- Tài nguyên tự nhiên
3.2.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành
Hệ thống DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện có 33 DNDL lữ hành quốc tế, chiếm 3,0% số DNDL của cả nước. DNDL lữ hành quốc tế hiện chủ yếu tập trung tại Thừa Thiên - Huế (12 doanh nghiệp, bằng 33% tổng số DNDL lữ hành của khu vực), tiếp đến là Nghệ An (10 doanh nghiệp), Quảng Trị (5 doanh nghiệp), Thanh Hóa (4 doanh nghiệp), Hà Tĩnh (1 doanh nghiệp), Quảng Bình (1 doanh nghiệp) [58, tr.42].
Hiện nay, thông qua các dự án đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn, một vài DNDL lữ hành nội địa tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã tiếp cận với một số thị trường Đông Bắc Á và bước đầu đã tạo được nguồn khách quốc tế đáng kể. Đặc biệt, có một số DNDL đã làm chủ được việc thu hút khách từ Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào nhập cảnh vào bằng đường bộ (loại hình caravan) qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đưa đón được một lượng lớn cả khách du lịch quốc tế và trong nước. Quy mô lượng khách ngày càng tăng lên và cơ cấu nguồn khách có thay đổi theo hướng tích cực cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ:
Năm 2000, KTDL các tỉnh Bắc Trung Bộ mới chỉ đón được 1.796.043 khách du lịch; năm 2005 lượng khách du lịch đến các tỉnh này tăng lên
4.566.547 lượt khách; năm 2010, lượng khách du lịch đến khu vực này đã vượt qua ngưỡng 10,15 triệu lượt và đến cuối năm 2011 con số đó đã đ ạt 11,595 triệu lượt khách du lịch (chiếm tỷ lệ bình quân xấp xỉ 10,02% tổng số lượt khách du lịch đi lại ở Việt Nam). Tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2000 - 2011 đạt 18,5%/năm. Với tình hình phát triển khách du lịch như mấy năm gần đây, trong những năm tới nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lùi xa thì chắc chắn KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tạo đà cho ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, xứng đáng với vai trò, vị trí trong cơ cấu kinh tế chung của vùng và cả nước.
+ Khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ.
Về tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế có chiều hướng ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ tương đối cao (14,7%/ năm). Năm 2000 số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ là 245,68 nghìn lượt, đến năm 2005 con số này đã đạt 481,93 nghìn lượt khách, năm 2008 với có số tăng trưởng ấn tượng là 1.001,54 nghìn lượt khách và năm 2011 là 947,35 nghìn lượt khách(biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1 :Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Nguồn: - Số liệu: Viện NC & PT Du lịch - Xử lý: Nghiên cứu sinh
+ Cơ cấu thị trường khách quốc tế: Về thị trường khách du lịch quốc tế
đến các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính của vùng là khách đến từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường này không đáng kể. Thay vào đó là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu (như Pháp, Đức, Anh), các nước Bắc Mỹ và các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (như Nhật Bản, Úc) và các nước Đông Nam Á(biểu đồ 3.2).
Biểu đồ 3.2: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh
Bắc Trung Bộ (2005 - 2011)
Đơn vị tính: nghìn lượt khách
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
Mục đích đi du lịch của khách quốc tế đến các tỉnh trong vùng cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là tham quan du lịch thuần túy, tham quan thắng cảnh. Ngoài ra, khách du lịch đi thăm người thân với một số lượng tương đối lớn do lượng Việt kiều tại Thái Lan, Lào về thăm quê hương nhiều. Lượng khách du lịch có mục đích thương mại và các mục đích khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Khách du lịch đến các tỉnh Bắc Trung Bộ vì những nguyên nhân: vẻ đẹp thiên nhiên các khu rừng nguyên sinh và đa dạng sinh thái, yếu tố lịch sử, đặc
biệt, họ muốn được hưởng không khí của vùng biển nơi đây; ngoài ra có một lượng lớn khách tham gia vào các chương trình du lịch xuyên Việt.
Riêng giai đoạn 2001 - 2003 mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trong đó đáng chú ý là dịch cúm gia cầm và dịch SARS. Nếu năm 2008 số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ tăng 17,5% so với năm 2007 thì đến năm 2009 con số đó đã giảm xuống còn -17,9.%. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là do tác động của yếu tố khách quan như suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai và do yếu tố chủ quan: cơ chế, chính sách phát triển KT - XH, chính sách xuất nhập cảnh v.v... Nhưng với sự nỗ lực chung của KTDL Việt Nam và các địa phương trong vùng, hai năm 2010 và 2011 lượng khách quốc tế đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8,6% và năm 2011 là 6,1%(biểu đồ 3.3).
Biểu đồ 3.3: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ
với các vùng khác trong nước (2000 - 2011)
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
Biểu trên cho thấy, khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2000 là 245,67 nghìn lượt khách (chỉ chiếm 5,96% tổng lưu lượng khách quốc tế đi lại trên toàn quốc); đến năm 2005 lượng khách quốc tế đến vùng là 481,93
nghìn lượt (chiếm 7,12% so với cả nước), năm 2008 là 1.001,54 nghìn lượt khách (chiếm 7,55 % so với cả nước) và năm 2011 là 947,35 nghìn lượt khách (chiếm 6,05% so với cả nước). Như vậy, số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ tuy có tăng nhưng so với cả nước, thị phần khách quốc tế của các tỉnh Bắc Trung Bộ đến nay vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc.
+ Khách du lịch nội địa đến Bắc Trung Bộ
Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm gần đây, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa. Kết quả phân tích số liệu thống kê về tình hình khách những năm qua cho thấy: số lượng khách nội địa đến du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng ngày càng tăng, chiếm thị phần lớn hơn so với khách quốc tế. Năm 2000 khách du lịch nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ là 1.550,36 nghìn lượt, năm 2005 con số này đã tăng lên là 3 .866,43 nghìn lượt khách, năm 2008 là 6.159,91 nghìn lượt khách và năm 2011 đạt con số ấn tượng là 10.648,51 nghìn lượt khách. Với tốc độ tăng trưởng khách bình quân là 19,3%/năm(biểu đồ 3.4).
Biểu đồ 3.4: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 -2011)
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Nguồn: - Số liệu: Viện NC & PT Du lịch - Xử lý: Nghiên cứu sinh
+ Cơ cấu thị trường khách nội địa: Thị trường khách du lịch nội địa đến các
tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu là khách đến từ các thành phố lớn trong cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu v.v...
Mục đích của khách du lịch nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ rất đa dạng, nhưng chủ yếu đi theo các hình thức: du lịch tắm biển, du lịch lễ hội - tín ngưỡng, du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch về nguồn, du lịch đảo. Khách du lịch nội địa đến khu vực Bắc Trung Bộ thường lựa chọn hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là những địa phương có tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt có khoảng cách tới thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không quá xa. Tỷ lệ khách du lịch nội địa quay trở lại các tỉnh Bắc Trung Bộ đang khá cao so với các vùng khác cả nước(biểu đồ 3.5).
Biểu đồ 3.5:So sánh lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác (2000 - 2011)
Đơn vị tính: nghìn lượt khách
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
Biểu trên cho thấy, số lượng khách nội địa đến Bắc Trung Bộ tuy có tăng hàng năm nhưng so với cả nước, thị phần khách nội địa của vùng Bắc Trung Bộ đến nay vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách nội địa đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Cụ thể, khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2000 là 1.550,36 nghìn lượt (chỉ chiếm 9,56 % tổng lưu lượng
khách nội địa đi lại trên toàn quốc); đến năm 2005 lượng khách nội địa đến vùng là 3.866,43 nghìn lượt (chiếm 10,56% so với cả nước), năm 2008 là 6.159,91 nghìn lượt khách (chiếm 11,05% so với cả nước) và năm 2011 là 10.648,51 nghìn lượt khách (chiếm 11,20% so với cả nước).