Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 135)

- Nguyên nhân khách quan

3 Thu nhập từ khách du lịch

4.2.1.2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

Để thực hiện thành công chiến lược chung của cả nước về phát triển KTDL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó đưa KTDL các tỉnh Bắc Trung Bộ trở thành trọng điểm quốc gia, cần tiếp tục đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Những giải pháp cụ thể là:

-Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, trong công tác tổ chức, quản lý cần tập trung tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện điều tra tài nguyên; chú trọng kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp; nâng cao trình độ quản lý du lịch cho các cấp, các ngành.

-Hình thành Ban điều phối KTDL của vùng để điều phối các hoạt động xây dựng chính sách, chiến lược, đầu tư và kêu gọi đầu tư cho KTDL cũng như công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

- Kiện toàn hệ thống quản lý từ tỉnh đến địa phương về KTDL; sắp xếp lại các DNDL nhà nước, hình thành các công ty mạnh, cần đa dạng hoá sở hữu. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và DNDL.

- Nâng cao trình độ quản lý nhà nước và nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch. Quản lý nhà nước trong KTDL là quá trình tác động của các cơ quan quản lý hoạt động du lịch đến các đối tượng quản lý nhằm

đạt hiệu quả cao nhất trên phương diện KT - XH. Vì thế, muốn đạt được hiệu quả trong KTDL, những năm tới công tác này cần phải:

+ Củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về KTDL tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Tiến hành rà soát và tổ chức lại hệ thống các Ban quản lý các khu du lịch; xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của Ban quản lý khu du lịch; điều chỉnh bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

+ Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như tin h ọc, ngoại ngữ... cho đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch trong các cơ quan nhà nước của các tỉnh, cán bộ quản lý tại các DNDL. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình đầu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực cho đội ngũ này.

+ Cần xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của các sở du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo chung của ngành. Có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để nhằm nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)