Tô đậm tính lý tưởng trong hành động, phát ngôn và cái chết nhân vật

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tô đậm tính lý tưởng trong hành động, phát ngôn và cái chết nhân vật

không phải trên mặt trận mà sự đấu tranh với cái bụng đói đang “reo” trong Lượm, một cậu bé vừa bị tra tấn và bỏ đói hàng mấy ngày trời. Đối với các chiến sĩ lớn tuổi, từng trải hơn, sẽ hiểu ra ngay đó chỉ là cách mua chuộc dụ dỗ của kẻ thù. Nó còn đáng sợ và nguy hiểm hơn những đòn tra tấn man rợ. Nhưng Lượm mới mười bốn tuổi, lần đầu tiên rơi vào nanh vuốt bọn giặc không hoang mang sao được, lòng em phút chốc như mềm đi. Em nhìn ly sữa ca cao, ổ mì trắng nhồi chả no căng, mà thèm đến cháy ruột, cháy gan “Hay là mình cứ ăn đại đi, miễn là mình cứ giữ vững, không khai báo chi với hắn”… Bỗng em vụt nhớ một hôm anh thợ máy rửa chân cho em bằng nước muối và rủ rỉ: “ Em ạ… Kể ra nó đánh em đến nước ni thì cũng khốn nạn thật. Nhưng có những thằng mật thám không đánh đập chi hết, ăn nói cứ ngọt xớt mới là những thằng nguy hiểm gớm ghiếc”. Câu nói như một lời chỉ giáo cách mạng đúng lúc, kịp thời nâng đỡ người chiến sĩ nhỏ dại của mình, phải chiến đấu đơn độc giữa hang ổ giặc.

2.2.2. Tô đậm tính lý tưởng trong hành động, phát ngôn và cái chết nhânvật vật

Tính lý tưởng là một khái niệm thuộc phạm trù của lý luận văn học nhằm thể hiện cái nhìn chiêm ngưỡng, ngợi ca của nhà văn đối với hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm mang tính cách cao cả, phi thường. Họ đều sẵn sàng hi sinh cuộc sống cá nhân để đổi lại sự bình yêu cho mọi người.

Với cảm hứng sử thi bao trùm, văn học 1945-1975 chủ yếu hướng tới cái cao cả, đẹp đẽ siêu phàm. Nhân vật trong các tiểu thuyết sử thi được xây dựng theo tính

nhất quán, đẹp cả tính cách lẫn tâm hồn. Nằm trong mạch cảm hứng ấy, nhân vật trong tiểu thuyết của Phùng Quán có phẩm chất trong sáng, đẹp từ hành động, phát ngôn và đến cả cái chết. Họ đều sẵn sàng hi sinh cuộc sống riêng để đổi lại sự tự do đồng đội của mình. Trong tiểu thuyết Vượt Côn Đảo, nhân vật người anh hùng mang một vẻ đẹp chân chất mộc mạc, lời nói của họ rất giản dị chân thành. Còn đến Tuổi thơ dữ dội, nhân vật người anh hùng lại tỏa sáng trong chiều sâu nhận thức và hành động vì hầu hết các em được đào tạo, được chỉnh đốn nhiều. Để làm công việc tình báo, Lượm, Tư dát đã được chỉ huy giảng giải cẩn thận công tác cũng như nghiệp vụ tình báo. Để làm tốt công việc trinh sát Mừng, Vịnh - sưa phải qua một lớp huấn luyện: trèo cây, bơi lội cũng như cách ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong Vượt Côn Đảo, Phùng Quán tập trung khắc họa các hành động mang tính tự phát của nhân vật nhưng vì mục đích cao đẹp, khi đến bước đường cùng họ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình một cách không do dự vì tập thể, vì tương lai. Mỗi nhân vật có hành động việc làm riêng vì một mục đích nhất định. Bổn hi sinh vì không muốn anh em của mình bị tra tấn đánh đập, cái chết của Bổn như lời đe dọa bọn lính: “Chúng mày đừng lầm! Chúng tao là chiến sĩ cách mạng, đã nói là làm. Chúng tao sợ chết, chúng tao đã không vượt đảo. Chúng mày hãy mở mắt mà xem”.

Lượm là một thành viên của tổ tình báo thuộc trung đoàn Trần Cao Vân, em đã lập được nhiều chiến công. Bao nhiêu truyền đơn, báo Giết giặc đều do một tay em đưa về Huế. Trận đánh đồn Hộ Thành, Lượm đã tham gia tích cực vào việc dán hàng nghìn tờ đơn. Khi bị tên mật thám Nguyễn Trì bắt, Lượm đã cố ngoái mặt về phía cầu Bao Vinh, quát to để cho Tư - dát nếu có ở đó có thể chạt thoát. Sợ bị rơi mấy trăm tờ đơn vào tay bọn mật thám, Lượm là như bị trói quá đau, thả nhẹ xâu bánh tét xuống đường. Em dạng hai chân như muốn che khuất để một người nào đó tưởng bánh thật, lén xách đi. Nhưng Nguyễn Trì đã cúi ngay xuống, xách xâu bánh lên. Nhẹ bưng. Hắn mở lạt tháo tung ra một đòn. Cả trăm tờ truyền đơn đổ xuống

mặt đường, trắng xóa. Những người đứng xem dạt hết ra xung quanh, một vài người cúi lén nhặt. Nguyễn Trì liếc đọc qua một tờ. Cái bản mặt hắn tối sầm lại vì căm tức. Hắn đấm liên tiếp vào mặt Lượm. Em bị giải đến phòng tạm giam của ty mật thám An ninh. Khi Lượm bị đưa đi hỏi cung, mọi người trong phòng giam đều nghĩ rằng sắp phải nghe tiếng hét đau đớn, tiếng van khóc thương tâm của chú bé đang cái tuổi chơi bi, chơi đáo vì bị búa đinh dần vào mắt cá chân, bị roi da xé tước thịt, bị thúc đầu gối vào ngực, vào bụng cho đến trào máu. Nhưng mọi người như bị hẫng. Họ không nghe tiếng chú bé kêu la. Chỉ nghe tiếng quát hỏi, gầm rít hung tợn của tên võ sĩ Năm ngựa. Lúc nào cũng vậy, hễ mỗi lần có mặt bọn An ninh, Bảo vệ quân thì dù đang vừa mới bị đòn thừa sống thiếu chết, hoặc đang lo buồn đến muốn khóc òa, em cũng cố làm ra vẻ mặt tươi tỉnh, cười cợt, có khi còn chụm môi huýt sáo. Lòng kiêu hãnh của người chiến sĩ cộng với tính tự ái của con nít. Lượm muốn tỏ cho chúng biết “Tau coi khinh những trận đòn xé thịt, coi khinh nhà giam súng ống, khóa xích… của bọn bay.

Trong Vượt Côn Đảo, khi miêu tả tính cách của nhân vật, Phùng Quán có xen một vài phát ngôn của họ; các phát ngôn này nó là điểm nhấn cho những hành động về sau. Vì nhân vật trong Vượt Côn Đảo thống nhất về tính cách, đẹp trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động: Bằng vạch mũi tên tấn công rành rọt cẩn thận như một sĩ quan tham mưu. Cuối cùng kế hoạch nào anh cũng kết luận: “Chết sống gì cũng cần phải đánh, ở đây rồi cũng chết dần chết mòn mà thôi”. Trước sự tra tấn dã man của giặc, Bằng ngồi dậy, khóc nấc lên uất ức: “Tôi ở bộ đội, sống với đồng bào vùng tạm chiếm ngay cả trong vòng đai trắng, tôi đã thấy nhiều cảnh tàn sát dã man của giặc, nhưng ra đến đây thấy giặc nó còn đầy đọa anh em mình gấp trăm, gấp nghìn, tôi thấy mình là quân đội nhân dân, đã thề là chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nhân dân, không thể thấy thế này mà nhắm mắt ngồi yên”. Để rồi sau này, khi Bằng ngồi trên thuyền vượt Côn Đảo để về đất liền, vì thuyền bị bục vải, nước tràn vào nhiều quá nên chỉ huy cần năm người hi sinh để cho thuyền khỏi bị đắm, Bằng đã xung phong. Sự hi sinh của Bằng giữa biển khơi để đem lại sự

sống cho mọi người. Niềm tự hào mình là một Đảng viên đã thôi thúc làm cho Bằng trở nên hết sức dũng cảm, có hành động cao đẹp vô cùng. Trước lúc chết anh còn hô to: “Đảng lao động Việt Nam!”. Bên cạnh chân dung nhân vật Bằng là Bổn. Giữa làn sóng phẫn nộ của tù nhân Côn Đảo, Bổn nói: “Kẻ thù đã cướp mất tự do của chúng ta, đẩy chúng ta ra bể khơi, không cho chúng ta thấy Tổ quốc, thấy đồng bào nữa, giết dần giết mòn trong những căn nhà như địa ngục này. Nhưng chúng nó không thể cướp mất ý chí gang thép của chúng ta, tôi đề nghị phải tổ chức chiến đấu, dù có hi sinh cũng đánh, giải phóng cho anh em thoát khỏi gông xiềng của đế quốc. Chúng ta phải trở về gặp Tổ quốc, không thể ở đây một giờ phút nào nữa”. Cuộc vượt đảo không thành, anh em tù nhân Côn Đảo bị bọn lính ập đến bao vây, liền chạy hết lên đỉnh núi, trước mặt họ là vực sâu hơn trăm thước. Để uy hiếp bọn lính nhằm che chở cho anh em Côn Đảo khỏi bị những đòn roi tra tấn tàn bạo, Bổn đã chọn cái chết thật đau đớn. Anh lao đầu xuống vực, xác anh vụn tan, máu đỏ đổ nhòa lòng vực. Một sự hi sinh thật lớn lao.

Ở Tuổi thơ dữ dội, các nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả bồi đắp thêm tính cách thông qua lời nói, hành động, bởi chỉ có lời nói và hành động cụ thể, nhân vật mới có chiều sâu nội tâm. Quỳnh là con trai út độc nhất của Phó tổng trấn Trung kì, em tình nguyện tham gia kháng chiến. Khi Phó Tổng trấn Trung kì gửi thư xin cho em được về thành phố Huế, kèm theo một số đồ lề. Quỳnh dửng dưng lướt nhìn đống đồ lề. Gương mặt thơ ngây của em vụt tối và đanh lại, em nói với bà vú giọng nghẹn ngào đau đớn: “Em nghe chuyện ba, em rất xấu hổ. Tội của ba với kháng chiến to lắm. Mà em còn nhỏ quá, em không đủ sức để chuộc được tội cho ba… Nói với mạ em, ở đây em chẳng cần chi hết. Em chỉ cần tiếng tốt của ba, của mạ, của gia đình thôi… Nước Thụy Sĩ làm chi có Sông Ô Lâu…”. Quỳnh cầm lấy bản nhạc viết sau tờ đơn thuốc, đọc lại một lần, rồi rút mẩu bút chì trong túi áo, sửa lại một vài chỗ. Em ký tên dưới bản nhạc, trao cho o Hường “chị nói với ba mạ là thơ của thằng Quỳnh gửi cho ba mạ đó”. Gương mặt em vụt trở lên xanh lét, cả hai vành tai cũng xanh. Em gần như cúi gập người để chống chọi với cơn sốt lúc này

đang tràn ngập cơ thể em. Như có một sức mạnh ghê gớm từ bên trong thúc đẩy, em vụt ngồi thẳng dậy, rướn người lên hết sức như sợi dây đàn lên đến cung bậc cao nhất mà nó có thể lên. Trông dáng điệu em lúc này sao mà giống hệt con sơn ca sắp vỗ cánh bay thẳng vút lên bầu trời! Và hết sức bất ngờ, em bỗng cất tiếng hát. Em hát chính bài hát của em, Sông Ô Lâu Kháng chiến. Mọi người đứng lặng sững sờ, kinh ngạc nhìn em. Cặp mắt em mở to sáng long lanh như có lửa cháy bên trong. Mọi người đều có cảm giác là không phải chỉ miệng em hát mà cả con người em, từ mái tóc tơ bù rối, vầng trán trắng xanh như cẩm thạch, cái cổ gầy nhẵng như cổ gà con… Vừa hát hết câu thứ nhất:

Sông Ô Lâu ngân nga soi núi biếc chập chùng Soi đoàn quân quyết tử hiên ngang…

cả gương mặt em đã chan hòa nước mắt. Cả những dòng nước mắt sáng lòa, đầm đìa trên hai má em cũng đang hát! Khi hát đến hai câu cuối cùng:

Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau

Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu…

Toàn thân em run bắn. Cặp mắt mở to bỗng dại đi. ánh lửa cảm hứng rực sáng trong đáy mắt em vụt tắt ngấm như một ánh chớp. Và em ngã nhào từ trên sạp nằm xuống đất, bất ngờ đến nỗi không ai kịp đưa tay ra đỡ. Một dòng máu đỏ gắt từ trong miệng trào ra, giàn giụa trên vành môi mở he hé của em. Đó là một cái chết lạ lùng, đột ngột, dữ dội của người chiến sĩ mới mười ba tuổi. Mới mười ba tuổi đời nhưng suy nghĩ của em, lời nói của em dường như ẩn chứa một tầm suy nghĩ chín chắn mà sâu sắc biết nhường nào.

Khi bị nghi oan là gián điệp Mừng đau đớn vô cùng, em cố thanh minh với mọi người nhưng chẳng ai tin em. Bom đạn dội xuống đầu em cũng không bằng bị nghi là Việt gian (…). Nhưng khi chạy đến chân đài quan sát Cây Quao, quang cảnh ở đây thật kinh hoàng dữ dội, năm xác người. Ba xác là bạn Châu, Hiền, Hòa đen và hai anh lớn. Tất cả áo quần của năm người đều ướt sũng máu. Châu sém bị trúng đạn đum đum, bụng mở phanh. Hiền bị đạn vào ngực. Hòa đen bị mảnh bom

giập nát vì ngã nhào từ trên ngọn cây chót vót xuống đất. Em nhìn trật sang cái thang tre, thấy đội trưởng nằm dựa đầu vào nấc thang cuối cùng, và chỉ còn một cánh tay. Hình như anh vừa đặt chân leo lên thang thì bị trúng đạn. Mừng chạy xô lại, áp tai vào ngực đội trưởng thấy tim anh vẫn còn thoi thóp đập. Em túm tóc mai anh giật giật, lay gọi anh. Anh hồi tỉnh, mở bừng mắt nhìn em đăm đăm (…). Tiếng chuông điện thoại từ trên ngọn cây vẫn leng keng dội xuống từng hồi, hối thúc, cấp bách… Cặp mắt đội trưởng vụt sáng lên mừng rỡ. Anh ra lệnh cho Mừng leo lên cây cầm ống nghe và báo cáo với Trung đoàn trưởng. Đội trưởng chưa kịp nghe Mừng trả lời thì đã ngất đi mê man… Mừng vùng đứng ngay dậy, tất cả vẻ ủ rũ, tuyệt vọng trên toàn bộ con người em, thoát biến mất. Em lúc này đã trở lại tư thế quyết liệt của người chiến sĩ quyết tử… Một tiếng nổ làm rung cả ngọn núi, tiếp đó là hàng trăm tiếng nổ tiếp theo như sấm sét, trùm lấy cả tiếng máy bay, tiếng đại bác giặc. Mừng bị thương nặng nhưng cũng cố nói với Trung đoàn trưởng: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Lời cầu xin khẩn thiết cuối cùng của người chiến sĩ thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi đời, yếu ớt và nhỏ gần như một hơi thở, nhưng trong khoảnh khắc ấy đã chìm lấp cả tiếng bom đạn giặc, và cả tiếng sấm rền của trận địa mìn. Như vậy, niềm cầu xin khẩn thiết bấy lâu nay không ai nghe giờ phút này chính là lúc em khẳng định nó. Và đó là bản chất anh hùng của một chiến sĩ Vệ quốc Đoàn, trước sau như một.

Để khắc họa thành công chân dung và tính cách những con người anh hùng của thời đại, Phùng Quán đã sử dụng rất linh hoạt bút pháp lãng mạn hóa, lý tưởng hóa. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Lý tưởng hóa là một trong những phương pháp khái quát hóa của nghệ thuật, nhấn mạnh tối đa các giá trị tích cực hoặc các mặt tiêu cực của thực tại. Trong thực tiễn sáng tác, đôi khi lý tưởng hóa được đan bện với điển hình hóa, nhưng thường thường thiên về việc đề cao các đối tượng tích cực, trình bày nó trong sự phấn hứng, đề cao nó lên thành mẫu chuẩn thành lý tưởng, gán cho nó một diện mạo hoàn thiện…”[23,123]. Đặc biệt, qua chân dung những nhân vật thiếu niên trong

Tuổi thơ dữ dội, chúng ta thấy thấp thoáng hình bóng cậu bé Bê (Phùng Quán lúc

nhỏ) trốn mẹ tham gia Vệ Quốc Đoàn. Chúng mới chỉ là những cậu bé đang ở tuổi ham chơi nhưng đã tự nguyện góp công lao nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Chứng tỏ từ trong sâu thẳm, nhân dân Huế - những ngày kháng chiến chống Pháp, luôn ấp ủ một lòng yêu nước nồng nàn và sự nhiệt thành Cách mạng. Lòng yêu nước và sự nhiệt thành Cách mạng ấy đã trở thành một sợi dây xuyên suốt toàn bộ Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Điều dễ hiểu là những yếu tố tiểu sử và những trải nghiệm Cách mạng của người lính Cách mạng Phùng Quán đã được nghệ thuật hóa, tiểu thuyết hóa. Vì vậy, bên cạnh những dáng nét phi thường, khác thường, chân dung những người anh hùng nhỏ tuổi còn hiện lên với những đặc điểm tâm lí lứa tuổi hết sức hồn nhiên, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Chẳng hạn, khi mô tả phản ứng của các em khi về lại nội thành Huế: “Con sông Hương thân thiết xanh ngăn ngắt hiện ra trước mắt, mờ ảo trong màn mưa bụi như bột rây. Hai nhịp cầu Tràng Tiền chính giữa bị chặt đứt, gục xuống sông, sắt cầu vặn xoắn vỏ đỗ. Cả đội tự nhiên đi chậm lại. Em nào cũng cố nhón chân, nghểnh cổ nhìn cái cầu thân quen gãy gục. Các em đều tặc lưỡi xuýt xoa nhưng không phải vì tiếc chiếc cầu đẹp bị phá hủy. Các em chỉ trầm trồ thán phục sức mạnh trái bom đã

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w