- Du lịch hội nghị, hội thảo, festival; DLST Bạch Mã, Tam Giang.
3.3.1. Kết quả đạt được của kinh tế du lịch Bắc Trung Bộ trên các lĩnh vực
lĩnh vực
- Thu nhập từ khách du lịch tăng đáng kể.
Nhìn chung, thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2000, tổng thu nhập từ khách du lịch đạt 507,3 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt mức 1.318,8 tỷ đồng, năm 2008 đạt 2.937,9 tỷ đồng và đến cuối năm 2011 con số đó đã đạt 5.233,8 tỷ đồng, gấp 10,3 lần so với năm 2000 (bảng 3.4). Bảng 3.4: Thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) Đơn vị: Tỷ đồng Tên tỉnh Năm Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị TT - Huế Tổng của Vùng % tăng giảm 2000 84,1 135,3 51,4 18,5 28,0 190,0 507.3 2001 101,5 114,0 53,1 21,7 18,1 232,0 540.4 6.5 2002 126,3 131,8 63,0 26,5 22,7 302,0 672.3 24.4 2003 141,1 155,2 78,0 35,1 31,9 280,0 721.3 7.3 2004 160,0 230,2 95,7 60,0 40,8 368,0 954.7 32.4 2005 245,9 346,7 54,4 67,8 60,7 543,4 1.318,9 38.1 2006 385,0 419,5 71,6 80,2 78,0 731,3 1.765,6 33.9 2007 523,5 532,9 95,4 111,4 105,3 1.060,3 2.428,8 37.6 2008 755,0 686.7 120,1 115, 2 120,0 1.143,5 2.138,6 -11.9 2009 910,0 720,0 155,8 137,0 660,0 1.203,0 3.785,8 77.0 2010 1.200,0 1.003,0 223,0 150,0 790,0 1.381,0 4747 25.4 2011 1.530,0 1.300,0 265,0 256,8 225,0 1.657,0 5.233,8 10.3
Nguồn: - Số liệu: Viện NC & PT Du lịch - Xử lý: Nghiên cứu sinh
Mặc dù, năm 2003 tuy bị ảnh hưởng của bệnh dịch cúm gà, dịch SAR và khủng hoảng kinh tế nhưng tổng thu nhập từ khách du lịch của toàn vùng
vẫn đạt con số là 721,3 tỷ đồng (tăng 7,3 % so với năm 2002). Và từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên mức thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng đã giảm đi đáng kể. Nếu năm 2007 mức tăng so với năm 2006 là 37,6% thì đến năm 2008 con số đó chỉ còn là -11.9%.
So sánh với cả nước, tổng thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (trung bình khoảng 4,02 tổng thu nhập từ khách du lịch cả nước, chỉ cao hơn vùng đồng bằng Sông Cửu Long 3,0% và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 3,97%). Tuy nhiên,vùng này lại là vùng có tốc độ tăng trưởng thu nhập từ khách du lịch bình quân khá nhanh 23,6%/ năm trong giai đoạn 2000 - 2011 [58, tr.37], chỉ xếp sau vùng trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - là những vùng KTDL phát triển bởi có những sản phẩm du lịch đặc thù. Điều đó cho thấy, sức hấp dẫn cũng như triển vọng KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ(biểu đồ 3.6).
Biểu đồ 3.6: So sánh tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung
Bộ với các khu vực khác (2000 - 2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
- Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch đã có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu cơ cấu thu nhập chung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Hiện nay, nguồn thu từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí tăng mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, doanh thu từ dịch vụ lữ hành - vận chuyển đã tăng từ 2,67% vào năm 2009 lên 3,1% vào năm 2011; thu nhập từ dịch vụ vui chơi giải trí tăng từ 3,25% năm 2009 lên 9,85% năm 2011. Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống, bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (xấp xỉ 40% trong tổng thu nhập từ khách du lịch)(biểu đồ 3.7).
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh
Bắc Trung Bộ (2009 - 2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
Như vậy, cho đến nay nếu xét trên góc độ tổng thể thì thu nhập của KTDL không thua kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, KTDL ở Bắc Trung Bộ là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống
có từ lâu đời. Thực tế cho thấy, nếu tổ chức kinh doanh tốt và có môi trường thuận lợi hơn thì có thể còn phát huy nhiều hơn nữa tiềm năng cho phát triển KTDL của các tỉnh trong vùng.
- Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch phân theo các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Từ năm 2006 đến nay,mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong khi mức đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước trong KTDL gần như là không thay đổi (biểu đồ 3.8). Điều đó, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh
tế đang chuyển biến theo hướng mở rộng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng cường xã hội hóa trong KTDL. Đặc biệt, trong xu thế HNKTQT hiện nay khi mà các DNDL vừa và nhỏ luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, dễ thích ứng với thị trường thì luôn đạt hiệu quả cao, còn các DNDL thuộc sở hữu nhà nước với bộ máy tổ chức quá kồng kềnh sẽ chậm đổi mới, khó thích ứng với xu thế của thời đại thì hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay là tích cực, phù hợp với xu thế HNKTQT.
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh
Bắc Trung Bộ phân theo các thành phần kinh tế (2006 - 2011)
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: - Niên giám thống kê của các tỉnh Bắc Trung Bộ - Xử lý: Nghiên cứu sinh
-Thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc tại các cơ sở du lịch.
KTDL là ngành có nhu cầu về lao động rất cao, vì thế hàng năm ngành đã thu hút được số lượng lao động tương đối lớn, góp phần vào việc giảm sức ép đối với toàn xã hội. Theo thống kê của Viện NC & PT Du lịch và tính toán của tác giả, năm 2000 KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giải quyết được 8.650 lao động trực tiếp và khoảng 20.760 lao động gián tiếp, đến năm 2011 con số này đã lên tới 31.172 lao động trực tiếp và khoảng 74.813 lao động gián tiếp, tăng gấp 3,6 lần cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp so với năm 2000 (biểu đồ 3.9), góp phần quan trọng trong việc giảm sức ép về dư thừa
lao động trong xã hội.
Biểu đồ 3.9: Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000- 2011)
Nguồn: - Viện NC & PT Du lịch - Xử lý: Nghiên cứu sinh.
Hàng năm, tỷ lệ lao động tham gia trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tăng lên đáng kể so với tổng lực lượng lao động du lịch của cả nước. Năm 2000, số lao động trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là 8.650 người (chiếm tỷ lệ 5,70% so với cả nước), đến 2005 tăng lên 17.040 người (chiếm tỷ lệ 6,20% so với cả nước). Đến năm 2011 tăng lên con số 32.625 người (so với cả nước con số đó chiếm tỷ lệ 6,08%, tăng 0,38% so với năm 2000)(bảng 3.5).
Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ so với cả nước (2000 - 2011)
Đơn vị tính: người
STT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 2011
1 Khu vực Bắc Trung Bộ 8.650 17.040 27.486 31.172 32.6252 Cả nước 151.754 274.839 474.715 509.346 536.595 2 Cả nước 151.754 274.839 474.715 509.346 536.595 3 Tỷ lệ % so với cả nước 5,70% 6,20% 5,79% 6,12% 6,08%
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
- Quy mô đầu tư cho phát triển KTDL tăng lên theo thời gian
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến tháng 12 năm 2011, khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hút được 203 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký: 19,2 tỷ USD và vốn điều lệ: 4,1 tỷ USD, chiếm 1,5% số dự án và 9,7% số vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện bộ mặt KT - XH của các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và là đòn bẩy quan trọng hỗ trợ phát triển KTDL.
Thu hút vốn đầu tư trong nước: Trong những năm qua, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển CSVC - HT du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong giai đoạn 2001 - 2009, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển CSVC - HT du lịch của vùng vào khoảng 794,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,2% tổng số vốn ngân sách nhà nước cho CSVC - HT của KTDL và đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển KTDL của các thành phần kinh tế khác, nhất là khối tư nhân.
Tình hình thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch: Trong thời gian qua, công tác đầu tư phát triển các khu du lịch cũng đư ợc quan tâm phát triển. Đến nay, trong vùng đã thu hút đư ợc các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn ITC - Hoa Kỳ, Hiệp hội đầu tư quốc tế Hồng Kông, Tổng công ty du lịch Sài Gòn… đầu tư khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Đáng chú ý là các khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, khu du lịch suối khoáng Bang, khu du lịch Đồng Hới - Nhật Lệ, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), khu DLST ven biển Cửa Tùng (Quảng Trị), khu du lịch biển Diễn Thành (Nghệ An), khu du lịch Làng Xanh (Thừa Thiên - Huế) v.v…
- Hoạt động của KTDL đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Về kinh tế: Đóng góp trong GDP, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong xuất khẩu… KTDL tạo động lực, lôi kéo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Từ năm 2000 đến nay, thu nhập ngân sách bình quân của vùng 7 - 8% mỗi năm, trong đó, ngành dịch vụ nói chung và KTDL nói riêng đã có những đóng góp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2000 KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đóng góp khoảng 75 triệu USD vào thu nhập ngân sách của vùng, đến năm 2010 con số này đã lên tới 134 triệu USD, gấp 1,8 lần trong vòng 10 năm.
KTDL được phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đến nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cơ cấu kinh tế đã và đang được chuyển đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã và đang giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước. Năm 2006, giá trị GDP của khu vực dịch vụ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (trong đó có KTDL) mới chiếm tỷ trọng 35,2% trong GDP, đến năm 2007 là 35,5%, năm 2009 đã chiếm tỷ trọng 35,7 % và năm 2011 là 36,0 % trong GDP của toàn vùng(biểu đồ 3.10).
Biểu đồ 3.10: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ
(2006 - 2011)
Nguồn: - NGTK của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2011 - Xử lý: Nghiên cứu sinh
KTDL phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng như phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, xây dựng, hàng không… Du khách đến với các tỉnh Bắc Trung Bộ từ nhiều vùng miền, nhiều nước khác nhau, trong chuyến đi họ có thể mua loại dịch vụ vận chuyển khác nhau, họ có thể sử dùng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông để liên hệ với bạn bè, người thân; đồng thời sau mỗi chuyến đi họ thường mong muốn mang về nơi họ sinh sống những mặt hàng đặc trưng của nơi họ đã tới thăm để làm kỷ niệm hoặc tặng cho người thân của họ… Chính vì lẽ đó, việc phát triển KTDL sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Thực tế, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm qua cho thấy, nhờ sự phát triển của KTDL mà ngành bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải…đã có những bước tiến đáng kể. Song, ngược lại sự phối hợp và tác động qua lại của các ngành kinh tế trong vùng cũng như sự hợp tác quốc tế có hiệu quả về lĩnh vực du lịch, tạo đà cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp cận được với thị trường trong nước và quốc tế để phát triển.
+ Về xã hội: Tạo việc làm, giảm thất nghiệp; tạo ý thức cho người dân và các cấp các ngành trong việc gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển tiềm năng du lịch của địa phương; tạo động lực xây dựng nông thôn mới.
Khi KTDL phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để nâng cao học tập nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi KTDL phát triển, luồng du khách đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau, vì thế, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này đã góp phần làm cho đời sống xã hội của các địa phương trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn. Chẳng hạn, nhờ có sự phát triển của KTDL mà đời sống nhân dân ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Phong Nha (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế)… được cải thiện đáng kể cả về kinh tế lẫn văn hóa, xã hội.