Quan niệm về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 57 - 59)

Trong điều kiện vận hành song song phương thức giải quyết khiếu nại hành

chính và phương thức xét xử hành chính, việc phân định thẩm quyền giải quyết

tranh chấp hành chính giữa hai phương thức này không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là cơ sở quan trọng để phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của

từng phương thức, bảo đảm mối quan hệ thống nhất giữa chúng và đáp ứng yêu cầu

của phân công lao động quyền lực nhà nước trong cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính. Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, nội dung, căn cứ phân định thẩm

quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính là nhiệm

vụ khoa học cần thiết.

Hiện nay trong khoa học pháp lí ở Việt Nam, quan niệm về phân định thẩm

quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính được đặt ra trong trường hợp phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa phương thức giải quyết

khiếu nại hành chính và phương thức xét xử hành chính. Tranh chấp về thẩm quyền

giữa hai phương thức này thường phát sinh khi các cá nhân, tổ chức có quyền khiếu

kiện hành chính không nhất quán trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh

chấp hành chính, ví dụ: họ có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm

quyền đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại [7,

tr. 107, 164, 165], [77, tr. 104]. Như vậy, đây là quan niệm ở góc độ hẹp về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính, vì tranh chấp về thẩm quyền giữa hai phương thức này chỉ phát sinh đối với những

tranh chấp hành chính liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp

pháp bị xâm phạm bởi việc thực thi quyền hành pháp và họ có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính, nhưng họ lại không cùng lựa chọn

quyền khởi kiện vụ án hành chính; cá nhân, tổ chức khác lại thực hiện quyền khiếu

nại hành chính về cùng một tranh chấp). Do đó, phân định thẩm quyền giải quyết

khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính theo quan niệm này không có ý nghĩa trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, các trường hợp mà tranh chấp thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết

khiếu nại hành chính nhưng không thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử hành chính hoặc ngược lại, những tranh chấp thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử hành chính

nhưng không thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính thì không thể phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa hai phương thức này.

Thứ hai, các trường hợp mà các cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp

bị xâm phạm bởi việc thực thi quyền hành pháp chỉ được quyền khởi kiện vụ án

hành chính nếu trước đó họ đã thực hiện quyền khiếu nại hành chính thì cũng không

thể phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa hai phương thức này.

Thứ ba, các trường hợp mà tranh chấp hành chính chỉ thuộc quyền khiếu kiện

của một cá nhân hoặc một tổ chức và cá nhân hoặc tổ chức này chỉ được quyền

khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính (không được thực hiện cùng lúc cả hai loại quyền này) thì cũng không thể phát sinh tranh chấp về thẩm quyền

giữa hai phương thức này.

Từ những nhận định nêu trên mà phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại

hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính theo quan niệm nêu trên chỉ là một

trong những điều kiện để cơ quan nhà nước quyết định thụ lí tranh chấp hành chính trong một số trường hợp nhất định (điều kiện thụ lí khiếu nại hành chính và điều

kiện thụ lí vụ án hành chính trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền hay đùn đẩy trách nhiệm giải quyết vụ việc giữa hai phương thức). Do đó, quan niệm nêu trên không phản ánh được mối tương quan trọn vẹn giữa thẩm quyền giải quyết

khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính trong một chỉnh thể thống

nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính.

Xuất phát từ quan niệm "phân định là phân chia ra và xác định rõ" [48, tr. 771] và trên cơ sở những nhận định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, thẩm quyền xét xử hành chính đã được nêu tại các mục 2.1.2.1 và 2.1.2.2 của Luận

án, có thể hiểu theo nghĩa rộng về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính là việc phân chia các tranh chấp hành chính thành từng nhóm tương ứng với thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính hoặc

thẩm quyền xét xử hành chính và việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Sở dĩ đây là quan niệm theo nghĩa rộng là vì "phân định" không chỉ có nghĩa là sự phân chia mà

còn là sự xác định. Nói cách khác, theo quan niệm này, "phân định" được hiểu là thuật ngữ ghép giữa "phân chia" và "xác định". Do đó, phân định thẩm quyền giải

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)