Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 143 - 145)

- Nguyên nhân khách quan

3 Thu nhập từ khách du lịch

4.2.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động làm du lịch về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KTDL đối với việc phát triển KT - XH của vùng. Nội dung công tác tuyên truyền vận động cần làm rõ vai trò của KTDL trong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác... để từ đó giáo dục ý thức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch. Để làm được điều đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần có định hướng đúng đắn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển các loại hình du lịch gắn với củng cố, sắp xếp lại các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch và việc đưa ra chỉ tiêu đào tạo cho từng loại đối tượng lao động theo yêu cầu phát triển của ngành. Hàng năm, cần tiếp tục tổ chức chặt chẽ

các cuộc thi tay nghề như lễ tân, hướng dẫn viên, nhà kinh doanh giỏi... nhằm thúc đẩy phong trào thi đua và tôn vinh những người lao động giỏi trong KTDL.

Bảo đảm tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ KH - CN, tránh tình trạng chỉ tập trung đào tạo ở bậc đại học mà ít quan tâm đến việc đào tạo ở các trường trung cấp, trung tâm dạy nghề; cần đào tạo đồng bộ ở tất cả các khâu như tiếp thị, phục vụ, thuyết minh viên,... đồng thời, phải tạo ra môi trường nghề thật sự ở các cơ sở đào tạo, “học đi đôi với hành”. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo: kết hợp đào tạo lại, đào tạo mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đào tạo ngắn hạn, dài hạn… cho tất cả các trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo về ngành du lịch với các DNDL trên địa bàn Bắc Trung Bộ, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn cần xác định được cơ cấu đào tạo phù hợp sẽ tránh được sự mất cân bằng cung cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội và tránh được trình trạng “thợ ít, thầy nhiều” trong lĩnh vực du lịch.

Hoàn thiện cơ chế quản lý lao động trong DNDL: thực hiện tốt việc đóng bảo hiểm cho người lao động, có kế hoạch cụ thể trong việc tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ cho người lao động trong các DNDL, chỉ tuyển dụng những lao động đã có chứng chỉ được đào tạo nghiệp vụ du lịch. Các DNDL cần tuyển đội ngũ thuyết minh viên giỏi làm việc tại các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia. Việc đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ thuyết minh phải được thực hiện dựa trên các tiêu chí của ngành Văn hoá - Thông tin. Xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, trước hết cần phải đáp ứng tiêu chí về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sau đó cần có phẩm chất nhiệt tình, chu đáo và luôn tôn trọng các nguyên tắc sau đây:1, luôn lịch thiệp, ân cần, gây thiện cảm tối đa; 2, luôn có nụ cười khi tiếp

xúc với khách; 3, luôn có mặt khi khách cần và hiểu rõ nhiệm vụ của mình; 4,

luôn chứng tỏ đã cố gắng hết mình;5, loại bỏ tức khắc mọi sự nhàm chán...v.v.

Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc về nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)