Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 122 - 125)

- Nguyên nhân khách quan

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

-Những cơ hội mới:

+ Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực, toàn cầu và song phương, tạo cơ hội cho phát triển các quan hệ

kinh tế trong KTDL. Đồng thời, cùng với việc nâng cấp và mở rộng hoạt động các cửa khẩu đường bộ nối Bắc Trung Bộ với các nước thuộc GMS qua tuyến EWEC, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cầu Treo, với việc hình thành khu kinh tế, đã tạo cơ hội lớn để KTDL Bắc Trung Bộ thu hút khách quốc tế.

+ Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đang tiến hành cấu trúc lại nền kinh tế: chuyển sản xuất từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng phát triển bền vững… đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở KTDL của các tỉnh trong vùng.

+ Việt Nam đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, đây là cơ hội để phát triển CSVC - HT cho KTDL. Hiện nay, hệ thống các sân bay ở các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thọ Xuân (Thanh Hóa) Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên - Huế)… đã được nâng cấp và đưa vào sử dụng, trong đó sân bay Phú Bài trở thành sân bay quốc tế, v.v... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KTDL.

+ Trình độ nhận thức của các cấp, ngành và người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được nâng lên một cách đáng kể. Các tỉnh đều quan tâm xây

dựng quy hoạch phát triển KTDL nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, làm căn cứ cho đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách. Các tỉnh trong vùng đều có Nghị quyết riêng về phát triển KTDL. Sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phát triển KTDL, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH chung của địa phương.

+ Sự phát triển về nguồn nhân lực du lịch. Người Việt Nam nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy trong việc tiếp thu yếu tố mới, đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Với cơ cấu dân số trẻ, nhiều lao động ở độ tuổi còn sung sức, Bắc Trung Bộ có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói

chung và đối với phát triển KTDL nói riêng. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

- Những khó khăn, thách thức:

+ Việc khai thác tài nguyên, môi trường du lịch và nhân văn chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ thể: hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp. Thực tế cho thấy, sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển KTDL bền vững.

+ Nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển

nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa thì chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp. Mặt khác, chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng HNKTQT và cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

+ Khả năng đáp ứng về nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế. Do mới

được hình thành nên thị trường vốn của Bắc Trung Bộ còn yếu về tiềm lực. Vì vậy, thị trường vốn ấy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết của nó. Các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KTDL tuy đã chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tình trạng treo do thiếu các điều kiện liên quan: CSVC - HT, nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ.

+ Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với KTDL

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là ngành còn non trẻ và tồn tại nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia,

Philippin, Campuchia đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư, khả năng thu hút khách quốc tế, cả về chất lượng, hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các tỉnh Bắc Trung Bộ phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)