Liên kết để phát triển kinh tế du lịc hở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 149 - 152)

- Nguyên nhân khách quan

3 Thu nhập từ khách du lịch

4.2.5.1. Liên kết để phát triển kinh tế du lịc hở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Mở rộng liên kết nội vùng và ngoại vùng trong việc tạo ra những sản

phẩm du lịch độc đáo, kết nối tour du lịch một cách có hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm tới, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần coi trọng:

Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của sự liên kết trước

một điểm đến chung”. Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên du lịch của nhau, các bên cũng cần tạo nên các sản phẩm có tính kết nối cao hơn. Đồng thời, nâng cao tuyên truyền, cùng nhau tham gia vào các hoạt động xúc tiến, quảng bá, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch trong vùng, nhằm tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch, thu hút nhiều hơn nữa các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hai là, thống nhất về quy hoạch, phát triển mạnh hệ thống giao thông, cơ

sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Cần xây dựng đề án quy hoạch KTDL của mỗi tỉnh và từ đó đưa ra quy hoạch cho toàn vùng. Xây dựng các trung tâm KTDL lớn, đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nối các chương trình du lịch của các tỉnh trong nội vùng và giữa các vùng du lịch với nhau, nhất là quan tâm liên kết với hai vùng lân cận là Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

Ba là, khuyến khích đầu tư cho các dịch vụ còn thiếu và chưa đạt chất

lượng, đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển, địa điểm mua sắm trên đường, khu giải trí ban đêm. Cần có cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư cho KTDL tại khu vực kinh tế cửa khẩu. Đây sẽ là những cơ hội mới để các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hợp tác với các DNDL trong và ngoài nước tạo lập sản phẩm du lịch chung, thực hiện kết nối các chương trình du lịch để thu hút du khách quốc tế.

Bốn là, phối hợp xây dựng chương trình, sản phẩm du lịch độc đáo, đặc

sắc, mang tính riêng biệt của mỗi tỉnh. Các địa phương cần hỗ trợ nhau trong việc sưu tập, phục hồi và phát triển các sản phẩm du lịch: các làn điệu dân ca đặc trưng, các lễ hội đặc sắc, các làng nghề sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật quý hiếm của từng tỉnh... Những sản phẩm này được chọn lọc đưa vào từng chương trình du lịch, từng sản phẩm du lịch ở các địa phương trong vùng. Sự kết nối tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm du lịch trong cùng một tuyến du lịch với các sản phẩm đặc sắc nhất và đó chính là yếu tố giữ chân du khách.

Năm là, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo các cơ quan quản

lý du lịch địa phương sát sao hơn nữa. Đồng thời, các cơ quan quản lý du lịch địa phương cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để có biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là lữ hành quốc tế; quản lý tốt các khu, điểm du lịch, xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách để bán hàng, xin tiền, lừa đảo và hành hung du khách. Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các vùng lân cận như Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ để tạo lập các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng.

Sáu là, muốn KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển đồng đều mà

không lãng phí, cần phối hợp chặt chẽ, liên kết để tạo sản phẩm du lịch chung cho toàn vùng và sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi tỉnh nhằm tránh sự trùng lắp về sản phẩm du lịch. Khuyến khích các ngành liên quan: Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Ngoại giao… chủ động tích cực tham gia cung ứng dịch vụ du lịch trên cơ sở KTDL là chủ lực. Việc liên kết giữa các ngành cần được phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt, chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm du lịch thật hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

Bảy là, mở rộng KTDL nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các cá

nhân, tổ chức trên địa bàn vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, một mặt, nhằm huy động được mọi nguồn lực: nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên,… phát huy được lợi thế so sánh của vùng, mặt khác, phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong đường lối phát triển KTDL nhiều thành phần ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần đảm bảo được vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

Nhìn chung, cần có sự liên kết thực sự, đi vào bản chất của các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ. Việc xác định rõ những vấn đề chủ yếu đặt ra trên đây sẽ góp phần làm rõ bức tranh du lịch Bắc Trung Bộ trong thời gian

tới, sao cho sự phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tương xứng với vị trí và tiềm năng, để xứng đáng là điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam, du lịch GMS và để KTDL thực sự là ngành kinh tế quan trọng của phát triển KT - XH ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt định hướng liên kết du lịch, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tìm ra “một nhạc trưởng xứng tầm”.

4.2.5.1. Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế dulịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)