Một là, làm tốt chiến lược maketing, tổ chức quảng bá sản phẩm và điểm đến du lịch.
Việc thực hiện chiến lược maketing và quảng bá thương hiệu điểm đến của Trung Quốc, Thái Lan và Xingapo luôn được xây dựng và tổ chức rất công phu, kịch bản rất chặt chẽ và khoa học. Nội dung xúc tiến thường tập
trung vào một hoặc hai sản phẩm cụ thể chứ không dàn trải ra nhiều chi tiết, hạng mục, điểm đến. Họ luôn tham gia các kỳ hội chợ với một hoặc hai sản phẩm du lịch, không nhiều hơn và đó luôn là những sản phẩm đã hoàn chỉnh, chỉ cần bấm nút khởi động. Song dù đã có mặt ở rất nhiều hội chợ, các đơn vị phụ trách công tác xúc tiến của Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng chưa học hỏi hay áp dụng cách làm hiệu quả đó. Cụ thể:
Trung Quốc đưa ra các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch rất ấn tượng: các chương trình xúc tiến quảng bá được thiết kế thường xuyên, mang tính thống nhất cao và rất đặc trưng. Quốc gia này đã thúc đẩy sự phát triển của KTDL lên đến đỉnh cao nhất có thể. Các chương trình này đã giúp cho KTDL Trung Quốc phát triển năng động hơn, có khả năng biến đổi thời cuộc và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Hai là, coi trọng đầu tư cho chiến lược quảng bá du lịch
Tổng cục Du lịch Thái Lan đặc biệt coi trọng hoạt động marketing thông qua hàng loạt chiến dịch với nguồn kinh phí trung bình hàng năm từ 80 triệu đến 150 triệu đôla Mỹ. Ngoài ra, các DNDL lữ hành phải trích nộp 1 USD/1 du khách để hỗ trợ cho các hoạt động của Tổng cục Du lịch Thái Lan. Hiện nay, với 36 văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Thái Lan trong nước và 21 đại diện của Tổng cục Du lịch Thái Lan ở nước ngoài đã rất tích cực xúc tiến du lịch đất nước ở cả trong và ngoài nước. Nhờ coi trọng đầu tư cho chiến lược quảng bá du lịch mà KTDL ở Thái Lan đã rất thành công trong việc thu hút khách quốc tế, đem lại hiệu quả KT - XH ngày càng cao.