Thụ lí vụ ánh ành chính theo pháp luật hiện hàn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 116 - 132)

Phù hợp với giới hạn nghiên cứu về thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm mà Mục này chủ yếuđề cập đến thụ lí vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm.

3.2.2.1. Điều kiện thụ lí vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam

Luật Tố tụng hành chính không trực tiếp quy định các điều kiện thụ lí vụ án

hành chính mà gián tiếp quy định các điều kiện này thông qua quy định về các trường hợp chuyển đơn khởi kiện và trả lại đơn khởi kiện tại khoản 3 Điều 107.

Theo quy định này, toà án chỉ và buộc phải tiến hành thụ lí vụ án hành chính nếu

tranh chấp hành chính được khởi kiện không thuộc một trong các trường hợp toà án phải chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Tuy khoản 1 Điều 106 của Luật này quy định người khởi kiện có trách nhiệm

gửi đơn khởi kiện đến toà án có thẩm quyền, song có thể do kiến thức pháp luật của

cá nhân trực tiếp khởi kiện vụ án hành chính có hạn chế hoặc việc xác định toà án có thẩm quyền thụ lí đơn khởi kiện còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan (kết

quả giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính; toà án cấp tỉnh lấy những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của toà án cấp

khởi kiện không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được khởi kiện. Do đó, để có

thể tiến hành thụ lí nhanh chóng vụ án hành chính mà khoản 3 Điều 107 của Luật

này đã quy định trường hợp tranh chấp được khởi kiện thuộc thẩm quyền của toà án khác thì toà án đã tiếp nhận đơn khởi kiện không được trả lại đơn khởi kiện hay tiến

hành thụ lí vụ án hành chính mà phải chuyển đơn khởi kiện đến toà án có thẩm

quyền. Như vậy, Luật này đã không đồng nhất việc toà án từ chối thụ lí vụ án hành chính với việc toà án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính. Tuy có khía cạnh tích

cực, song những quy định về trường hợp chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm

quyền có nguy cơ làm nẩy sinh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm thụ lí vụ án hành chính giữa các toà án và làm phức tạp thêm cho việc thụ lí vụ án hành chính, cụ thể:

Một là việc toà án đã tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính chuyển đơn

này cho toà án có thẩm quyền có thể đúng hoặc không đúng pháp luật. Nếu toà án

được xác định là "có thẩm quyền" lại cho rằng tranh chấp được khởi kiện không

thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì sẽ quyết định việc trả lại đơn khởi kiện

hoặc chuyển đơn khởi kiện tới toà án khác.

Hai là việc toà án đã tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính chuyển đơn

này cho toà án có thẩm quyền có thể phù hợp hoặc không phù hợp với ý chí của cá

nhân, tổ chức có đơn khởi kiện. Do đó, quy định về việc toà án chuyển đơn khởi

kiện không phù hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Tố tụng hành chính.

Ba là toà án nhận được đơn khởi kiện vụ án hành chính do toà án khác chuyển đến không thể tiến hành thụ lí ngay vụ án, vì việc khởi kiện đã không được thực

hiện theo đúng hình thức do pháp luật quy định (người khởi kiện đã không gửi đơn

khởi kiện đến toà án có thẩm quyền và nội dung của đơn khởi kiện không phù hợp

với thực tế). Do vậy, để tiến hành thụ lí vụ án hành chính đúng thủ tục do pháp luật quy định thì toà án có thẩm quyền thụ lí vụ án phải yêu cầu người khởi kiện sửa đổi

nội dung đơn khởi kiện (mục: Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật Tố tụng hành chính).

Ngoài ra, toà án cũng không được thụ lí vụ án hành chính trong các trường

hợp được quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính, cụ thể:

Thứ nhất,theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 109, toà án trả lại đơn khởi

kiện trong trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

Vì pháp luật tố tụng hành chính không quy định tập trung và cụ thể về các điều kiện khởi kiện, nên việc xác định trường hợp người khởi kiện không có quyền

khởi kiện chủ yếu phụ thuộc vào ý thức pháp luật của thẩm phán được phân công

thể vận dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính vào những trường hợp khác nhau, vì về phương diện lí luận, việc xác định cá nhân,

tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không phụ thuộc vào nhiều căn

cứ, như: đối tượng và thời hiệu khởi kiện; mục đích và trường hợp khởi kiện; v.v.

Như vậy, đây là quy định có tính khái quát cao, nên thiếu tính cụ thể; có phạm vi áp

dụng rộng, nên có sự trùng lặp với các quy định khác tại khoản này. Do đó, việc toà

án căn cứ vào điểm a khoản này để trả lại đơn khởi kiện sẽ trở lên khó hiểu, khó

giải thích cho người khởi kiện về lí do thực sự của việc toà án không thụ lí vụ án

hành chính và dễ trùng lặp với các căn cứ khác cùng được quy định tại khoản này.

Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 109, toà án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Luật Tố tụng hành chính, chủ thể trực

tiếp thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính (người ký vào phần cuối của đơn

khởi kiện) bao giờ cũng là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính (họ

không phải là người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự [khoản 3 Điều 48 của Luật này]). Do đó, trong trường hợp người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự mà tự mình thực hiện quyền khởi kiện vụ án

hành chính, thì toà án cần xác định việc khởi kiện của cá nhân này đã vi phạm về

hình thức khởi kiện và căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 109 của Luật này để trả lại đơn khởi kiện. Tuy vậy, do Luật này không có quy định để phân biệt người khởi

kiện, chủ thể có quyền khởi kiện và người thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành

chính nên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 109 của Luật này cũng không rõ ràng và khó áp dụng.

Thứ ba, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109, toà án trả lại đơn khởi

kiện trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lí do chính đáng. Quy định này đòi hỏi phải có sự giải thích chính thức của pháp luật về cụm từ:

"có lí do chính đáng". Nếu "lí do chính đáng" ở đây được hiểu là vì sự kiện bất khả

kháng hoặc trở ngại khách quan khác thì quy định nêu trên đã mâu thuẫn với các quy định tại Điều 104 của Luật này. Vì, theo các quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác

không tính vào thời hiệu khởi kiện (trừ trường hợp khởi kiện về danh sách cử tri) và nếu thời hiệu khởi kiện đã hết thì cá nhân, tổ chức mất quyền khởi kiện.

Ngoài ra, tuỳ từng loại đối tượng của khởi kiện vụ án hành chính mà khoản 2 Điều 104 của Luật này quy định thời hiệu khởi kiện khác nhau, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời hiệu khởi kiện đối với danh sách cử tri là từ ngày nhận được thông báo

giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại

của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày [điểm c]. Quy

định này là hợp lí để bảo đảm thời gian cần thiết (tối thiểu là 05 ngày) cho toà án giải quyết và ra phán quyết cuối cùng về loại vụ án này phù hợp với thời điểm tiến

hành bầu cử.

- Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi này [điểm a]; Thời hiệu khởi kiện đối với

quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh là 30 ngày, kể

từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện nhận được quyết định này [điểm b].

Do tranh chấp đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ

việc cạnh tranh phát sinh trên cơ sở tranh chấp đối với quyết định xử lí vụ việc cạnh

tranh đã được giải quyết bằng phương thức giải quyết khiếu nại hành chính. Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, các đương sự trong tranh chấp này đã có những chuẩn bị cần thiết về mặt tâm lí, thời gian, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của mình. Do đó, họ sẽ không mất quá nhiều thời gian để quyết định khởi

kiện vụ án hành chính sau khi yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích này đã không được thoả

mãn bằng phương thức giải quyết khiếu nại hành chính. Nói cách khác, trước khi

khởi kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh

tranh, nội dung của vụ việc làm phát sinh loại tranh chấp này đã được giải quyết

theo thủ tục hành chính (thủ tục tiền tố tụng hành chính). Như vậy, việc Luật Tố

tụng hành chính quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết khiếu

nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh (30 ngày) ngắn hơn nhiều so với thời hiệu

khởi kiện đối với các quyết định hành chính thông thường (01 năm) có nhiều nét tương tự như cách thức quy định về thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm trong lĩnh vực tố tụng nói chung. Do đó, nếu so sánh với thời hạn kháng cáo đối với bản án hành chính sơ thẩm (15 ngày [khoản 1 Điều 176 của Luật này]), thì thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ

việc cạnh tranh (30 ngày) lại là quá dài. Tất nhiên, mọi sự so sánh chỉ là tương đối.

Vì, các đương sự thường không mất nhiều thời gian để quyết định thực hiện quyền kháng cáo, nhưng để quyết định thực hiện quyền khởi kiện đối với quyết định giải

quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh thì cá nhân, tổ chức cần có

nhiều thời gian hơn để quyết định có theo đuổi vụ việc ở một phương thức mới (phương thức xét xử hành chính) hay không.

Như vậy, nếu quy định về thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết

Luật Tố tụng hành chính là hợp lí thì quy định về thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc tại điểm a

khoản này lại không hợp lí. Vì thời hiệu này được quy định thống nhất là 01 năm, kể từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện nhận được hoặc biết được các quyết định, hành vi này mà không có sự phân biệt cần thiết về các trường hợp khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này. Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định

hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp:

chủ thể có quyền khởi kiện đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu

nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó cần được phân biệt

với trường hợp chủ thể có quyền khởi kiện không khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính. Tương tự như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết

tranh chấp đất đai, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà trước đó cá nhân, tổ

chức bị xử phạt đã thực hiện quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 của Luật Xử

lí vi phạm hành chính, cũng cần được quy định riêng để bảo đảm giải quyết nhanh chóng các loại tranh chấp này. Hơn nữa, quy định về thời hiệu khởi kiện tại điểm a

khoản 2 Điều 104 của Luật Tố tụng hành chính có thể dẫn đến hậu quả làm mất

quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức trong trường hợp họ quá "mải mê" theo đuổi

thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian dài (từ 01 năm trở lên - Theo báo cáo và qua khảo sát cho thấy nhiều vụ việc nhất là đối với các vụ việc phức tạp,

việc giải quyết kéo dài hàng năm, thậm chí có vụ kéo dài nhiều năm [84, tr. 9]) mà quên mất các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

Tuy có những hạn chế nhất định, song pháp luật tố tụng hành chính hiện hành lại có ưu điểm là quy định rất cụ thể về cách xác định thời điểm phát sinh thời hiệu

khởi kiện và thời điểm khởi kiện tại Điều 12 của Nghị quyết 02/2011. Trong khi đó,

pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính lại không có

những quy định tương tự về vấn đề này, mặc dù Luật Khiếu nại và Nghị định 75/2012 được ban hành sau thời điểm ban hành Luật Tố tụng hành chính và Nghị

quyết 02/2011.

Thứ tư, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 109, toà án trả lại đơn khởi

kiện trong trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.

Xét cả về phương diện lí luận và thực tiễn các quy định của pháp luật, việc

khởi kiện vụ án hành chính phải thoả mãn nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng do

khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính đã liệt kê trùng lặp nhiều trường

c, d, e, g của khoản này), nên quy định tại điểm d khoản này cũng có những hạn chế tương tự như quy định tại điểm a khoản này.

Thứ năm, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 109, toà án trả lại đơn khởi

kiện trong trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của

toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy quy định này là cần thiết cho việc tạo điểm dừng trong giải quyết vụ án hành chính, nhưng do nội dung, tính chất của các bản án, quyết định của toà án có sự khác biệt rất lớn, nên quy định này không những có khả năng tước đoạt vô lí

quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức mà còn gây khó khăn cho

toà án trong việc giải quyết vụ án hành chính, cụ thể:

Một là cá nhân, tổ chức vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án hành chính trong

trường hợp toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo các quy định tại

khoản 1 Điều 121, điểm a và c khoản 2 Điều 131 và khoản 2 Điều 203 của Luật Tố

tụng hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là nếu cá nhân, tổ chức khởi kiện lại vụ án hành chính trong trường hợp

vụ án đó đang được toà án giải quyết hoặc đã được toà án giải quyết bằng bản án

hay quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì toà án sẽ buộc phải thụ lí lại vụ án này (vì không thuộc trường hợp toà án trả lại hay chuyển đơn khởi kiện). Điều này không phù hợp với các quy định chung về trình tự tố tụng và quyền kháng cáo của

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 116 - 132)