7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2.1. Tổ chức cốt truyện
Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật, cốt truyện đóng vai trò quan trọng. Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và phát triển của tính cách nhân vật. Trong cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm cũng như những yếu tố khác, cốt truyện đã trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn học. Nghiên cứu sự vân động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển đổi của tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và trong thể tự sự nói chung có những cách thể hiện khác nhau. Trong một số tiểu thuyết trước đây, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn. Theo các tiểu thuyết gia của trào lưu tiểu thuyết mới (Pháp) thì càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm: “cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [40, 227]. Sự thâm nhập của các thể loại khác vào tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện. Tiểu thuyết có thể chứa trong chính nó: nhật kí, chuyện kể, thơ, thư từ,
huyền thoại, điển cố, điển tích. Những hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn.
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Những bộ tiểu thuyết lớn đòi hỏi nhà văn phải có những cố gắng vượt bậc trong việc xây dựng cốt truyện và kết cấu của tác phẩm. Tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thường kết cấu theo lối đơn tuyến, xây dựng trên một chuỗi biến cố nhất định. Cốt truyện thường xoay quanh lịch sử một con người (Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan), một gia đình (Giông Tố – Vũ Trọng Phụng). Trong Vượt Côn Đảo, Phùng Quán dường như chưa chú ý
nhiều đến cốt truyện nên cốt truyện đơn sơ, hầu như không có chuyện, ít tình tiết phức tạp, éo le, ít xung đột gay gắt. Cốt truyện chỉ xoay quanh các chuyến vượt ngục của tù nhân Côn Đảo và sự hi sinh của những người anh hùng trong những chuyến vượt ngục ấy. Kết cấu còn đơn giản và dường như theo kết cấu truyền thống. Nhưng đến Tuổi thơ dữ dội cách kết cấu có phần phức tạp hơn nhiều vì tác phẩm bao gồm nhiều tuyến, nhiều bình diện khác nhau. Trong Tuổi thơ dữ dội, ta
thấy những tuyến cá nhân và những tuyến lịch sử đan chéo nhau; các cảnh thành phố, chiến khu đan chéo nhau.
Hướng vận động của cốt truyện trong Vượt Côn Đảo là từ hiện tại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hi sinh đến niềm vui chiến thắng, từ nô lệ xiềng xích đến độc lập tự do “Sáng hôm nay nắng đẹp hơn tất cả hôm nào, chim hót, hoa nở. Một chiếc tàu ra đón 123 người chiến sĩ gang thép trả về cho Tổ quốc Việt Nam. Anh em cười, reo, nhảy múa, hoan hô, tưởng gần như hóa điên!”. Con người được đoàn tụ với gia đình: Du chưa kịp nghĩ gì thêm nữa thì một chị mặc áo màu nâu, giọng nửa Bắc nửa Nam “Nhờ anh đỡ hộ xắc cho em với”. Du đưa tay đỡ cái xắc vải trắng có thêu đôi chim bồ câu chụm đầu vào nhau và một tay với xuống dìu chị lên. Chị ngước cặp mắt to đen ánh như hạt nhãn, nhìn Du và định
nói “cám ơn đồng chí”. Chị bỗng đứng sững, tay run run, môi mấp máy không ra tiếng “Anh Du”. Chị Thê đứng cạnh chồng âu yếm, vui sướng như một đôi vợ chồng mới cưới.
Cốt truyện với những sự kiện, biến cố và tình huống trở thành cái khung chi phối phần lớn tính cách nhân vật trong Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội.