Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136 - 138)

- Nguyên nhân khách quan

3 Thu nhập từ khách du lịch

4.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

thức thông tin tuyên truyền, các ấn phẩm, phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tục theo các kênh khác nhau có chất lượng, phản ánh đầy đủ các thông tin về KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; (iv) Phối kết hợp

chặt chẽ với Tổng cục du lịch, các cơ quan báo chí tại Trung ương và địa phương, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hãng du lịch lớn trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu đầu tư du lịch; (v) Tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về du lịch Bắc Trung Bộ. Phối hợp với các ngành, các cấp, đơn vị có liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường; (vi) Khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ

chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong vùng, tích cực tham gia hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển KTDL; (vii) Sớm thành

lập Trung tâm Xúc tiến du lịch, Trung tâm Thông tin du lịch để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến tuyên truyền, quảng bá để kêu gọi đầu tư cho phát triển KTDL. (viii) Tranh thủ những lợi thế về sự ổn định chính trị, về truyền thống văn hoá, lịch sử, cần sớm xây dựng các sự kiện về du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh về du lịch của vùng, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá một cách hiệu quả nhất. (ix) Thành lập quỹ hỗ trợ và phát triển KTDL cho toàn vùng trên cơ sở hình thành nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch, đóng góp của các DNDL, tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế v.v...

4.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịchở các tỉnh Bắc Trung Bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi

đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Để làm được điều đó, giải pháp đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc trung Bộ là:

+ Thiết lập, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường của doanh nghiệp lữ hành du lịch với bốn hệ thống thành phần (hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống thông tin bên ngoài, hệ thống thông tin từ kết quả nghiên cứu marketing và hệ thống kỹ thuật phân tích bổ trợ). Thực hiện liên kết ngang, đại lý đặc quyền với các hãng lữ hành nổi tiếng thế giới.

+ Tiếp tục lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách phối thức tiếp thị, phối thức khuyến mại phù hợp với phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp lữ hành đã lựa chọn.

+ Nhất quán tuân thủ các nguyên tắc trong cạnh tranh: Để thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch, ba nguyên tắc cạnh tranh trong doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế cần phải tuân thủ thực hiện: tác động lên hình ảnh điểm đến, phối hợp chặt chẽ với lĩnh vực công và kiểm soát quy trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

-Gắn phát triển thị trường với phát triển sản phẩm:

+ Tăng cường hiểu biết khách hàng: để thành công trong chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp lữ hành du lịch phải coi trọng việc tìm hiểu về thị hiếu, tâm lý, cá tính và đặc điểm văn hóa của khách du lịch.

+ Minh bạch hóa công tác marketing thu hút khách du lịch: các doanh nghiệp lữ hành du lịch cần cung cấp những thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị mình cung cấp. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu lợi nhuận tốt nhất.

+ Trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch cần phải linh hoạt, ứng biến nhanh với tâm lý của khách hàng: nhà kinh doanh du lịch biết lắng nghe khách, thấu hiểu, biết về những điều mà khách hàng mong muốn để biến đổi sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu, mong muốn của họ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch của họ.

+ Xây dựng thành công từ nghệ thuật giữ khách hàng: Các doanh nghiệp lữ hành du lịch cần duy trì trạng thái khách hàng có ít phản ứng tiêu cực nhất, tránh tình trạng phản ứng dây chuyền từ khách hàng nọ sang khách

hàng kia, đặc biệt là với bạn bè, người thân của họ. Duy trì được trạng thái tốt đẹp sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp lữ hành du lịch trong thời gian dài vì chi phí thu hút một khách mới nhiều hơn là duy trì một khách cũ.

+ Đồng thời, về phía các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để có biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động du lịch; quản lý tốt các khu, điểm du lịch, xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách để bán hàng, xin tiền, lừa đảo và hành hung khách du lịch. Cần có quy chế cụ thể, bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực thi đúng, chấp hành nghiêm, đồng thời thông báo phía Lào, Thái Lan cần có biện pháp, chấn chỉnh, khắc phục các biểu hiện tiêu cực của cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng quản lý lỏng lẻo để trục lợi; bằng mọi cách nhanh chóng đưa hoạt động lữ hành quốc tế vào nền

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)