự đấu tranh. Đấu tranh là con đường duy nhất giúp họ tìm lại nhừng gì đã mất, những cái chính đáng của mình.

Nguyễn Thi viết rất ít, vài tùy bút, mươi truyện ngắn, một truyện vừa hoàn chỉnh, vài phác thảo ký, tiểu thuyết còn dở dang. Thế nhưng, đọc tác phẩm của ông, ta cảm thấy một nỗi xôn xao, day dứt về “những điều trông thấy” và cũng xôn xao không kém là sức dội, tiếng vang của cuộc đời ấy, trong chính tâm hồn mình. Một nhận thức và từ đó, một xúc động cùng đến và ở lại đấy, nơi sâu thẳm của tâm hồn mình, không nhòa đi, không rời bỏ được, đó là cái làm nên sức hấp dẫn đặc biệt trong những trang văn Nguyễn Thi. Nổi bật hơn nhiều nhà văn, Nguyễn Thi không e ngại đi vào những xung đột dữ dội, không trốn tránh việc mô tả bộ mặt kẻ thù. Những mâu thuẫn, những giao tranh, những trái ngược luôn được ông dồn đẩy đến một cái thế tức bí nhất, khiến cho người đọc không sao yên được. Với Nguyễn Thi, cuộc sống là bao nhiêu đường mối, đường mạch xô đẩy, quấn quýt, xen cài chằng chịt vào nhau, bổ sung cho nhau, tương phản lẫn nhau. Những người dân “bảng đen” như ông Tư Trầm, chị Hai Khê mà cả một bộ máy khổng lồ của Mỹ ngụy với súng gươm tách họ ra vẫn cứ xô dạt, nương tựa được vào nhau. Còn những thế lực thống trị như đại diện Hiếm, cảnh sát Âu, Ba Kì, Ba Sồi, Hai Mật…vừa nhâng nháo trở về trên bà tiệc, ngồi bên nhau, bàn tính cùng nhau cách làm ăn, từ việc “xây nhà tôn, mua ghe máy” đến việc cướp từng quả đu đủ, lận từng đồng của người dân lương thiện, trong cái “hồi buổi làm chơi ăn thiệt”này lại sẵn sàng lừa miếng nhau, thọc gậy vào lưng nhau. Một cuộc sống mà “miếng ăn ngay thẳng thì phải làm trong cảnh tối tăm, còn của cướp thì chúng mặc sức là phơi phới giữa ban ngày như phơi áo”, mà mỗi người đều phải có một cái tai riêng để nghe chuyện”, “có thêm một cặp mắt để nhìn cho thấu những sự việc con mắt thường không thấy và thêm một cái miệng nữa để bàn những việc mà thông thường không nói được”… Nguyễn Thi nói với chúng ta, hạnh phúc đã đến với con người trong đấu tranh. Cái bình thường đã được nâng lên thành tầm vóc anh hùng, và người anh hùng đã trở thành người bình thường, tự nhiên như đời sống vậy. Đó chỉ là một chuyện ở một xã

trong Ở xã Trung Nghĩa, nhưng là qua một xã để thấy sự kết tinh tất cả cái oi ngột dữ dội nén lặng của miền Nam trong thế kìm kẹp của Mỹ ngụy. Lúc này kẻ thù còn đang trong cơn vênh vang đắc thắng: tòa trụ sở hội đồng được sửa sang, khu trù mật đang được khởi công, chiếc mô tô của cảnh sát Âu và chiếc xe đạp của đại diện Hiếm đều đặn đi về… Nhưng chính cái lúc tưởng lặng lẽ nhất ấy, cũng lại là lúc trời sắp nổi bão lên rồi. Bão bên trong. Thiên truyện dừng lại ở cái phút im lặng ấy, vào cái điểm “mắt bão ấy”.

Thể hiện cuộc sống trong mọi màu sắc, âm điệu, cung bậc khác nhau của nó, đó là nét đặc sắc trong tài năng, trong phong cách Nguyễn Thi. Cho nên nói về Nguyễn Thi là nói về một cuộc sống rất mực dữ dội bên cạnh một chiều sâu êm dịu, lặng lẽ của tâm tình; nói về sự phong phú của một chất thơ trong suốt bên cạnh cái bộn bề, hùng tráng của sử thi… Giữa những tình huống đang bị dồn nén đến mức bi đát nhất như trong Ở xã Trung Nghĩa, vẫn không ít những cảnh ngộ khiến cho ta bật cười, cái cười vừa như ngọn roi đập vào mặt kẻ thù, vừa làm cho con người trong cuộc khoan khoái trở lại, có thêm sức để đi tiếp con đường đi còn rất lắm chông gai.

Nếu Nguyên Ngọc có Đất nước đứng lên, Đất Quảng; Nguyễn Thi có Ở xã

Trung Nghĩa thì Phùng Quán có tiểu thuyết Vượt Côn Đảo, và Tuổi thơ dữ dội. Ba

nhà văn cùng xuất hiện trong văn đàn Cách mạng, họ là nhà văn đồng thời là những chiến sĩ nhưng Phùng Quán không may mắn như Nguyên Ngọc và Nguyễn Thi vì ông tham gia nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Cuộc đời của ông lắm gian nan thăng trầm nhưng lúc nào ông cũng thể hiện sự nhất quán trong lý tưởng sống, lý tưởng sáng tạo của nhà văn- người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Và trong những tác phẩm của mình, Phùng Quán luôn thể hiện sự nhất quán trong quan điểm sáng tác. Khác với Nguyên Ngọc và Nguyễn Thi, Phùng Quán lấy cảm hứng sáng tác từ chính cuộc đời mình. Những trang văn của Phùng Quán mang đậm chất tự truyện. Ông viết về chiến tranh và người lính với cái nhìn nhiều chiều có cả những góc khuất. Nhân vật của ông vừa có hình dáng bên ngoài vừa có

đời sống nội tâm phong phú. Đặc biệt khi ông hướng ngòi bút của mình vào những thiếu niên anh hùng, ông đã nâng niu chúng như nâng niu tuổi thơ của chính mình. Ông đã hiểu và đồng cảm với những nỗi đau và mất mát mà những đứa trẻ ấy phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng tất cả chỉ là mục đích để ông ca ngợi lòng quả cảm, nghị lực sống và sự hi sinh quên mình của những đứa trẻ ấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán thể hiện rõ nhất trong hệ

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 42)