Thụ lí khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 26 - 27)

Nhìn chung, các công trình không nghiên cứu toàn diện các nội dung của thụ lí

khiếu nại hành chính mà chủ yếu đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật về điều

kiện và hình thức của khiếu nại hành chính với tư cách là một bộ phận của điều kiện

thụ lí khiếu nại hành chính, cụ thể:

Thứ nhất, nhiều công trình đưa ra quan điểm tăng thêm thời hiệu khiếu nại

hành chính [29, tr. 162] và quy định lại thời điểm bắt đầu tính thời hiệu này theo

hướng có lợi cho người khiếu nại - kể từ ngày có căn cứ để xác định rằng người

khiếu nại biết được có hành vi hành chính [23, tr. 55]; kể từ ngày cá nhân, tổ chức

biết đến quyết định hành chính, hành vi hành chính [91, tr. 175]. Ngược lại, có công

trình đưa ra quan điểm rút ngắn thời hiệu khiếu nại hành chính: "cần sửa đổi thời

hiệu khiếu nại lần đầu là 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính" [30, tr. 168]. Thiết nghĩ, vấn đề thời hiệu,

thời hạn khiếu nại hành chính cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những kiến

nghị lập pháp hợp lí trên cơ sở bảo đảm quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức có

quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành

chính nhưng họ lại không nhận được quyết định hành chính này hoặc không được

chứng kiến diễn biến của hành vi hành chính này; bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hành chính được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, một số công trình đưa ra quan điểm sửa đổi, bổ sung một số quy định

của pháp luật hiện hành ở thời điểm nghiên cứu về hình thức khiếu nại hành chính

theo hướng có lợi cho người khiếu nại, như: bổ sung thêm hình thức gửi đơn khiếu

nại bằng bưu điện và qua địa chỉ điện tử [91, tr. 177]; cho phép người khiếu nại được uỷ quyền cho người khác khiếu nại mà không cần phải giới hạn bằng điều

kiện, như: người khiếu nại ốm đau, già yếu, vì lí do khách quan khác [91, tr. 179]; pháp luật khiếu nại cần ghi nhận công dân từ đủ 16 tuổi trở lên được thực hiện

quyền khiếu nại mà không phải là từ đủ 18 tuổi (độ tuổi có năng lực hành vi đầy đủ)

[5, tr. 5]. Những quan điểm này là hợp lí, cần được kế thừa và phát triển thêm. Ngoài ra, có công trình đưa ra quan điểm "cần quy định người khiếu nại phải

gửi đơn khiếu nại kèm theo bản gốc quyết định hành chính bị khiếu kiện" [91, tr. 185]. Quan điểm này có phần không hợp lí, vì không phải trường hợp nào người

khiếu nại cũng có bản gốc quyết định hành chính để "nộp" và thực tế là một khi đã giao nộp bản gốc (một bản duy nhất) thì việc đòi lại nó có thể sẽ rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 26 - 27)