Qua quá trình dạy thử nghiệm ở các tiết có nội dung về luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả, chúng tôi nhận thấy HS lớp 4 - 5 hứng thú với nội dung bài dạy, các em tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài và quan trọng hơn là kĩ năng viết đoạn văn của các em được nâng cao rõ rệt. Đoạn văn các em viết ra rất phong phú về mặt hình thức, chặt chẽ về ý, câu, bố cục rõ ràng, hợp lí.
Kết quả thử nghiệm đã chứng minh những đề xuất về quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh Tiểu học là đúng đắn. Trong quá trình dạy và học viết đoạn văn miêu tả lớp 4 - 5, chúng ta có thể vận dụng quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả vào từng bài học, bài tập cụ thể để học sinh có thể viết tốt các đoạn văn miêu tả. Nếu vận dụng chúng một cách thích hợp và sáng tạo, chúng tôi tin tưởng rằng chất lượng dạy, học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học sẽ được nâng cao.
KẾT LUẬN CHUNG 1. KẾT LUẬN
1.1. Trong nhà trường Tiểu học, văn miêu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết,một số năng lực cần thiết như quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng,... và đặc biệt góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm, xây dựng nhân cách cho học sinh. Chương trình TLV ở lớp 4 - 5 đã dành khá lớn thời lượng để dạy cho học sinh cách viết văn miêu tả qua việc rèn luyện các kĩ năng : quan sát, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành đoạn văn và bài văn. Trong đó kĩ năng xây dựng đoạn văn được quan tâm và chú trọng. Qua những bài học, bài luyện tập rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn, học sinh được học cách miêu tả cũng như được học cách viết đoạn theo nhiều cách khác nhau. Một khi kĩ năng viết đoạn văn thành thạo, học sinh sẽ chủ động, tự tin hơn khi bắt tay vào viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
1.2. Trong thực tế,việc rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn HS rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn miêu tả phần lớn đều dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo viên. GV chưa có một biện pháp cụ thể đảm bảo tính khoa học trong việc rèn luyện cũng như nâng cao kĩ năng xây dựng đoạn văn miêu tả cho HS. Các tiết học TLV viết đoạn đôi khi biến thành những tiết đọc văn mẫu làm cho giờ học trở nên nhàm chán, buồn tẻ. Đoạn văn miêu tả HS viết ra thường nghèo nàn nàn về mặt ý, câu đoạn lỏng lẻo, đôi khi mâu thuẫn nhau.
1.3. Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận, chúng tôi mạnh dạn đề xuất quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - 5. Quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả đều bám sát nội dung,
mục đích yêu cầu của việc dạy và học xây dựng đoạn văn miêu tả trong chương trình cũng như đảm bảo tính khoa học và vừa sức với học sinh. Việc xây dựng quy trình và bài tập theo hướng đồng tâm và dạy học theo hướng cá thể hóa sẽ giúp cho HS giỏi lẫn HS yếu đều được rèn luyện các kĩ năng viết đoạn một cách có hệ thống, từ những kĩ năng đơn giản đến phức tạp : phân tích đề, quan sát, tìm ý,dùng từ, đặt câu, liên kết câu, dựng đoạn. GV dễ dàng vận dụng nó vào trong các tiết dạy nhằm phát huy năng lực viết văn, nâng cao kĩ năng nhận xét, đánh giá, lập luận khi đánh giá một đoạn văn miêu tả, bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, khả năng sáng tạo ở HS.
1.4. Để kiểm chứng tính thực thi của các đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm một số tiết dạy cụ thể ở trường Tiểu học trên địa bàn quận 4, 5, 10. Qua thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy HS kĩ năng viết đoạn của HS được nâng cao. Đoạn văn của HS đảm bảo được nội dung của đề bài, ý phong phú, sáng tạo, các câu liên kết chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Như vậy, theo chủ quan của chúng tôi thì có thể khẳng định những đề xuất mà luận văn đã trình bày đảm bảo tính khả thi và có thể phổ biến áp dụng trong các tiết dạy học xây dựng đoạn.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với chương trình SGK
Chương trình SGK nên thay đổi một cách có hệ thống hơn sao cho nội dung, kĩ năng mà các phân môn tập đọc, LT&C đều phục vụ cho các kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS. Trong các bài TLV, cần phải cung cấp những ngữ liệu miêu tả gần gũi với HS từng vùng, từng miền. Phân môn LT&C cần cung cấp thật nhiều bài tập cung cấp vốn từ miêu tả cũng như kĩ năng về dùng từ, đặt câu, liên kết câu, sử dụng các biện pháp tu từ trong câu, đoạn.
Chương trình cần xây dựng hệ thống bài tập đầy đủ và cụ thể cho từng bài ở phân môn Tập làm văn theo hướng mà đề tài nghiên cứu.
2.2. Đối với Nhà trường Tiểu học
Giới thiệu và ứng dụng quy trình viết đoạn văn vào các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho GV, HS trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học TLV hiện nay.
Giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng về mặt kiến thức cũng như chuyên môn, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ; rèn luyện kĩ năng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào trong việc giảng dạy TLV miêu tả.
Giáo viên cần chú ý hình thành và rèn luyện thói quen tự suy nghĩ, sáng tạo của HS trong từng tiết học. Song song đó, GV cũng cần có biện pháp khuyến khích học sinh tự tin, mạnh dạn trong việc học hỏi từ bạn bè, thầy cô các kĩ năng viết văn cũng như trong học tập nhằm phát huy hết năng lực cá nhân trong giờ học TLV miêu tả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên), Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa (1996), Tiếng Việt- Tài liệu đào tạo Giáo viên, NXB Đại học Sư Phạm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 (tập 1&2), NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (tập 1&2), NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 (tập 1&2), NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 (tập 1&2), NXB Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học (lớp 4), NXB Giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học (lớp 5), NXB Giáo dục.
8. Hoàng Hòa Bình (1998), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục 9. Trần Đình Châu, Trần Thị Thu Thuỷ (2011), Dạy tốt, học tốt ở Tiểu học
bằng bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam.
10.Lê Ngọc Điệp (2011), Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam.
11.Lê Ngọc Điệp (2012), Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
12.TS. Nguyễn Thị Hạnh &TS. Trần Thị Thu Mai (2009), Tâm lí Tiểu học và Tâm lí học Sư Phạm Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
13.Đỗ Kim Hảo, Trần Huy Thông (2006), Những bài văn tự sự và miêu tả lớp 5, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
14.Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2007), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm.
15.Trần Mạnh Hưởng (1996), Chuyên đề dạy Tập làm văn lớp 4 - 5, Vụ Giáo dục Tiểu học, NXB Hà Nội.
16.Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2005), Bồi dưỡng học sinh Giỏi tiếng Việt 4,NXB Giáo dục.
17.Trần Mạnh Hưởng (2011), Luyện kĩ năng Tập làm văn lớp 5,NXB Giáo dục Việt Nam.
18.Hoàng Đức Huy (2005), Phương pháp Tập làm văn, NXB Tổng hợp Đồng Nai.
19.Hoàng Đức Huy (2005), Phương pháp Tập làm văn miêu tả 4, NXB Đà Nẵng.
20.Nguyễn Ly Kha (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2009. 21.Trần Thị Hiền Lương (2006), Vở luyện làm văn lớp 5, NXB Hà Nội.
22.Vũ Tú Nam, Phạm Đình Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (1999),Văn miêu tả và kể chuyện,NXB Giáo dục.
23.Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24.Lê Phương Nga (chủ biên) (2005), Nguyễn Thị Thanh Hằng, Luyện Tập làm văn lớp 5, NXB Đại học Sư Phạm.
25.Lê Phương Nga (chủ biên), Đỗ Thị Tuyết Nhung (2006), Luyện Tập làm văn 5, NXB Đại học Sư Phạm.
26.Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh Giỏi tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm.
27.Lê Phương Nga (chủ biên), Đặng Thị Lanh, Trần Hiền Lương (2012), Ôn luyện Tiếng Việt 5 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, NXB Giáo dục Việt Nam.
28.Nguyễn Quang Ninh (1996), Luyện Tập làm văn lớp 5, NXB Giáo dục. 29.Trịnh Sâm, Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Tiếng Việt thực hành và kỹ thuật
soạn thảo văn bản, NXB Giáo dục.
30.Chu Thị Hà Thanh (2007), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ-Ngữ pháp văn bản vào việc dạy học tập làm văn viết ở Tiểu học, Vinh, 2007
31.Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hoà Bình, Đỗ Việt Hùng, Trần Mạnh Hưởng, Đào Tiến Thi, Lê Hữu Tỉnh (2009), Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt 4, NXB Giáo dục.
32.Lê Hữu Tỉnh (chủ biên), Ngô Vũ Thu Hằng,Đào Tiến Thi (2012), Rèn kĩ năng cảm thụ văn học lớp 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
33.Nguyễn Trí (1998), Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả, NXB Giáo dục.
34.Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình (2003), Rèn Kĩ năng cảm thụ thơ văn cho HS lớp 4, NXB Đại học Sư Phạm.
35.Vũ Khắc Tuân (2008), Luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 36.Hoàng Thị Tuyết (2011), Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Thời
Họ và tên : ...
Đơn vị công tác : ...
Trình độ chuyên môn : ...
Chức vụ : ...
Hiện đang dạy lớp : ...
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây bằng cách điền vào chỗ trống (…), hoặc đánh dấu X vào những đáp án mà đồng chí cho là đúng.
Câu 1 : Văn miêu tả là :
Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Chuyển tải tình cảm, tâm tư của người này đến người khác.
Vẽ ra trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh cụ thể về một đối tượng (đồ vật, cây cối, đồ vật, loài vật,..) đã làm cho ta chú ý và cảm xúc sâu sắc.
Vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc hình dung được đối tượng ấy.
Câu 2 : Theo đồng chí, văn miêu tả có những đặc điểm nào sau đây :
Tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của người viết.
Tính sinh động, tạo hình ; bộc được cảm xúc chân thành của người viết. Trình tự hợp lí, có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu.
Tri giác ; tưởng tượng ; chú ý ; trí nhớ Tri giác ; tư duy ; tưởng tượng ; cảm giác Tri giác ; tư duy ; tưởng tượng ; ngôn ngữ Trí giác ; tưởng tượng ; chú ý ; ngôn ngữ
Câu 4 : Chương trình văn miêu tả lớp 4 có :
2 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
3 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
4 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
5 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
Câu 5 : Chương trình văn miêu tả lớp 5 có : 2 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
3 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
4 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
5 kiểu bài. Đó là các kiểu bài ...
Câu 6 : Xin đồng chí vui lòng cho biết khái niệm của đoạn văn ...
...
...
Câu 7 : Theo quan điểm của đồng chí, đoạn văn phân loại theo kết cấu gồm:
Đoạn mở bài ; đoạn diễn dịch ; đoạn thân bài ; đoạn quy nạp ; đoạn móc xích ; đoạn kết bài.
Đoạn tối giản ; đoạn song song ; đoạn diễn dịch ; đoạn quy nạp ; đoạn móc xích ; đoạn tương phản.
Đoạn mở bài ; đoạn thân bài ; đoạn kết bài.
Câu 8 : Theo đồng chí, đoạn văn dùng làm ngữ liệu trong chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 4 - 5 thường là đoạn văn có :
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn Câu chủ đề đứng đầu và cuối đoạn văn Không có câu chủ đề
Câu 9 : Xin đồng chí xác định câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây bằng cách gạch chân dưới câu chủ đề và trả lời các câu hỏi bên dưới đoạn văn :
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao, như chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịch nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng.
(Trích Biển đẹp, Vũ Tú Nam) Đoạn văn có :
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn Câu chủ đề đứng giữa đoạn văn
liên kết nào ?
Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con chim hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
(Chim Hoạ mi, Ngọc Giao) ... ...
Câu 11 : Để rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS, các đồng chí thường sử dụng các phương pháp nào ?
...
Câu 12 : Theo các đồng chí, các hình thức bài tập rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn miêu tả được sử dụng trong dạy TLV ở lớp 4 - 5 là :
Bài tập sắp xếp ý, liên kết ý trong đoạn văn Bài tập dùng từ, đặt câu
Bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn
Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện liên kết trong doạn văn
Ý kiến khác : ...
Câu 13: Để đánh giá một đoạn văn miêu tả, đồng chí chọn tiêu chí nào để xác định đó là đoạn văn miêu tả hay
Sai dưới 5 lỗi chính tả
Các câu có sự liên kết với nhau về ý được liên kết với nhau bằng các phép liên kết
Ý kiến khác : ...
Câu 14 : Trong quá trình dạy các tiết xây dựng đoạn văn miêu tả, đồng chí thường gặp những khó khăn nào sau đây :
Nội dung giảng dạy quá khó
Kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học không phù hợp
Cách ra đề không phù hợp với đối tượng học sinh Vốn từ của HS quá ít
Khó khăn khác. ...
Trường : ... Hiện đang học lớp : ...
Em hãy hoàn chỉnh các câu hỏi sau bằng cách : Đánh X vào câu em cho là đúng.
Điền vào chỗ (... ) câu trả lời của em.
Câu 1 : Ở trường Tiểu học, em đã được học những kiểu bài văn miêu tả nào: Tả cây cối Tả cảnh Tả đồ vật Tả con vật Tả người Kiểu bài khác là ...
Câu 2 : Trong các môn học sau đây, môn học nào gây cho em nhiều khó khăn nhất : Tập đọc Kể chuyện Chính tả Luyện từ và câu Tập làm văn
Lựa chọn trình tự phù hợp
Sử dụng các giác quan khi quan sát
Câu 4 : Khi viết một đoạn miêu tả, em thường làm những công việc nào sau