Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 96)

Như chúng tôi đã nêu ở mục 1.2.1.2, ngôn ngữ miêu tả bao giờ cũng là sự phong phú đa dạng của các từ gợi tả, gợi cảm, các tính từ, động từ, các phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh... Nhờ có sự phối hợp giữa các tính từ, các động từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy và các biện pháp tu từ mà ngôn ngữ trong văn miêu tả luôn gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc, tình cảm về sự vật được miêu tả.

Trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học, HS được làm quen với biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh qua các tiết LT&C ở lớp 3 và được củng cố lại ở chương trình TLV miêu tả lớp 5. Tuy nhiên các bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn chưa được đề cập nhiều trong SGK lớp 4 - 5. Do đó, khi viết đoạn văn miêu tả, HS thường chưa biết cách so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác, để chọn lựa được những từ ngữ có hình ảnh gợi tả, gợi cảm, cũng như sử dụng được biện pháp nhân hoá làm cho câu văn thêm uyển chuyển, mềm mại. Vì vậy đoạn văn HS viết ra thường khô khan, kém sinh động. Để khắc phục, chúng tôi đề xuất các bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ bao gồm các nhóm :

2.2.3.1. Bài tập nhận diện các biện pháp tu từ trong đoạn văn

Đây là những bài tập nhằm mục đích giúp HS nhận ra biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá) trong đoạn văn. Dữ kiện BT là những đoạn văn miêu tả có sử dụng các biện pháp tu từ. Lệnh của bài tập yêu cầu HS tìm ra những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ (nhân hoá hoặc so sánh) hay nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn miêu tả.

Ví dụ 1 : Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hoá trong

đoạn văn sau :

Sớm mai thức dậy, một cơn gió thoảng qua đưa cái lạnh đến. Mùa đông đã về. Trời âm u, thật lạnh nên bác mặt trời cứ đắp cái chăn đen ngủ hoài mặc cho chú gà trống gọi. Bé tung chăn đi rửa mặt và vui vẻ đến trường. Bác mặt trời xấu hổ vì thua bé nên vội vàng chiếu những tia nắng vàng xuống đánh thức mọi vật.

(Mùa đông đến, Huỳnh Thị Phương Thảo) Ví dụ 2 : Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới

Chàng gà chọi

Chàng gà chọi đứng thẳng người, hai cái cẳng chân cứng và lẳn như hai thanh sắt, phủ đầy những lớp vẩy lớn sáp vàng bóng. Đôi bắp đùi chắc nịch, gân lên những thịt. Chàng chỉ có lông trổ ra hai cánh, ở trên lưng, ở đuôi và lơ thơ mấy chiếc quăn queo ở dưới bụng. Lông ấy được xén, cắt thực gọn. Đầu chàng to và hung dữ như chiếc nắm đấm. Cái cổ bạnh và hai bắp đùi thì để lộ ra. Da chàng đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quết một lớp sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào, những tai, những mấy cái ria mép tím lịm như mặt anh say rượu. Một bên mắt thì lép mịt mờ, còn một bên thì cứ chớp chớp nháy nháy như cái vòng tròn vàng hoe.

(Tô Hoài) a) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả đặc điểm của

chàng gà chọi ?

b) Hãy ghi lại những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật được nêu ở câu a ?

c) Biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn văn có tác dụng gì ?

2.2.3.2. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ

Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ có mục đích giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã được học về biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh) để thêm bộ phận còn thiếu trong câu, đoạn nhằm tạo ra những câu văn, đoạn văn gợi tả, gợicảm. Nhóm bài tập này được chúng tôi phân chia thành 2 mức độ :

Mức độ thứ nhất : Dữ kiện của bài tập gồm các đoạn văn miêu tả được lược bỏ những hình ảnh so sánh, nhân hoá. Lệnh của bài tập yêu cầu HS lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh so sánh hay nhân hoá cho sẵn vào chỗ thích hợp.

Ví dụ : Điền từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống trong đoạn văn sau

để có những hình ảnh so sánh đúng :

Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ vươn lên phơi phới. Những tàu lá xanh ngắt như……….(1). Những hạt mưa gõ vào tàu lá tạo ra những âm thanh nghe thật vui tai. Cái đọt chuối cuốn tròn màu xanh cẩm thạch như……….(2). Dưới nắng xuân, lá chuối xanh ngời lên óng ánh như……….(3). Những làn gió nhẹ lướt qua khiến cho những tàu lá chuối uốn cong phập phồng. Có đứng ngắm những hoa chuối trong vườn mới thấy thú vị. Mỗi hoa chuối như……….(4).

(Theo Lê Như Cương) a) Một ngón tay búp măng trỏ lên bầu trời

b) Những bàn tay xanh nõn nà phe phẩy rung động. c) Một ngọn lửa lấp ló trong một màu xanh bình dị d) Những tấm gương

Mức độ thứ hai : Dữ kiện của bài tập gồm tập hợp các câu văn miêu tả. Lệnh của bài tập yêu cầu HS điền thêm vế câu để tạo ra những hình ảnh so sánh, nhân hoá trong câu.

Ví dụ1 : Hãy thêm vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống

ở mỗi dòng dưới đây, tạo thành một câu văn có ý mới mẻ, sinh động và đầy cảm xúc.

a) Những con ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như... b) Rễ cây phượng nổi lên mặt đất mang nhiều hình thù quái lạ như... c) Đôi cánh gà mẹ xoè ra che chở cho các chú gà con giống như ... Ví dụ 2 : Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu văn sau cho gợi

cảm hơn

a) Những bông hoa đang nở trong nắng sớm. b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên cây.

c) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ. d) Ánh trăng chiếu qua kẽ lá.

e) Mặt trời đang mọc ở đằng đông.

2.2.3.3. Bài tập sáng tạo yêu cầu học sinh sử dụng các biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, cảm xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là những bài tập giúp cho HS phát huy khả năng sáng tạo khi viết câu, đoạn văn miêu tả. Loại bài tập này yêu cầu HS sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết những câu văn, đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc. Dữ kiện của bài tập thường là những chi tiết, sự vật cần được miêu tả. Lệnh bài tập yêu cầu HS đặt câu hay viết một đoạn văn ngắn xoay quanh các đối tượng miêu tả đã cho, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ đã học.

Ví dụ 1 : Viết ba câu văn có hình ảnh nhân hoá để tả : - Giọt nắng sớm

- Cánh cổng trường - Lá cờ giữa sân trường

Ví dụ 2 : Viết lại các đoạn văn sau cho phong phú và giàu hình ảnh

hơn

Gốc cây màu nâu. Thân cây màu xanh đậm. Cành cây có nhiều gai nhọn. Hoa hồng đỏ tươi. Cánh hoa tròn phân thành từng lớp cuộn chặt lấy nhau nhờ một đài hoa nâng đỡ phía dưới.

Ví dụ 2 : Viết đoạn văn (khoảng 3 - 4 câu) tả cây cối trong cơn mưa có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Ví dụ 3 : Viết đoạn văn miêu tả một đồ dùng học tập có sử dụng hình

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 96)