1.3.1.1. Nội dung, chương trình văn miêu tả ở trường Tiểu học
Trong chương trình TLV lớp 4 - 5, học sinh được trang bị kiến thức cần thức cần thiết về văn miêu tả, về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Các kiến thức này được cung cấp qua các nội dung : Cấu tạo bài văn miêu tả, Luyện tập quan sát, Luyện tập lập dàn ý, Luyện tập xây dựng đoạn văn, Bài viết và trả bài
viết. Các nội dung này là một khuôn mẫu, được lặp lại ở các kiểu bài văn miêu tả: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người.
Ngoài ra nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4, 5, còn có thêm cả những kiến thức lí thuyết sơ giản giúp HS nắm chắc về đặc điểm, kết cấu và phương pháp làm bài của từng kiểu văn miêu tả. Chương trình nhấn mạnh yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn. HS được học cách viết đoạn văn với nhiều nội dung và nhiều kiểu khác nhau ở một số dạng bài miêu tả các đối tượng quen thuộc, gần gũi với học sinh. Một khi kĩ năng xây dựng đoạn văn thành thạo, HS sẽ chủ động, tự tin hơn khi xây dựng được một văn bản miêu tả hoàn chỉnh.
1.3.1.2. Nội dung dạy học đoạn văn miêu tả
2.a. Chương trình dạy học viết đoạn văn miêu tả
2.b. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của việc viết đoạn văn ở Tiểu học
Thể loại
KHỐI
LỚP Tuần Tên bài
Số tiết
Tả đồ
vật BỐN
17 Đoạn văn trong bài miêu tả đồ vật 1 17 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 1 19 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
miêu tả đồ vật 1 19 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
miêu tả đồ vật 1 NĂM 24 Ôn tập về tả đồ vật 1
Tả cây cối
BỐN
22,23 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 2 23 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 1 24 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 1 25 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
miêu tả cây cối 1 26 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
miêu tả cây cối. 1 26 Luyện tập miêu tả cây cối 1 NĂM 27 Ôn tập tả cây cối 1 Tả con
vật
BỐN
31,32 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 2 32 Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong văn
miêu tả con vật 1 NĂM 30 Ồn tập về tả con vật 1 Tả cảnh NĂM 2,3,4, 7,8 Luyện tập tả cảnh 6 8 Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài) 1 Tả
người
13 Luyện tập tả người (tả ngoại hình) 1 19 Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài) 1 19 Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) 1 33 Ôn tập tả người 1
Tả đồ vật Đề bài
- Viết đoạn tả bao quát chiếc bút.
- Viết đoạn tả hình dáng bên ngoài và bên trong chiếc cặp của em.
- Viết đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
- Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho đề bài : tả một đồ dùng học tập của em.
- Viết đoạn kết bài cho một trong các đề bài : tả cái thước kẻ, tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà em, tả cái trống trường em.
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết cấu tạo, chức năng của đoạn văn trong văn bản (đoạn văn thuộc phần nào trong văn miêu tả), nội dung miêu tả của từng đoạn, hình thức thể hiện giúp nhận biết đoạn văn ; tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài.
- Viết được đoạn văn tả bao quát, tả hình dáng bên ngoài, tả đặc điểm bên trong của đồ vật quen thuộc
- Nắm vững các cách mở bài trực tiếp và gián tiếp, kết bài mở rộng và không mở rộng để viết được đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) ; kết bài (mở rộng và không mở rộng) cho bài văn miêu tả đồ vật.
Tả cây cối Đề bài
- Viết đoạn văn tả lá, thân, gốc của một cây mà em thích. - Viết đoạn văn tả loài hoa, thứ quả mà em thích.
- Viết đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết. - Viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn miêu tả cây chuối.
- Viết đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả.
- Viết đoạn kết bài mở rộng cho một trong các đề bài : tả cây tre ở làng quê, tả cây tràm ở quê em, tả cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Yêu cầu cần đạt
- Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Viết được đoạn văn tả ngắn tả bộ phận hoặc lợi ích của cây ăn quả, cây có hoa hoặc cây bóng mát.
- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.
- Nắm vững cách mở bài trực tiếp và gián tiếp ; kết bài mở rộng và không mở rộng để viết được đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) ; kết bài (mở rộng và không mở rộng) cho bài văn tả cây cối.
Tả con vật Đề bài
- Sắp xếp các câu văn tả hình dáng con chim gáy thành đoạn văn.
- Viết đoạn văn có chứa câu mở đoạn : “Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp”.
- Viết đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động của con vật mà em yêu thích.
- Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn tả con vật mà em thích. - Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả con vật mà em thích.
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết đoạn văn, cấu tạo và ý chính của từng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật (đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật) - Biết sắp xếp các câu cho trước thành đoạn văn ; bước đầu viết được một
đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
- Viết được đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của một con vật yêu thích. - Viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật
yêu thích.
Đề bài
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- Chọn một phần trong dàn ý tả cơn mưa, viết thành một đoạn văn. - Viết một đoạn văn theo dàn ý của bài văn tả ngôi trường của em.
- Viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn của bài văn tả cảnh Tây Nguyên theo ý em.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả cảnh sông nước, cảnh đẹp ở địa phương em.
- Viết một đoạn mở bài gián tiếp và một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
Yêu cầu cần đạt
- Phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn tả cảnh ; biết lựa chọn những chi tiết nổi bật của cảnh.
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của đoạn văn, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn.
- Biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả cảnh hoàn chỉnh có chi tiết và hình ảnh hợp lí, nêu rõ một số đặc điểm nổi bật, trình tự miêu tả.
- Dựa vào dàn ý thân bài viết được đoạn văn tả cảnh đẹp ở địa phương. - Nhận biết và phân biệt được cách viết hai kiểu mở bài (trực tiếp gián tiếp),
hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) ; viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
Tả người Đề bài
- Dựa vào dàn ý em đã lập ở bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp.
- Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
Yêu cầu cần đạt
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn ; tìm được 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
- Viết được đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát.
Qua việc phân tích chương trình TLV miêu tả ở lớp 4 - 5, chúng ta nhận thấy chương trình nhấn mạnh việc viết đoạn từ đó nâng cao thành kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh. Chương trình dành trọn 28 tiết cho nội dung luyện tập xây dựng đoạn văn (chiếm hơn phân nửa thời lượng của chương trình văn miêu tả của hai khối lớp 4, 5) được phân bổ qua 2 kiểu bài : Hình thành kiến thức mới và luyện tập. Nếu như trước đây chương trình CCGD không dạy lí thuyết về đoạn văn miêu tả thì chương trình hiện hành đã cung cấp cho các em một số kiến thức sơ đẳng về khái niệm đoạn văn, cấu tạo, đặc điểm, hình thức thể hiện, cách nhận biết một đoạn văn miêu tả. Bài lý thuyết TLV thường có 3 phần : nhận xét, ghi nhớ và phần luyện tập. Phần nhận xét đưa ra hệ thống câu hỏi sau đoạn văn miêu tả mẫu, nhằm mục đích giúp học sinh phân tích ngữ liệu để rút ra các kiến thức cần ghi nhớ về khái niệm, các quy tắc kinh nghiệm khi viết đoạn văn miêu tả. Phần ghi nhớ chỉ là kết luận rút ra một cách tự nhiên trên cơ sở những hiểu biết có được ở phần nhận xét. Phần luyện tập là một tổ hợp bài tập nhằm củng cố lại kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức này vào việc xây dựng một đoạn văn miêu tả. Thường xuất hiện trong phần luyện tập là hai loại bài : bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Bài tập nhận diện giúp học sinh nhận ra nội dung, đặc điểm các kiểu đoạn văn cần miêu tả. Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho học
sinh tạo lập đoạn văn theo theo nhiều cách khác nhau trước một đề bài, một gợi ý, một tình huống cụ thể.
Ngoài ra, chương trình còn xuất hiện thêm nhóm bài tập kiểm tra, điều