- Nguyên nhân khách quan
3 Thu nhập từ khách du lịch
4.2.5.1. Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng:
Dựa vào định hướng phát triển KTDL chung, một số hoạt động hợp tác trong thời gian tới của vùng đối với khu vực bao gồm:i, tăng cường tạo thuận lợi
cho đi lại của khách du lịch trên EWEC và mở rộng phạm vi đi lại với các địa phương lân cận hành lang; ii, phát triển các tuyến du lịch quốc tế trên hành lang
và trong GMS, ví dụ tuyến du lịch tìm hiểu các cố đô: Huế - Luông Prabăng - Ayutthaya; quảng bá du lịch EWEC như một điểm đến thống nhất, hấp dẫn trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới;iii, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch trên
tuyến EWEC và xây dựng hệ thống điểm dừng chân hấp dẫn trên toàn tuyến. Đồng thời, các tỉnh Bắc Trung Bộ cùng các địa phương của Lào, Thái Lan và Mianma trên EWEC nên có cơ chế hợp tác phù hợp để bàn giải quyết các vấn đề chung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đưa ra những ý tưởng, những giải pháp có giá trị thực tiễn, tạo điều kiện cho KTDL của từng tỉnh và cả vùng phát triển mạnh mẽ hơn.
Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, một mặt, đề xuất Chính phủ mỗi nước ưu tiên các chính sách KT - XH, mặt khác, vùng cần chủ động xây dựng CSVC - HT cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của du lịch EWEC. Tăng cường các dịch vụ có chất lượng về điện nước, điện thoại, y tế, đổi tiền, lưu niệm, sửa chữa phương tiện vận chuyển, vệ sinh... tại các khu, tuyến, điểm du lịch.
-Hợp tác trong khuôn khổ các nước ASEAN
Trong thời gian tới, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước ASEAN về các mặt sau: i, Cần hợp tác với các nước ASEAN để hình thành các gói sản phẩm du lịch khu vực liên kết giữa các nước ASEAN theo các nhóm: du lịch tàu biển, du lịch đường sông; du lịch văn hóa và du lịch gắn với các di sản; du lịch gắn với thiên nhiên; du lịch
cộng đồng;ii, Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ
hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan - Mianma; v.v… iii, Cần chủ động và tích cực hơn trong việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù để thu hút khách trong khu vực ASEAN.
-Hợp tác trong khuôn khổ với các nước WTO
+ Các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay cần tìm ra chiến lược phù hợp để đối phó với cạnh tranh từ doanh nghiệp lữ hành gửi khách nước ngoài trong giai đoạn tự do hóa thị trường du lịch sau khi gia nhập WTO. Một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp cần quan tâm là trở thành các đối tác, liên minh chiến lược của các hãng lữ hành lớn và nổi tiếng trên thế giới dưới hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác, tái cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt nhằm tận dụng được nguồn khách và nghiệp vụ quản lý, điều hành tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần coi liên doanh với các công ty nước trong WTO là một con đường để thâm nhập thị trường và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở vùng này cũng phải tái cơ cấu tổ chức theo hướng tăng cường liên kết dọc và liên kết ngang trong mọi hoạt động của mình. Đồng thời, phải vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán… Chỉ có như vậy mới tạo ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận lợi ích giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và các hãng lữ hành gửi khách nước ngoài.
+ Trong những năm tới, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tăng cường mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước phát triển trong WTO để học hỏi kinh nghiệm trong chiến lược phát triển KTDL. Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo cho phát triển KTDL bền vững. Cần có chính sách quốc gia xuyên xuốt để tạo điều kiện cho KTDL cạnh tranh quốc tế, thực hiện đúng các cam kết về du lịch với các tổ chức quốc tế, nhất là các cam kết với WTO.