Các bước trong quy trình rèn luyện kĩ năngviết đoạn văn miêu tả cho

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 82)

cho HS lớp 4 - 5

2.1.3.1. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài

Trước khi bắt đầu viết văn thì tìm hiểu đề bài là kĩ năng đầu tiên mà HS phải tiến hành trong quá trình làm bài. Kĩ năng này có vai trò định hướng, khái quát, quyết định nội dung đoạn văn HS viết đúng hay sai, đúng toàn bộ hay chỉ đúng một phần yêu cầu của đề bài. Vì vậy những biện pháp thích hợp giúp HS tìm hiểu yêu cầu đề bài là :

- Xác định đối tượng tiếp nhận đoạn văn miêu tả - Xác định đối tượng miêu tả

- Xác định mục đích miêu tả

- Xác định yêu cầu về trọng tâm miêu tả cho đoạn văn - Xác định hình thức viết đoạn

a. Xác định đối tượng tiếp nhận đoạn văn miêu tả

Đối tượng giao tiếp còn gọi là đối tượng tiếp nhận, là một nhân tố để lại dấu ấn đậm nét trong bài văn. Phần lớn các đề văn miêu tả ở Tiểu học dường như không đề cập đến đối tượng tiếp nhận. Vì thế HS đều tự xác định : đoạn văn mình viết là để cho thầy cô giáo đọc. Do đó lời lẽ trong đoạn văn thường khô cứng, dập khuôn, thậm chí na na giống nhau. Ở một góc độ nào đó, chính việc ra đề như vậy đã làm mất đi phần nào sự sinh động, hồn nhiên của các em khi viết văn miêu tả.

Việc xác định đối tượng giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức ngôn bản, tổ chức đoạn văn miêu tả cho HS. Do đó, khi xác định yêu cầu đề, chúng ta cũng cần giúp HS xác định đúng đối tượng giao tiếp của đoạn văn (dù cho đối tượng giao tiếp là giả định), từ đó HS có thể sử dụng, lựa chọn những từ ngữ phù hợp. Muốn cho HS dễ dàng làm được điều này, GV cần đặt câu hỏi gợi

ý như : Đoạn văn em viết cho ai ? Ai là người sẽ đọc chúng ? Em sẽ dùng từ như thế nào cho phù hợp với người đọc đoạn văn ?

Ví dụ : “Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy viết một đoạn văn tả lại một cảnh đẹp mà em thích cho một người bạn (hoặc một người thân) từ nơi khác đến thăm quê em”.Với đề bài này, chúng ta cần đặt gợi ý sau : Cảnh đẹp em lựa chọn để miêu tả là cảnh đẹp nào ? Em tả cảnh đẹp đó cho ai đọc ? Em sẽ dùng từ ngữ nào phù hợp với người đọc ? Em sẽ viết đoạn văn với hình thức nào? Như vậy đoạn văn với nội dung tả cảnh đẹp ở địa phương, được viết cho đối tượng tiếp nhận là một người thân ở xa mới đến cho nên mục đích miêu tả sẽ được xác định là : miêu tả vẻ đẹp của cảnh, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh đẹp đó và gợi lên ở người đọc sự khát khao, mong muốn được tới thăm cảnh đẹp đó.

b. Xác định đối tượng miêu tả

Trong đề văn miêu tả, yêu cầu về đối tượng miêu tả là yêu cầu không thể thiếu. Xác định đối tượng miêu tả nghĩa là HS phải trả lời được câu hỏi “Đoạn văn miêu tả cái gì ? ” (hoặc vật gì, cây gì, con gì, cảnh gì, người nào,..). Từ việc xác định tốt đối tượng miêu tả, HS sẽ xác định chính xác kiểu bài miêu tả cần viết (tả đồ vật, cây cối, con vật, người…).

Việc xác định đối tượng miêu tả còn tùy thuộc vào phạm vi của đề bài. Đối với những đề bài quy định cụ thể đối tượng miêu tả . Ví dụ : “Hãy viết đoạn văn tả bao quát cây bút của em”, HS dễ dàng xác định được đối tượng miêu tả. Nhưng cũng có đề bài cho phép người viết có quyền lựa chọn một trong những đối tượng miêu tả cho trước. Ví dụ : “Hãy viết đoạn văn tả hoạt động của con chó hoặc con mèo nhà em (hoặc của nhà hàng xóm)”. Hoặc cũng có đề bài cho phép người viết lựa chọn đối tượng miêu tả tùy theo sở thích, hiểu biết, ý muốn

cá nhân . Ví dụ : “Hãy viết đoạn văn tả hoạt động của một con vật em thích ; viết đoạn văn tả hoạt động người thân mà em yêu mến,… ”. Với những đề bài thuộc loại này, chúng ta cần dùng câu hỏi gợi ý giúp HS có định hướng khi lựa chọn đối tượng miêu tả, tránh tình trạng lựa chọn đối tượng theo ý chủ quan, nhất thời. Cần hướng dẫn HS chọn những đối tượng miêu tả đã được quan sát kĩ hoặc có ấn tượng sâu sắc để các em dễ tái hiện và tìm được những chi tiết hay, đặc sắc, đồng thời dễ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với đối tượng miêu tả.

Ví dụ : Đề bài “Em hãy viết một đoạn văn tả bộ phận của một đồ vật quan sát trong viện bảo tàng (hoặc nhà truyền thống) mà em có dịp quan sát “.Chúng ta có thể đặt câu hỏi gợi ý : Hãy kể tên đồ vật quan sát được trong viện bảo tàng (hoặc nhà truyền thống). Trong các đồ vật kể trên, em có ấn tượng sâu sắc nhất với đồ vật nào ? Em sẽ lựa chọn đồ vật nào để tả ?

c. Xác định mục đích miêu tả

Tùy theo từng đề bài, tùy theo ý định của người viết, mỗi bài văn có những mục đích miêu tả khác nhau.

Ví dụ : “Viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng của con vật nuôi trong nhà”.

Ở dạng bài này chúng ta cần có những câu hỏi gợi ý giúp HS xác định rõ đặc điểm, hình dáng cũng như các tác động về nhận thức cũng như tình cảm, hành động với đối với con vật nuôi : Em lựa chọn con vật nào để tả ? Ðó là con vật của ai ? Em tả hình dáng con vật đó nhằm mục đích mang đến thông tin gì về con vật được tả ? (hoặc giúp người đọc hình dung ra đặc điểm gì về hình dáng con vật ? ). Em sẽ thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với con vật ? Việc HS phải xác định rõ tác động về tình cảm, nhận thức là bắt buộc. Nó giúp cho đoạn văn của HS không khô khan, nghèo nàn về ý.

Trong một số đề bài, mục đích miêu tả có thể được thể hiện qua yếu tố ngôn ngữ như “thích nhất”, “ấn tượng nhất”, “yêu mến nhất”,... hoặc thể hiện bằng một “mệnh lệnh”. Ví dụ : “Hãy viết một đoạn văn tả hình dáng một người thân và nói lên cảm xúc của em khi gặp lại người thân ấy”.

Một số đề bài khác thì thái độ, cảm xúc,... khi miêu tả chủ yếu phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người viết. Với những đề bài này, chúng ta cần hướng đến những tình cảm, cảm xúc,… tươi đẹp, tích cực. Chẳng hạn với đồ vật là tình cảm gắn bó thân thiết ; với loài vật hoặc cây cối là sự chăm sóc, tình cảm yêu mến ; với cảnh vật là cảm xúc gắn liền với từng cảnh ; với con người là lòng biết ơn, sự kính trọng, quý trọng hoặc thân mật, yêu mến,…

Tóm lại, khi hướng dẫn xác định mục đích miêu tả, chúng ta cần giúp cho HS trả lời được các câu hỏi : “Miêu tả để làm gì ? ”. Việc trả lời được câu hỏi này bao gồm các nội dung : Miêu tả nhằm đem tới cho người đọc những thông tin gì ? Miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ? Miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của người viết đối với người đọc ?

d. Xác định yêu cầu về trọng tâm miêu tả cho đoạn văn

Trong quá trình tìm hiểu đề, việc xác định trọng tâm miêu tả là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp, đôi khi trừu tượng. Tuy nó giúp người viết phác họa những ý chính cần triển khai trong đoạn văn, nhưng lại phụ thuộc vào cảm nhận, ý thích chủ quan của người viết. Đối với HS Tiểu học, do vốn hiểu biết, vốn sống còn hạn chế nên HS sẽ rất khó khăn khi xác định được trọng tâm miêu tả

Ví dụ : “Hãy viết đoạn văn ngắn tả hình dáng của một con vật mà em trông thấy ở sở thú hoặc Thảo cầm viên ”. Với dạng đề bài này, HS dễ dàng nhận ra trọng tâm miêu tả là tập trung miêu tả hình dáng con vật.

Tuy nhiên, có rất nhiều đề bài chỉ nêu đối tượng miêu tả mà không nêu cụ thể trọng tâm miêu tả. Nó khiến cho người viết cần phải suy nghĩ, cân nhắc khi xác định trọng tâm miêu tả. Ví dụ : “Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn”. Trọng tâm miêu tả những loại đề bài này thường là những đặc điểm nổi bật giúp khắc họa đối tượng một cách rõ nét, hoặc có thể là những đặc điểm mang dấu hiệu đặc trưng của đối tượng gây cho người viết nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất. Bên cạnh đó, có thể giúp HS xác định trọng tâm miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, trước hết là dựa vào kiểu bài văn miêu tả. Bởi vì mỗi kiểu bài văn miêu tả trong chương trình Tiểu học (tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả ảnh, tả người), bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng. Vì thế, cũng cần có những căn cứ riêng để xác định trọng tâm miêu tả. Do đó, để giảm bớt khó khăn này cho HS, cần có câu hỏi giúp các em xác định đúng trọng tâm miêu tả, cũng chính là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả như : Miêu tả những gì ? Miêu tả đến đâu ? Miêu tả trong hoàn cảnh nào ? Địa điểm miêu tả ? Những điểm nào là quan trọng cần phải tập trung miêu tả ? Những điểm nào là thứ yếu cần tả sơ qua ? Mỗi đề bài cần đặt câu hỏi cho phù hợp. Câu hỏi càng cụ thể, càng giúp HS xác định nhanh chóng và dễ dàng trọng tâm miêu tả của đề bài.

e. Xác định hình thức viết đoạn văn miêu tả

Chương trình TLV miêu tả có rất nhiều dạng đề TLV rèn kĩ năngviết đoạn văn:

- Viết đoạn văn phần mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp), kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng), thân bài.

- Viết đoạn văn hoàn chỉnh từ những ý đề bài cho sẵn - Viết đoạn văn từ dàn ý cho sẵn

- Viết đoạn văn theo cách khác (viết mở bài trực tiếp, gián tiếp, viết lại đoạn văn khác cho hay hơn đoạn văn đề bài cho).

Thông thường khi giúp HS xác định yêu cầu đề, giáo viên ít chú ý đến việc giúp HS xác định hình thức đoạn văn. Do đó một số HS đã thường viết đoạn văn thành bài văn hoặc viết thành dàn ý. Để HS có thể viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu bài cho, nên gợi ý hướng dẫn HS xác định hình thức, kiểu đoạn văn, vị trí của đoạn văn trong văn bản : Đề bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn dưới hình thức nào ? (Đoạn văn cần viết là một phần trong dàn ý đã cho, đoạn văn hoàn toàn mới hay viết một đoạn văn hoàn chỉnh với những ý cho trước ? ) Đoạn văn cần viết thuộc phần nào của bài ? (mở bài, thân bài, kết bài ? ) Đề bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn theo kiểu nào ? (Trực tiếp hay gián tiếp, mở rộng hay không mở rộng ? )

Ví dụ : Đề bài : “Hãy viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học của em”. Đề bài này yêu cầu HS viết một đoạn văn hoàn toàn mới thuộc phần mở bài với kiểu mở bài gián tiếp.

Tóm lại, tìm hiểu yêu cầu của đề nhằm xác định yêu cầu của đề bài là kĩ năng đầu tiên mà HS cần rèn luyện trong quá trình viết đoạn văn miêu tả. Việc rèn luyện tốt kĩ năng này sẽ có ảnh hưởng đến kết quả của các kĩ năng tiếp theo. Để hướng dẫn HS thuần thục kĩ năng này, cần chú ý hướng dẫn HS các thao tác sau đây khi tìm hiểu đề :

- Đọc kĩ đề bài để bước đầu nhận thức sơ bộ về nội dung, yêu cầu miêu tả. - Trả lời các câu hỏi để xác định yêu cầu của đề như : Đoạn văn hướng tới

người đọc là ai ? Từ ngữ xưng hô trong đoạn văn là gì ? Đối tượng miêu tả của đoạn văn cần viết là gì ? Mục đích viết đoạn văn để làm gì ? Đoạn văn sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm chủ yếu nào của đối tượng ? Vì sao

lại tập trung tả những đặc điểm đó ? Đoạn văn được viết dưới hình thức nào ? Cần lưu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong đoạn văn miêu tả ? - Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài

Việc thực hiện các thao tác trên trong quá trình tìm hiểu đề sẽ giúp HS có hiểu biết đầy đủ về đề văn miêu tả, từ đó hứng thú hơn khi viết bài và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong bài văn.

2.1.3.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu đề bài

Việc hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu đề bài có mục đích giúp học sinh phát hiện, lĩnh hội những kiến thức thực tế về các loại đoạn văn miêu tả trong chương trình SGKTV, cũng như phát triển kĩ năng diễn đạt các ý tưởng của mình thành các đoạn văn mạch lạc, có logic đúng như nhiệm vụ đề bài đề ra.

Dựa trên nền tảng về các loại đoạn văn của NPVB (mục 1.2.2.3), dựa trên các kiến thức kĩ năng viết đoạn mà HS được hình thành trong nhà trường, để giúp HS xây dựng tốt các loại đoạn văn, trong bước thực hiện yêu cầu đề này, gồm có các giai đoạn sau :

- Giai đoạn chuẩn bị trước khi viết đoạn văn

- Giai đoạn xác định mô hình cần thiết để viết đoạn văn 2.a. Giai đoạn chuẩn bị trước khi viết

Nhằm chuẩn bị kiến thức phục vụ cho yêu cầu của đề bài TLV miêu tả. Ngoài việc giúp cho học sinh tìm được các tài liệu, chi tiết cần thiết cho việc viết đoạn theo yêu cầu đề bài. Giai đoạn này còn có tác dụng :

- Tích lũy vốn từ và lựa chọn từ ngữ miêu tả

- Hình thành cho học sinh phương pháp và kĩ năng quan sát, tìm ý - Giúp học sinh chọn được đoạn văn hợp lí với yêu cầu đề bài.

Giai đoạn này gồm các thao của quá trình quan sát, tìm ý.của HS. Những thao tác này có thể được thực hiện trong các tiết luyện kĩ năng quan sát, tìm ý hoặc HS có thể chuẩn bị trước ở nhà.

 Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh

Quan sát là sự vận dụng các giác quan để xem xét, nhận biết sự vật và hiện tượng nào đó và là cơ sở để hình thành các biểu tượng.

Khác với sự quan sát trong Khoa học - thường dùng để thống kê tỉ mỉ, trung thực các chi tiết về sự vật, hiện tượng, quan sát trong văn miêu tả nhằm nhận ra những nét độc đáo, đặc biệt của đối tượng được miêu tả. Sự quan sát ấy luôn luôn gắn với cảm xúc, kỷ niệm, với cuộc sống, cá nhân người quan sát. Do đó nó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân. Vì vậy, quan sát là điều kiện cơ bản cũng là phương pháp cơ bản để viết tốt các đoạn miêu tả. Quan sát càng tinh vi, thấu đáo thì bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn hơn. Quan sát phiến diện thì bài viết sẽ khô khan, nông cạn.

Ví dụ : Qua việc quan sát dáng cây, các bộ phận (thân, cành, vỏ), tác giả đã khắc họa hình ảnh xấu xí của cây sồi già để rồi đưa người đọc đến sự liên tưởng những nét giống nhau về hình dáng của cây sồi già với một con quái vật già nua, cau có với những cánh tay quều quào xòe rộng : “Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi to lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối,với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua, cau có.”

(SGKTV lớp 4, tập 2, tr 53) Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập (một cách tự giác hoặc không tự giác). Một điều đáng chú ý là trước khi học các tiết quan

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w