TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình phát triển của KTDL và quá trình phát triển KT-XH có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
2.2.1.1. Sự tác động của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. xã hội.
Sự phát triển của KTDL có tác động nhiều mặt đối với đời sống KT - XH. Thể hiện:
Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của KTDL có vai trò góp phần quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. KTDL sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác, KTDL tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Du lịch nội địa là ngành kinh tế huy động tốt nhất kết cấu hạ tầng vật chất KT - XH, các nguồn lực khác nhau của xã hội cho phát triển kinh tế quốc dân nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Ngoài ra, sự phát triển KTDL nội địa sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Đồng thời, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở lưu trú du lịch của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở lưu trú du lịch ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa. Theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở lưu trú du lịch.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, KTDL là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả rất cao. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. KTDL không chỉ thúc đẩy “xuất khẩu tại chỗ” những sản phẩm hữu hình mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch. Những sản phẩm như các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán… thông qua hoạt động của KTDL mà đến với người dân ở các quốc gia trên thế giới.
Với hai loại sản phẩm xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản, vận chuyển và thuế xuất khẩu có
khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
- KTDL phát triển sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tiến bộ.
Sự phát triển của KTDL sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, nghĩa là khi KTDL phát triển sẽ kéo theo sự tăng giá trị dịch vụ và tăng tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ và các ngành hỗ trợ. Trước hết, hoạt động của KTDL cần có sự tham gia hỗ trợ liên ngành, như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, bưu điện, hải quan... KTDL càng phát triển thì sự tham gia của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác càng nhiều. KTDL mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển KTDL tạo các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Đồng thời, KTDL phát triển góp phần thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế ở cả các DNDL nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hỗn hợp và cả các hộ dân… Mặt khác, khi KTDL phát triển cũng có thể giúp thay đổi cơ cấu vùng kinh tế thông qua các hình thức liên kết giữa các tỉnh, giữa các vùng, giữa các nước để mở các tour du lịch.
Phát triển KTDL sẽ góp phần mở mang, thúc đẩy phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, ở những vùng phát triển KTDL, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc v.v... của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Ngoài ra, du khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước đó và sau đó du khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông vận tải phát triển.
- Sự phát triển của KTDL góp phần kích thích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Theo quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp, mức độ rủi ro thấp. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư không lớn như lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản, mà thu hồi vốn nhanh, doanh thu cao, thu hút được nhiều lao động góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm, giảm sức ép cho toàn xã hội.
- Sự phát triển của KTDL góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất, quan hệ buôn bán, hợp tác về các lĩnh vực dịch vụ…giữa các chủ thể và thành phần kinh tế.
Để đạt được mục tiêu phát triển KTDL, các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về du lịch đã tác động tích cực với nhau nhờ đó mà hình thành được các mối quan hệ kinh tế.
KTDL quốc tế phát triển, nhiều du khách có xu hướng khám phá những miền đất mới lạ, đi đến nhiều điểm du lịch trong một chuyến hành trình của mình...Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đi lại thuận tiện cho quá trình du lịch của du khách mà ngành giao thông quốc tế đã không ngừng quan tâm đầu tư phát triển. Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế, v.v…
Đối với những vùng lạc hậu xa xôi hẻo lánh, kinh tế khó khăn không thích hợp phát triển công nghiệp thì phát triển du lịch sẽ có ý nghĩa quan trọng đến việc xoá đói, giảm nghèo, dần đi đến làm giàu. Đồng thời, sự phát triển của KTDL sẽ trực tiếp tăng thu nhập tài chính của nước nơi đón tiếp. Ngoài ra, du lịch phát triển còn “đánh thức” một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc bởi các lý do sau:
Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Nhờ vậy, nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc như: nghề khảm, sơn mài, tạc tượng, làm tranh lụa, gốm sứ v.v... có điều kiện phục hồi và phát triển.
- Sự phát triển KTDL góp phần tăng qui mô việc làm và thu nhập trong xã hội.
KTDL là ngành dịch vụ, có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp. Chính điều này có tác dụng lớn trong việc giảm áp lực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho chính phủ, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê năm 2011 của thế giới, KTDL là ngành tạo việc làm quan trọng: cứ 2,5 giây, KTDL tạo ra được một việc làm mới và dự báo đến năm 2015 cứ 10 lao động thì có một người làm trong KTDL (so với tỷ lệ hiện nay là 1/10). Hiện nay, cứ một buồng khách sạn từ 1 sao đến 3 sao trên thế giới thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại.
- Thông qua thu hút và mở rộng luồng khách quốc tế, sự phát triển của KTDL sẽ là kênh thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh nước chủ nhà.
KTDL là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho hàng hoá nội địa ra nước ngoài thông qua khách du lịch. Khi tham quan du lịch, du khách được tiếp cận với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp v.v... ở các nước làm du lịch. Với sự hài lòng cả về hình thức lẫn chất lượng của những hàng hóa đã được làm quen, qua kênh thông tin, lan truyền từ người này sang người khác, du khách thường giới thiệu cho những người thân và bạn bè của họ về những hàng hoá này. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm mặt hàng đó, nhờ vậy mà các nước làm du lịch xuất khẩu hàng hoá ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại
kênh thông tin của du khách đối với những người thân, bạn bè của họ ngày