Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 112)

- Du lịch hội nghị, hội thảo, festival; DLST Bạch Mã, Tam Giang.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Một là, về thị trường, mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu thị trường

khách đã có nhiều thay đổi nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch từ những thị trường khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu nhiều vẫn còn thấp. Việc mở rộng và phát triển thị trường còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đường bộ và đường thủy còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch và thu nhập từ khách du lịch trong vùng tương đối cao, nhưng tỷ trọng so với cả nước còn thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của toàn vùng.

Do khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên mức độ tăng trưởng khách du lịch nội địa có phần chững lại trong năm 2009. Nếu năm 2008 số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng 13%/năm so với năm 2007 thì đ ến năm 2009 con số đó đã giảm xuống còn 9,8%/năm(biểu đồ 3.1).

Trong giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ dao động khoảng 5,8% - 6,0% tổng số lượt khách quốc tế đi lại trong cả nước. Tổng thu từ khách du lịch toàn vùng trong giai đoạn này chỉ chiếm trung bình 3,9% so với cả nước.

Tốc độ phát triển của KTDL ở các các tỉnh Bắc Trung Bộ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương: đây là vùng có lợi thế về tiềm năng cho phát triển KTDL với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, lại có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho KTDL phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của KTDL trên địa bàn các tỉnh còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, thu nhập từ khách du lịch hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá... Nhìn chung, sự phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.

Hai là, sản phẩm du lịch của vùng còn chưa đặc sắc, sức cạnh tranh còn chưa cao.

Trong thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều chủ trương trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch trong HNKTQT. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng các sản phẩm du lịch ở các tỉnh này còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trường. Việc phát triển sản phẩm du lịch còn “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sản phẩm du lịch còn “trùng lắp, na ná như nhau”, thiếu vắng những sản phẩm du lịch đặc thù, đặc sắc. Mặt khác, một trong những yếu tố rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên thị trường trong nước và quốc tế là giá cả sản phẩm du lịch. Thực tế, giá cả các sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua còn khá cao. Vì thế, KTDL của vùng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi thu hút khách trong nước và đặc biệt là khách quốc tế.

Ba là, cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa được như mong muốn.

Theo biểu đồ 3.9 ta thấy, xu hướng chuyển dịch của các ngành dịch vụ là: năm 2006: 35,2%, 2007: 35,5%, 2009: 35,7%, 2011: 36%. Những con số đó chứng tỏ sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy, KTDL đóng góp với tỷ lệ nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Đồng thời, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch về vốn từ các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các DNDL nhà nước được chuyển dịch theo xu hướng cổ phần hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó, vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhiều DNDL du lịch sau chuyển đổi vẫn trong tình trạng “bình mới rượu cũ”.

Bốn là, hoạt động kinh doanh lữ hành của các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu.

Hiện nay, năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ quản lý trong nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch còn chưa cao, chưa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện đại; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước còn quá cồng kềnh, không năng động, linh hoạt. Khách du lịch quốc tế đến vùng hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành ở hai trung tâm phân phối khách lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khai thác đưa đến. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại địa phương chỉ tổ chức dịch vụ từng phần nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đối với khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp lữ hành du lịch chủ yếu mới thực hiện nối tour và thực hiện một số dịch vụ tại địa phương.

Bốn là, khả năng hội nhập du lịch quốc tế còn hạn chế.

Năng lực cạnh tranh về vốn cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thấp. Hầu hết các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là doanh nghiệp nhỏ, với vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người. Vì vậy, các DNDL này sẽ rất khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Công nghệ ứng dụng trong KTDL đổi mới với tốc độ chậm, chưa đồng bộ. Tuy các tỉnh đã có website riêng nhưng các tỉnh trong vùng chưa khai thác một cách hiệu quả để quảng bá thương hiệu điểm đến cho địa phương. Nhiều DNDL chưa có website riêng hoặc có chỉ là hình thức, phong trào, chưa đưa vào khai thác để giảm thời gian và chi phí giao dịch.

Năng lực quản lý nhà nước về KTDL còn hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về KTDL ở nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ còn buông lỏng. Ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ cấu tổ chức chưa tương xứng với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tượng phân biệt đối xử giữa các DNDL nhà nước, quốc doanh với tư nhân, liên doanh vẫn

còn tồn tại, tạo nên những bất hợp lý ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh giữa các DNDL.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)