Nhìn chung, các công trình không nghiên cứu toàn diện các nội dung của thụ lí
vụ án hành chính mà chủ yếu đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật về một số điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính với tư cách là một bộ phận của điều kiện thụ lí vụ
án hành chính, cụ thể:
Thứ nhất, có quan điểm cho rằng việc khởi kiện vụ án hành chính phải đáp ứng 9 điều kiện: Quyền khởi kiện; người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng
hành chính; thời hiệu khởi kiện; chưa đủ điều kiện khởi kiện; điều kiện về tố tụng; điều kiện về thẩm quyền; quyền lựa chọn khi vừa khiếu nại, vừa khởi kiện; nộp tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm; đơn khởi kiện [107, tr. 31 - 40]. Quan điểm này đã có sự nhầm lẫn giữa điều kiện khởi kiện với hình thức khởi kiện và các điều kiện
khác của thụ lí vụ án hành chính.
Thứ hai, một số công trình đưa ra các kiến nghị: tăng thêm thời hiệu khởi kiện
vụ án hành chính và bảo đảm tính minh bạch về thời điểm phát sinh thời hiệu này [54, tr. 57], [92, tr. 96]; loại trừ hoàn toàn điều kiện về thủ tục tiền tố tụng hành chính (quy định bắt buộc người khiếu kiện phải khiếu nại hành chính trước khi khởi
kiện vụ án hành chính) [45, tr. 113]. Tuy các kiến nghị này đều có nội dung hợp lí
và có lợi cho người có quyền khiếu kiện hành chính, nhưng thời hiệu khởi kiện vụ
án hành chính và thủ tục tiền tố tụng hành chính là những vấn đề phức tạp cần tiếp
tục nghiên cứu. Hơn nữa, quy định điều kiện quá thuận lợi cho việc khởi kiện vụ án
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua đánh giá khách quan, toàn diện kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về khiếu kiện hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính, cho thấy các công trình này đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí là trái
ngược nhau về một số nội dung của phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam. Như vậy, vấn đề này đã giành
được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí, song nó lại chưa được nghiên cứu tập trung, toàn diện và có hệ thống. Mặt khác, do những thay đổi gần đây về quan điểm lập pháp, thực tiễn quy định và tổ chức thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, thẩm quyền xét xử hành chính
ở Việt Nam mà việc nghiên cứu về vấn đề "phân định thẩm quyền giải quyết khiếu
nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam" là nhiệm vụ khoa học
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH
Để phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét
xử hành chính thì yêu cầu tiên quyết là phải làm rõ về khái niệm, các hình thức của
khiếu kiện hành chính và sự đa dạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính. Điều này là cần thiết để khẳng định về tính tất yếu khách quan, ý nghĩa và
các căn cứ lí luận cho việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phân công hợp lí lao động
quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền và bảo vệ hữu hiệu các quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội dân chủ.