Quan điểm phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 132 - 135)

thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam

Do khiếu kiện hành chính là quyền trung tâm trong nhóm quyền hành chính - chính trị của đối tượng quản lí hành chính nhà nước; thẩm quyền giải quyết khiếu

nại hành chính được xác lập trên cơ sở quyền hành pháp, theo phương châm: dùng quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp; thẩm quyền xét xử hành chính

được xác lập trên cơ sở phân biệt quyền tư pháp với quyền hành pháp, theo phương

châm: dùng quyền tư pháp để kiểm soát quyền hành pháp, nên phân định thẩm

quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính có liên quan mật thiết tới sự ổn định của chế độ chính trị, quan điểm về tổ chức thực hiện

quyền lực nhà nước và quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Từ những lí do này mà việc khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả của phân định thẩm quyền giải

quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam hiện nay

cần được tiến hành trên cơ sở các quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính ở Việt Nam cần được tiến hành trên cơ sở chủ trương, quan điểm về giải quyết tranh chấp hành chính đã được ghi nhận trong các nghị

quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 49-NQ/TW; Nghị quyết

17-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra (sau

đây viết tắt là Kết luận 79-KL/TW).

Thứ hai, chế định pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính là nội dung trọng tâm của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; chế định pháp

luật về thẩm quyền xét xử hành chính là nội dung trọng tâm của pháp luật tố tụng

hành chính. Do đó, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính ở Việt Nam cần được tiến hành trên cơ sở những căn cứ lí

luận và thực tiễn đầy đủ, nhằm bảo đảm phát huy triệt để những ưu điểm, hạn chế

tối đa những nhược điểm của phương thức giải quyết khiếu nại hành chính và

Thứ ba, do thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử

hành chính đều có nội dung là việc sử dụng quyền lực nhà nước (quyền hành pháp hay quyền tư pháp) để giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh do việc thực

thi quyền hành pháp, nên việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính cần được tiến hành trên cơ sở những quan điểm chung nhằm bảo đảm tính thống nhất của công tác giải quyết tranh chấp hành chính, bảo đảm các yêu cầu về tổ chức lao động quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Thứ tư, do thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử

hành chính chỉ được thực hiện theo yêu cầu khiếu kiện hành chính của cá nhân, tổ

chức để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước sự xâm phạm của việc thực thi

quyền hành pháp, nên việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính cần đáp ứng hài hoà nhu cầu khiếu kiện hành chính trong xã hội, phù hợp với thực trạng của nền hành chính quốc gia và khả năng

thực tế của hệ thống toà án ở Việt Nam.

Thứ năm, giải quyết khiếu nại hành chính và xét xử hành chính là những phương thức bảo đảm tính pháp quyền và nâng cao hiệu quả của quản lí hành chính

nhà nước, nên việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính cần được tiến hành trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các phương thức khác của cơ chế kiểm tra, giám sát đối với quản lí hành chính nhà nước, như: phương thức giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; phương thức thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước; phương thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiểm tra của tổ chức xã hội và phương thức thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ sáu, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính ở Việt Nam hiện nay cần được tiến hành trong điều kiện

vận hành song song hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính (giải quyết

khiếu nại hành chính và xét xử hành chính) trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm về tổ

chức và hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính ở các nước tiên tiến

trên thế giới.

Như đã nêu tại các mục 1.2.2 và 2.1.2 của Luận án, đa dạng hoá về phương thức

giải quyết tranh chấp hành chính là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới.

Tuy vậy, Việt Nam chưa nên thiết lập cơ quan tài phán hành chính hay cơ quan

trung gian hoà giải hành chính trong giai đoạn hiện nay, vì một số lí do sau:

Một là các phương thức giải quyết tranh chấp hành chính bằng cơ quan tài

phán hành chính và bằng cơ quan trung gian hoà giải hành chính chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi mà phương thức giải quyết khiếu nại hành chính và phương

Sở dĩ như vậy là vì hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính nói

chung và đa dạng hoá các phương thức giải quyết tranh chấp hành chính nói riêng là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Trong đó, việc thiết lập những phương thức mới để giải quyết tranh chấp hành chính cần được tiến hành chính ở những giai đoạn

thích hợp nhằm khắc phục những nhược điểm vốn có của các phương thức giải

quyết tranh chấp hành chính hiện có. Qua tham khảo các công trình nghiên cứu,

thực tế tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, xét xử hành chính ở

Việt Nam, cho thấy các phương thức này còn nhiều nhược điểm cần được khắc

phục và có thể khắc phục được mà không cần thiết lập thêm các phương thức khác để giải quyết tranh chấp hành chính. Việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính, cơ

quan trung gian hoà giải hành chính để giải quyết tranh chấp hành chính trong điều

kiện các nhược điểm không vốn có của phương thức giải quyết khiếu nại hành

chính, phương thức xét xử hành chính chưa được nhận diện và khắc phục không chỉ

là việc làm "nóng vội" mà còn làm cho bộ máy các cơ quan giải quyết tranh chấp

hành chính thêm kồng kềnh, đi ngược lại quan điểm tinh gọn bộ máy cơ quan nhà

nước ở Việt Nam hiện nay.

Hai là do nền hành chính ở Việt Nam chậm đổi mới, còn nhiều hạn chế, nên việc thiết lập thêm các phương thức giải quyết tranh chấp hành chính sẽ tạo ra cú

"sốc" đối với nền hành chính quốc gia và ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả của phương thức giải quyết khiếu nại hành chính và phương thức xét xử hành chính

đang được đổi mới và từng bước hoàn thiện.

Thực tiễn vận hành song song phương thức giải quyết khiếu nại hành chính và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương thức xét xử hành chính ở Việt Nam hiện nay cho thấy việc phân định thẩm

quyền giữa hai phương thức này đã và đang là vấn đề phức tạp; người dân còn lúng túng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính; các cơ quan nhà nước còn đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp hành chính cho nhau thì chắc chắn tình trạng này sẽ trầm trọng hơn khi thiết lập thêm các phương thức mới để giải quyết tranh chấp hành chính. Bên cạnh đó, việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính, cơ quan trung gian hoà giải hành chính với những ưu điểm như đã nêu tại các mục 2.1.2.3 và 2.1.2.4 của Luận án, có khả năng làm giảm phạm vi thực hiện

thẩm quyền và hiệu lực giải quyết tranh chấp hành chính của các phương thức giải

quyết khiếu nại hành chính và xét xử hành chính. Đơn cử, việc giải quyết tranh chấp

hành chính của Hội đồng cạnh tranh (mô hình cơ quan tài phán hành chính thí điểm ở Việt Nam) đã làm vô hiệu thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh, thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân

giải quyết tranh chấp hành chính có liên quan đến loại quyết định này thêm phức

tạp như đã nêu tại mục 3.1 của Luận án.

Ba là để thiết lập và vận hành có hiệu quả các phương thức giải quyết tranh chấp hành chính mới thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về phương diện lí luận; về tổ

chức nhân sự; về cơ sở vật chất; đặc biệt là về nhận thức, ý thức trách nhiệm của

cán bộ, công chức và nhân dân về khiếu kiện và giải quyết tranh chấp hành chính. Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa được chuẩn bị đủ các điều kiện này.

4.2. Giải pháp phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 132 - 135)