Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 35)

liên quan đến kinh tế du lịch

Trong tiết 1.1 và 1.2, nghiên cứu sinh đã khái quát các công trình chủ yếu đã công bố về du lịch và liên quan đến KTDL. Từ các công trình nêu trên, theo nghiên cứu sinh tổng kết, các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, xác định được những nét cơ bản về KTDL với nội hàm liên

quan đến KTDL: khái niệm du lịch, KTDL, DLST, khách du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về KTDL…

Thứ hai, đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển KTDL ở các quốc

gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch của một số vùng ở Việt Nam và các nước trên thế giới cho phát triển KTDL.

Thứ ba, phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch,

vai trò của những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, vai trò của KTDL đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng trên các khía cạnh, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành, vận hành và phát triển của thị trường du lịch.

Thứ tư, thực trạng về thị trường du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam như

Hà Nội, Hà Tây, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ninh… Luận chứng sáng kiến hợp tác liên vùng dọc EWEC và hợp tác KTDL trong khuôn khổ chương trình phát triển EWEC với các vấn đề cần được quan tâm.

Thứ năm, một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng

sản phẩm du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam bao gồm: những cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển KTDL; cách thức vận hành các nguồn lực du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch trong quá trình HNKTQT.

Ở một số công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, thị trường du lịch và kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết và rõ nét về khái niệm, vị trí, vai trò và tác dụng của du lịch, coi nó như một ngành “công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của đất nước.

Tuy nhiên, về mặt lý luận các công trình khoa học đã công bố chưa làm rõ khái niệm KTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, những đặc trưng của KTDL, chưa phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành KTDL, mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT. Chưa phân tích một cách đầy đủ cơ hội và thách thức của HNKTQT đối với KTDL Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Các nội dung của các công trình đã công b ố cũng chưa làm rõ vai trò của các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong KTDL, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhất là trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Về mặt thực tiễn, đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì càng chưa đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng về các mặt: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn; nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Các tác giả chưa phân tích đầy đủ về bối cảnh kinh tế mới của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra một cách có hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch trong điều kiện HNKTQT.

Thêm vào đó là những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển KTDL trong thời gian gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, 2009 mà hậu quả của nó còn kéo dài đối với vấn đề việc làm, thu nhập của các ngành nói chung, KTDL nói riêng. Bối cảnh mới có nhiều diễn biến phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen có nhiều đặc điểm mới cần đặc biệt quan tâm đánh giá trong quá trình tìm giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở nước ta hiện nay.

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)