- Tài nguyên tự nhiên
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
- Điều kiện kinh tế
Từ cổ xưa, cư dân vùng này chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Sử cũ viết rằng, người Chăm trồng hai vụ lúa: từ tháng 7 đến tháng 10 trồng lúa trắng trên ruộng bạch điền, từ tháng 12 đến tháng 4 của năm kế tiếp trồng lúa đỏ trên ruộng xích điền. Bên cạnh đó, thương mại giao lưu buôn bán cũng đã có thời phát triển phồn thịnh. Ngoài ra, ngành nghề thủ công cũng nổi tiếng từ xưa. Nghề trồng bông, dệt vải, làm chiếu cói là nghề cổ truyền ở vùng này.
Là trung tâm của đất nước thời Tây Sơn và của vương triều nhà Nguyễn nên xung quanh cố đô Huế có nhiều làng dệt, thêu thủ công nổi tiếng. Bằng chính sách cởi mở, khuyến nông, khuyến thương, các chúa Nguyễn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ trở nên thịnh vượng. Những nghề khác như đúc đồng, điêu khắc gỗ, chạm đá cũng rất phát triển.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng làm cho nền kinh tế bị suy thoái. Cùng với chính sách đưa dân đi khẩn khai hoang các vùng Phương Nam, nhiều tầng lớp dân cư đã rời Bắc Trung Bộ đi lập nghiệp nơi khác. Trong lịch sử cận hiện đại, Bắc Trung Bộ lại chịu nhiều thử thách khốc liệt của chiến tranh. Cùng với thiên nhiên khắc nghiệt, Bắc Trung Bộ nghèo đi và ít có sự phát triển cơ học về dân số.
Hiện nay, với chính sách mở cửa của nền KTTT và HNKTQT, các tỉnh Bắc Trung Bộ đang được nghiên cứu để đưa vào khai thác các tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng KTDL để phát triển KT - XH của vùng trong HNKTQT.
- Điều kiện xã hội
Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ có số dân là 16.556,7 nghìn người; mật độ dân số: 206 người/km2. Ngoài dân tộc Kinh là bộ phận dân cư chủ yếu, trên lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ còn có cư dân của các dân tộc ít người cư trú. Những cư dân vùng Bắc Trung Bộ theo các chúa Nguyễn vào Đàng trong
lập nghiệp đã mang theo đặc trưng văn hóa chủ đạo của mình là văn hóa làng xã. Tuy nhiên, trước một vùng đất có một nền văn hóa phát triển cao, những cư dân mới đã chọn cách hội nhập, hòa hợp làm phương sách ứng xử. Cho nên, có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến tính đan xen, hỗn dung, tiếp biến như là nét đặc trưng văn hóa cơ bản của vùng Bắc Trung Bộ.
Sự hỗn dung có thể nhận ra trước hết trong tín ngưỡng, thể hiện trong sự pha trộn của Đạo mẫu dân gian. Hình ảnh những tháp Chàm đứng cạnh làng xóm Việt, những đình chùa Việt là hình ảnh dễ nhớ nhất của Bắc Trung Bộ. Sự hỗn dung cũng thể hiện ở tất cả các hình thức sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian. Nhưng nói đến Bắc Trung Bộ không ai lại không nghĩ ngay đến con người và văn hóa Huế. Chỉ riêng Huế thôi đã đủ làm một nét riêng cho Bắc Trung Bộ. Chính tiếng Huế là yếu tố đặc sắc nhất, cùng với ca Huế, hò Huế, trang phục Huế đã tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng cho Bắc Trung Bộ.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, tình hình phát triển KT - XH của vùng đã có những chuyển biến tích cực, những thành tựu đạt được là khá toàn diện trên mọi lĩnh vực KT - XH và QP - AN. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cho giai đoạn 5 năm (2005 - 2010) đạt 10,78%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của khối công nghiệp xây dựng của vùng là 16,09%/năm, khối nông nghiệp là 2,91%/năm và khối dịch vụ là 11,64%/năm. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường với sự tăng trưởng mạnh của tỷ trọng kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nước (trung ương và địa phương), kinh tế tập thể giảm. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tương ứng. Tỷ lệ lao động khối nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh trong khi tỷ lệ lao động khối công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng nhanh chóng, đặc biệt là khối thương mại - dịch vụ.
3.1.2. Những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ