*Nhà nước tạo môi trường kinh tế, chính trị và xã hội.
Do KTDL được vận hành theo nguyên tắc thị trường, tác động qua lại giữa người bán và người mua sản phẩm du lịch, nên môi trường kinh doanh là yếu tố rất quan trọng. Thực tế cho thấy, khách du lịch chỉ có thể đến các điểm du lịch, các nước có sự ổn định và an toàn. Sự ổn định về môi trường kinh tế, chính trị và xã hội là một yếu tố rất quan trọng cho KTDL của một nước hay một vùng.
Môi trường chính trị thể hiện trước hết ở hệ thống pháp luật, chính sách
quan trọng cho sự phát triển nói chung, KTDL nói riêng. Thực tế cho thấy, một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình (không có điều kiện để phát triển KTDL và cũng không thu hút đư ợc khách du lịch).
Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định như Thụy Sỹ, Áo, Thụy Điển, …thường có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Ngược lại, ở những nước có sự bất ổn về sự tranh chấp của các đảng phái, đảo chính quân sự, đấu tranh, biểu tình liên miên v.v… thì khó có thể phát triển được KTDL.
Môi trường KT - XHcủa KTDL thể hiện trước hết ở mức độ phát triển của các ngành nghề và tình hình về năng suất lao động ở quốc gia đó. Do KTDL là ngành kinh tế tổng hợp, nên nó chỉ phát triển khi các ngành kinh tế khác được phát triển. Không thể nói KTDL phát triển trong điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, khách sạn, nhà hàng… còn ở trình độ thấp. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, thì nhu cầu du lịch của họ cũng đư ợc nâng lên. Khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng, nếu cầu du lịch tăng, thì tất yếu làm cung về du lịch tăng lên.
*Nhà nước hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển KTDL.
Chiến lược phát triển KTDL là một bộ phận cấu thành trong chiến lược
phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước. Nó quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu về sự phát triển KTDL, những con đường và cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ dài. Chiến lược phát triển KTDL là công cụ để cung cấp một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của KTDL trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu mà việc kinh doanh du lịch đã đề ra. Đây là sự lựa chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển KTDL, đồng thời xác định các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để đạt các mục tiêu trong KTDL. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược KTDL có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh về KTDL.
Quy hoạch du lịch là tập hợp lý luận và thực tiễn, nhằm thực hiện hoặc
tham gia vào những lựa chọn tổng thể; hoặc những điểm du lịch riêng rẽ có liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất như: đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lao động, tăng cường tuyên truyền quảng bá, thực hiện các chiến lược về thị trường… Công tác này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà KTDL có thể đem lại cho cộng đồng, cho DNDL. Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của KTDL. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển KTDL thiếu tính kiểm soát. Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn… từ đó làm suy giảm hiệu quả KT - XH.