Về phương diện tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 162 - 179)

Cùng với hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính,

để thực sự nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp hành chính thì nhất

thực tế. Các quy định của pháp luật tuy hoàn thiện, nhưng chúng sẽ trở thành vô nghĩa nếu không được áp dụng trong thực tế. Mặt khác, mức độ hoàn thiện của pháp

luật nhất thiết phải được đánh giá qua thực tiễn thực hiện pháp luật.

Qua thực tiễn phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính được nêu tại Chương 3 của Luận án, thiết nghĩ việc tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây là cần thiết để tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4.2.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết

tranh chấp hành chính

Từ thực tiễn tổ chức, hoạt động của Hệ thống chính trị và nội dung quy định

tại khoản 1 Điều 4 của Hiến pháp năm 2013: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng

lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là giải

pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp hành chính

ở Việt Nam.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cần được tiến hành đồng bộ trên các

phương diện: đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và giải pháp kịp thời, hợp lí

trong tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu kiện và giải quyết tranh chấp hành chính;

đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú có đủ khả năng, phẩm chất để đảm nhiệm

những cương vị quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính; kiểm tra,

phát hiện và xử lí nghiêm khắc đối với những đảng viên vi phạm pháp luật trong

công tác giải quyết tranh chấp hành chính; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu

của đảng viên, tổ chức đảng, đồng thời tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khiếu kiện và giải quyết

tranh chấp hành chính.

4.2.2.2. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp hành chính của các cơ quan nhà nước

Để đáp ứng nhu cầu khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng và có nhiều

biến động trong điều kiện cơ chế, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện

pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế, việc nâng cao năng

lực giải quyết tranh chấp hành chính của các cơ quan nhà nước cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách nền hành chính quốc gia và hệ thống tư pháp ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, "việc cải cách tư pháp theo tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ

không thể không đụng chạm tới lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên việc đề cao vai

trò của tư pháp chỉ có nghĩa là tạo cho tư pháp những khả năng thực hiện đầy đủ

mạnh mẽ và có hiệu lực cao hơn" [26, tr. 16]. Do đó, nhiệm vụ này cần được tiến hành đồng bộ đối với cả phương thức giải quyết khiếu nại hành chính và phương

thức xét xử hành chính, trên cơ sở phù hợp với những đặc trưng riêng của từng phương thức để phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế tối thiểu những nhược điểm của từng phương thức, bảo đảm sự cân bằng về hiệu lực, hiệu quả giữa các phương thức và yêu cầu phân công hợp lí lao động quyền lực nhà nước trong cơ chế

giải quyết tranh chấp hành chính; bảo đảm thực chất quyền lựa chọn phương thức

giải quyết tranh chấp hành chính của nhân dân và góp phần củng cố, tăng cường

lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Để đạt được những mục đích nêu trên, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp

hành chính của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay cần được tiến hành đồng

bộ trên các phương diện sau:

Thứ nhất, bảo đảm biên chế và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ,

công chức làm công tác giải quyết tranh chấp hành chính.

Thứ hai, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, chế độ

tiền lương, phụ cấp thích hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải

quyết tranh chấp hành chính.

Thứ ba, chuẩn bị tốt cả về phương diện lí luận và thực tiễn để thiết lập lại hệ

thống tổ chức Toà án nhân dân theo cấp xét xử nhằm tăng cường sự độc lập của toà án với nền hành chính quốc gia theo quan điểm chỉ đạo tại Báo cáo Chính trị của

Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

của Đảng ngày 12/01/2011, Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận 79-KL/TW.

4.2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác

giải quyết tranh chấp hành chính

Trong điều kiện vận hành song song hai phương thức giải quyết tranh chấp

hành chính, mở rộng phạm vi và bảo đảm quyền lựa chọn phương thức giải quyết

tranh chấp hành chính của nhân dân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết tranh chấp hành chính là giải pháp cần thiết để nâng

cao hiệu quả của công tác này.

Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam những năm

gần đây cho thấy tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm tiếp nhận khiếu kiện hành chính, thụ lí và giải quyết tranh chấp hành chính vẫn diễn ra phổ biến; việc tổng kết,

rút kinh nghiệm về công tác này chủ yếu được coi là công việc nội bộ của từng cơ

quan, tổ chức, từng phương thức giải quyết tranh chấp hành chính. Đây là nguyên

nhân chủ yếu phản ánh sự mất cân đối cả về số lượng, chất lượng trong cả lĩnh vực

kiện vụ án hành chính, xét xử hành chính, làm gia tăng tình trạng bức xúc của nhân

dân trong lĩnh vực này. Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công

tác này cần được tăng cường trên hai phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ

thông tin, phối hợp giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và toà án trong quá trình tiếp nhận, xử lí, thụ lí tranh chấp hành chính như đã kiến nghị

tại mục 4.2.1.3 của Luận án.

Thứ hai, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị liên ngành để tổng kết, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hành chính ở phạm vi quốc gia và từng cấp giải quyết tranh chấp hành chính với thành phần tham gia đa dạng, như: đại diện của các cơ quan hành chính nhà nước (với vai trò là nhà quản lí và người

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính); đại diện của toà án; đại diện của các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về pháp luật; đại diện của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

4.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lí những vi

phạm pháp luật trong công tác tiếp nhận khiếu kiện, thụ lí và giải quyết tranh chấp

hành chính

Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam những năm

gần đây cho thấy chất lượng, hiệu quả của công tác này phụ thuộc nhiều vào tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp

nhận, thụ lí và giải quyết tranh chấp hành chính. Tình trạng vi phạm pháp luật trong

công tác này là phổ biến ở cả hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính, song việc kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lí những vi phạm này lại không mấy

hiệu quả.

"Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,

thành phố mặc dù trong năm 2012 các cấp, các ngành đã triển khai 1.589 cuộc

thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lí các cấp trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tuy nhiên việc kiến nghị và xử lí trách nhiệm của cán

bộ, công chức có vi phạm kết quả còn rất hạn chế (xử lí hành chính 18 người,

chuyển cơ quan điều tra 3 vụ)" [85]. Bên cạnh đó, "tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ

chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, thẩm phán còn yếu, phong cách làm việc

chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao. Một số cán bộ, công chức

trong đó có cả thẩm phán còn vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật công vụ

bị xử lí kỷ luật hoặc cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật đã bị truy cứu trách

nhiệm hình sự. Trong năm 2012, qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết

quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 10 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật hình sự" [100].

Từ thực trạng nêu trên mà việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác

tiếp nhận, thụ lí và giải quyết tranh chấp hành chính là nhiệm vụ cấp thiết để củng

cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam.

4.2.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong lĩnh vực khiếu kiện

hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính

Do bản chất của khiếu kiện hành chính là quyền tự vệ và tự định đoạt của cá

nhân, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm bởi việc thực thi quyền hành pháp, nên ý thức pháp luật của nhân dân là yếu tố quan trọng quyết định kết quả phân định

thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính. Tình trạng thiếu hiểu biết và tôn trọng pháp luật cùng với tâm lí khiếu kiện "cầu may"

của người khiếu kiện hành chính đã gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết

tranh chấp hành chính, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính trong thời gian qua ở Việt Nam.

Đáng chú ý là một sốđối tượng xúi giục, kích động, lôi kéo những người đi

khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối, tụ tập, làm mất

an ninh, trật tự trước trụ sở cơ quan trung ương, đưa lên mạng Internet với nội

dung vu khống, sai bản chất sự việc nhằm bôi xấu chính quyền; một số người khiếu

nại thể hiện thái độ coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, có hành vi đối đầu với

chính quyền, thậm chí dùng vũ khí nóng để chống người thi hành công vụ; tình trạng công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, đưa ra yêu cầu, đòi hỏi quá đáng còn nhiều [85].

Từ thực trạng và nhận định nêu trên mà công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

về khiếu kiện hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính cần được tăng cường đúng mức với nhiều hình thức, phạm vi và nội dung phong phú, thiết thực phù hợp

với khả năng nhận thức của từng tầng lớp nhân dân. Trong đó, phải đặc biệt chú

trọng phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức xã hội; tổ

chức thực hiện tốt Đề án "Tăng cường công tác tuyên chuyền, phổ biến pháp luật về

khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn" theo ý kiến chỉ đạo

của Thủ tướng Chính phủ; xác định khiếu kiện hành chính và giải quyết tranh chấp

hành chính là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật. Qua đó,

nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cơ

chế giải quyết tranh chấp hành chính, khắc phục tình trạng khiếu kiện "cầu may",

châm: có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì phải đến trung tâm tư vấn, trợ

giúp pháp lí.

4.2.2.6. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn phân định thẩm quyền giải

quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính

Thực tiễn là thước do của khoa học; là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện pháp

luật; là căn cứ để đánh giá hiệu lực, hiệu quả công việc của từng cán bộ, công chức, cơ quan, phương thức và của cả cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính. Tuy vậy,

trong những năm qua ở Việt Nam việc tổng kết tình hình thực tiễn giải quyết tranh

chấp hành chính nói chung, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính nói riêng chưa được các cơ quan nhà nước có

trách nhiệm chú trọng đúng mức. Tình trạng thống kê số liệu thực tiễn không đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện vẫn phổ biến. Tuy hàng năm Chính phủ, Thanh

tra Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao đều có báo cáo tổng kết công tác giải

quyết tranh chấp hành chính, song các báo cáo này thường không thống nhất và đủ

các thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện về hiệu lực và hiệu

quả của công tác này. Hơn nữa, các báo cáo này thường được coi là tài liệu lưu hành

nội bộ, thậm chí là tài liệu mật. Thực trạng này không chỉ gây khó khăn cho công

tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật mà còn gây khó khăn cho nhân dân

trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính.

Từ những nhận định nêu trên, thiết nghĩ, cần tăng cường hơn nữa công tác

tổng kết thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính nói chung, phân định thẩm

quyền giải quyết khiếu nại hành chính và xét xử hành chính nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, cần bổ sung một số tiêu chí thống kê, đánh giá cần thiết và tiến

hành thống nhất ở cả hai phương thức về tình hình khiếu kiện hành chính và giải

quyết tranh chấp hành chính, như: số lượng tranh chấp hành chính được khiếu nại,

khởi kiện không được thụ lí và lí do không thụ lí; số lượng tranh chấp hành chính

chưa được giải quyết ở mỗi cấp; số lượng tranh chấp hành chính đã được giải quyết

mà kết quả là người khiếu kiện thắng kiện; số lượng tranh chấp hành chính đã được

giải quyết mà kết quả là người khiếu kiện thua kiện; những thuận lợi, khó khăn và kết quả trong giải quyết tranh chấp hành chính ở mỗi cấp.

Thứ hai, cần xử lí nghiêm khắc những cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm nhưng không thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời việc thống kê, đánh giá về

tình hình khiếu kiện hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính.

Thứ ba, cần công khai nội dung các báo cáo hàng năm về thực tiễn công tác

giải quyết tranh chấp hành chính tại các cổng thông tin điện tử của Chính phủ,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ những nhận định, kiến nghị ở Chương 4 của Luận án, cho thấy việc đổi

mới về nội dung, phương pháp quy định và tổ chức thực hiện pháp luật hiện hành

liên quan đến vấn đề phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm

quyền xét xử hành chính là cần thiết để nâng cao hiệu quả của cơ chế giải quyết

tranh chấp hành chính ở Việt Nam và khắc phục những hạn chế đã được nêu ra tại Chương 3 của Luận án, trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất cần thiết giữa quyền

khiếu nại hành chính và quyền khởi kiện vụ án hành chính; giữa phạm vi các tranh

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở việt nam (Trang 162 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)