bài viết của mình sau khi đã đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra khi miêu tả.
Như vậy, những đổi mới chương trình SGK hiện hành đã giúp cho học sinh cải thiện phần nào kĩ năng viết văn so với những chương trình SGK trước đây. Thông qua hệ thống các bài hình thành kiến thức cũng như bài luyện tập thực hành, các dạng bài tập đa dạng trong SGK, học sinh được rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả đơn giản, gần gũi với lứa tuổi của các em.
1.3.2. Thực trạng về việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả ở trường Tiểuhọc học
1.3.2.1. Thực trạng về việc nắm vững các yêu cầu giảng dạy TLV văn miêu tả nói chung và yêu cầu giảng dạy các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả nói riêng
Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả là một trong những vấn đề trọng tâm và cần thiết trong việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - 5. Việc rèn luyện một kĩ năng viết bài văn đầy đủ có thể bắt đầu từ việc rèn luyện xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh. Một khi việc viết đoạn văn thành thạo, giáo viên có thể tiến lên rèn luyện cho học sinh xây dựng một văn bản hoàn chỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển tư duy, tình cảm, ngôn ngữ của văn miêu tả với HS ; tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, nhiều năm qua Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc dạy văn miêu tả trong trường Tiểu học. Thông qua
các chu kì bồi dưỡng thường xuyên, các buổi tập huấn về chương trình SGK năm 2000, GV được bồi dưỡng về mặt kiến thức lẫn phương pháp cần thiết cho việc giảng dạy các tiết học về văn miêu tả. Trong đó, kĩ năng viết đoạn văn miêu tả luôn là trọng tâm bồi dưỡng hàng đầu. Tuy nhiên trong thực tế dạy học văn miêu tả, nhất là những tiết học dành cho việc rèn kĩ năng viết đoạn văn, hoạt động dạy và học còn diễn ra khá sơ sài, qua loa. Kĩ năng viết đoạn, bài của HS còn rất yếu. Trong năm 2011-2012, chúng tôi đã tiến hành, điều tra, khảo sát thực trạng ở 34 giáo viên thuộc các địa bàn quận 4, 5, 10 về việc nắm vững các yêu cầu về giảng dạy các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả thu được kết quả như sau :
Bảng 1-2 : Thực trạng về việc nắm được các yêu cầu giảng dạy TLV miêu tả nói chung và yêu cầu giảng dạy ở các tiết rèn kĩ năng viết đoạn nói riêng
STT NỘI DUNG
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
SỐ LƯỢNG TỈ LỆ %
1 Hiểu khái niệm về văn Miêu tả 15 44,12 2 Nắm được đặc điểm văn miêu tả 8 23,53 3 Nắm được đặc điểm tâm lí HS cần cho
văn miêu tả 6 17,65 4 Nắm được nội dung, yêu cầu, đặc điểm
của các dạng bài miêu tả. 17 50 6 Nắm được khái niệm đoạn văn 16 47,06 7 Nhận biết được các loại đoạn văn 3 8,82 8 Xác định được câu chủ đề 7 20,59 9 Nắm được các phép liên kết câu 14 41,18 10 Nắm được yêu cầu của các dạng bài tập
rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả 5 14,71 Qua bảng kết quả điều tra ở Bảng 1 -2, chúng ta thấy :
- Số GV nắm được đầy đầy đủ khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả rất ít (chỉ có 44,12% GV nắm được tốt khái niệm và 22,53% GV nắm được toàn bộ đặc điểm của văn miêu tả). Số GV còn lại nắm khái niệm và đặc điểm văn miêu tả dưới mức độ chưa sâu, chưa hiểu hết bản chất của các khái niệm và các đặc điểm. Điều này khiến cho việc đánh giá một bài văn miêu tả của học sinh không chính xác. Thường khi chấm một bài văn miêu tả, các giáo viên chỉ chú ý đến ý, độ dài của bài văn, tình cảm của HS thể hiện trong bài. Có nhiều đoạn văn miêu tả được viết thiên về kể chuyện, câu đoạn rời rạc, chứa đựng những câu sáo rỗng, tình cảm giả tạo vẫn được thầy cô cho điểm cao.
- Dựa trên mức độ khảo sát của từng khối lớp, có đến 50% GV nắm chắc nội dung, yêu cầu, đặc điểm của các kiểu bài miêu tả trong chương trình. Nếu xét về khả năng nắm nội dung, yêu cầu, đặc điểm chương trình TLV miêu tả toàn cấp thì chỉ có 5 GV (14,71%) từng dạy qua 2 khối lớp nắm được đầy đủ các nội dung, đặc điểm các bài văn miêu tả. Những giáo viên chỉ dạy qua một khối lớp thì hầu như không quan tâm đến chương trình văn miêu tả của khối lớp trên hay lớp dưới. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ, mất đi tính kế thừa trong việc giảng dạy văn miêu tả ở hai khối lớp.
- Bên cạnh đó, có đến 47,06% GV trả lời khá sơ sài về khái niệm đoạn văn. Khái niệm về đoạn văn mà các GV trả lời được chưa đi sâu về mặt ngữ pháp của đoạn văn. Vì vậy, việc phân tách đoạn văn trong bài văn miêu tả thường không hợp lí và chưa có sự thống nhất giữa các GV ở khối lớp 4 và khối lớp 5.
- Các kiến thức về kĩ năng cần thiết cho việc dạy học viết đoạn văn ở GV rất yếu : 8,82% nhận biết được các loại đoạn văn, 20,59% xác định được
câu chủ đề đoạn và 41,18% nắm được các phép liên kết câu trong chương trình. Điều này cũng lí giải tại sao GV thường thích chấm và sửa đoạn dựa trên ý hơn là xét kết cấu ngữ pháp của đoạn. Do đó, đoạn văn của HS thường mắc khá nhiều lỗi về ngữ pháp như câu trong đoạn lỏng lẻo ; ý rời rạc, mâu thuẫn nhau ; dùng từ chưa chính xác.
- Ngoài ra, việc GV chưa thực sự quan tâm đến mục đích, tác dụng của từng loại bài tập trong việc rèn kĩ năng viết đoạn cho HS cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy TLV của từng GV. Chỉ có 14,71% nắm được các mục đích, yêu cầu của các dạng bài tập trong SGK. Phần lớn các dạng bài tập đều được GV quy về một cách giải quyết duy nhất : bắt HS viết cả bài văn dù đề chỉ yêu cầu viết một đoạn văn miêu tả. Vì vậy, HS thường lẫn lộn giữa việc viết đoạn văn với bài văn, hoặc viết đoạn văn dài dòng, lan man, chưa đi sâu vào chủ đề của đoạn là điều tất yếu.
- Trong quá trình điều tra, chúng tôi còn phát hiện ra một vấn đề mà hầu như tất cả giáo viên chưa thực sự quan tâm đến. Đó là việc chú ý đến những đặc điểm tâm lí của các em HS lớp 4 - 5 với việc dạy văn miêu tả. Số GV nắm được đặc điểm tâm lí HS rất ít, chỉ khoảng 17,65% GV. Do không chú ý đến đặc điểm tâm lí HS với việc dạy và học văn miêu tả, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn khi giúp đỡ học sinh tìm ý, gợi cho học sinh trí tưởng tượng về sự vật cũng như tạo được sự hứng thú cho HS trong các tiết dạy và học văn miêu tả.
Nhìn chung, tình trạng GV chưa nắm kĩ các kiến thức, yêu cầu giảng dạy TLV miêu tả cũng như yêu cầu giảng dạy các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả là do : trình độ giáo viên không đồng đều (12+2, cao đẳng đại học), đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau (chính quy, tại chức,…), thiếu tài liệu tham khảo, ít có thời gian cho việc bổ sung kiến thức hoặc chưa thường xuyên tự trau
dồi kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy văn miêu tả. Vậy nên các kiến thức GV vận dụng vào các tiết xây dựng đoạn văn miêu tả thường sơ sài, qua loa. Ngoài ra, việc giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, đặc điểm tâm lí của HS cũng khiến cho giờ dạy và học TLV miêu tả trở nên nhàm chán, ít gây được hứng thú cho HS.
1.3.2.2. Thực trạng về việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS lớp 4 - 5
Bảng 1-3 : Thực trạng rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS lớp 4, 5
STT NỘI DUNG
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ
LƯỢNG
TỈ LỆ %
1 Hướng dẫn quan sát, tìm ý khi miêu tả. 20 58,82 2 Mở rộng vốn từ miêu tả 7 20,59 3
Ứng dụng NPVB vào việc hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả theo các cách khác nhau
5 14,71
4 Hướng dẫn HS sử dụng phép liên kết câu
trong đoạn văn. 4 11,76 5 Đọc cho HS chép văn mẫu 30 88,24
Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản phẩm của sự tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Đọc xong một bài văn của học sinh, chúng ta có thể thấy ngay kết quả dạy học của giáo viên. Thực tế cho thấy giáo viên lớp 4 - 5 rất sợ dạy văn miêu tả, học sinh cũng rất sợ học văn miêu tả nhất là những tiết luyện kĩ năng viết đoạn. Tại sao lại như vậy ? Bên cạnh nguyên nhân GV nắm kiến thức chưa sâu, chưa chắc chắn còn có những nguyên
nhân về việc tổ chức thực hiện các kĩ năng viết đoạn văn trong các giờ dạy học văn miêu tả.
Do quan sát,tìm ý là một hoạt động không thể thiếu trong việc dạy và học văn miêu tả nên chương trình dành hẳn một tiết quan sát, tìm ý ở mỗi kiểu bài văn miêu tả. Tuy nhiên các tiết quan sát, tìm ý thường diễn ra khá sơ sài, chưa đúng với trình tự của một tiết dạy quan sát, tìm ý. Kết quả điều tra cho thấy có 58,82% GV có hướng dẫn HS quan sát, tìm ý trước khi viết đoạn, bài. 41,18% còn lại ít hướng dẫn hoặc bỏ qua hoạt động này. Vì vậy, kiến thức, kỹ năng mà GV cung cấp trong các tiết dạy quan sát, tìm ý chưa giúp HS phản ánh được đầy đủ và chính xác đối tượng miêu tả. Thông thường, hoạt động quan sát, tìm ý luôn được tổ chức trên lớp học. HS chỉ được quan sát đối tượng trên tranh ảnh tĩnh với một giác quan duy nhất là thị giác. Do đó các em thường không phản ánh đầy đủ đặc điểm của các đối tượng được quan sát. Cạnh đó, GV chưa hướng dẫn được HS cách thức quan sát và tìm ý như thế nào cho tốt cũng như chưa chọn được trình tự quan sát, chi tiết nổi bật khi miêu tả, cách thu nhận đặc điểm đối tượng, cách ghi ý,... Hậu quả là giáo viên thường tỏ ra lúng túng khi dạy những tiết quan sát, những dạng bài cùng một loại sự vật có nhiều hình dạng khác nhau. Để dễ dạy, giáo viên thường ép HS lựa chọn đối tượng miêu tả theo ý mình hoặc theo các tư liệu sẵn có trong bộ đồ dùng dạy học. Có khi GV bỏ luôn tiết quan sát tìm ý thay bằng tiết viết bài văn, đọc bài văn mẫu. Do vậy giờ học Tập làm văn luôn khô khan, thiếu cảm xúc, làm mất đi hứng thú học tập, sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em.
Việc giúp các em có được vốn từ để miêu tả cũng rất thấp. Chỉ có 20,59% GV thực hiện việc mở rộng vốn từ miêu tả cho HS trong giờ học, số GV còn lại hầu như bỏ qua công việc này do quan niệm : việc cung cấp, mở rộng vốn từ đã
được thực hiện ở các tiết LT&C. Chương trình SGK tuy có sự liên kết giữa các phân môn với nhau nhưng các ngữ liệu của các phân môn như Tập đọc, LT&C, Chính tả chưa đồng bộ trong việc cung cấp các vốn từ phục vụ cho việc miêu tả ở HS. Các vốn từ cung cấp trong các ngữ liệu cũng không thật sự gần gũi với học sinh từng vùng, miền. Giáo viên cảm thấy khó khăn khi cùng một lúc vừa cung cấp kiến thức lại vừa cung cấp cho học sinh thêm các vốn từ miêu tả trong khi thời gian một tiết học lại có giới hạn. Vì vậy tình trạng học sinh nghèo vốn từ, không có ý để miêu tả là phổ biến.
Mặc dù các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn chiếm một nửa thời lượng trong chương trình nhưng các tiết xây dựng đoạn văn miêu tả chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Theo điều tra thì chỉ có14,71% GV có ứng dụng NPVB vào trong việc hướng dẫn HS viết đoạn văn theo nhiều cách khác nhau. Số GV còn lại (85,29% GV) thường hướng dẫn HS viết đoạn dựa vào ý của đề bài. Đoạn văn HS viết ra thường rập theo một khuôn mẫu cố định : câu mở đầu đoạn, câu khai triển và câu kết đoạn. GV thường rất vất vả khi giúp HS giải quyết các dạng đề bài với yêu cầu viết đoạn từ những câu cho sẵn hay viết đoạn theo nhiều cách khác nhau.
Do hướng dẫn HS triển khai đoạn theo ý nên chỉ có 11,76% GV có hướng dẫn các phép liên kết câu trong đoạn văn. 88,24% GV không quan tâm đến việc hướng dẫn HS sử dụng các phép liên kết trong câu. Nhiều đoạn văn HS viết ra thường không chặt chẽ về ý, các câu rời rạc, lộn xộn có khi mâu thuẫn nhau.
Điều tra còn cho thấy 88,24% GV thường xuyên đọc văn mẫu cho HS chép. Văn mẫu ở đây thường là những bài văn do thầy cô tự sáng tác hay từ trong những cuốn sách bài tập tham khảo. Việc làm này ít tốn thời gian, ít tốn sức, dễ đạt được thành tích cao trong giảng dạy, nhưng đem lại những hệ quả
không lường. Nó sẽ làm cụt ý tưởng, bào mòn sự sáng tạo và hình thành thói quen ỷ lại ở HS.
Như vậy, thực trạng về rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả của GV còn khá nhiều tồn tại, khó khăn. GV chưa phát huy được chất lượng và hiệu quả của việc dạy học TLV viết đoạn văn miêu tả.
1.3.2.3. Thực trạng về kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh
Để khảo sát toàn diện hơn về thực trạng rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả ở trường Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra kĩ năng viết đoạn văn miêu tả của 1190 HS tiểu học thuộc các trường Tiểu học thuộc thảnh phố Hồ Chí Minh : Hàm Tử (quận 5), Võ Trường Toản (quận 10), Bạch Đằng và Tăng Bạt Hổ B (quận 4). Chúng tôi đã thu được kết quả như sau :
Bảng1-4 : Kết quả điều tra về kĩ năng viết đoạn miêu tả của HS lớp 4 - 5
STT NỘI DUNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % 1 Biết cách quan sát, tìm ý 343 28,82 2 Biết cách ghi ý, từ trong quá trình quan sát 245 20,59 3 Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả 235 19,75 4 Phát triển ý thành câu và liên kết chúng lại 175 14,71 5 Dựng đoạn từ câu chủ đề 490 41,18 6 Thể hiện tình cảm chân thật trong bài viết 329 27,65 7 Chép văn mẫu 1050 88,24
Qua Bảng 1 -4 khảo sát các bài TLV của HS, chúng tôi nhận thấy :
- Học sinh chưa nắm được các bước quan sát, tìm ý, cũng như cách ghi ý trong quá trình quan sát (chỉ có 28,82% HS biết cách quan sát một đối tượng theo đúng các yêu cầu quan sát). Sự quan sát của các em còn tản
mạn, không đi theo một trình tự nhất định. Cách ghi chép các ý quan sát cũng chưa có logic và hệ thống, cộng với vốn từ quá ít ỏi đã gây không ít khó khăn cho việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả.
- Việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả ở HS rất thấp, chỉ có 19,75%HS lựa chọn tốt các từ ngữ, hình ảnh. Số HS còn lại lựa chọn từ chưa chính xác. HS thường sử dụng những hình ảnh, từ ngữ theo quán tính mặc dù chưa thực sự hiểu rõ về chúng. Đoạn văn do HS viết ra thường làm cho người đọc cảm thấy sáo rỗng, buồn cười vì sự vô lí của nó.
- Trong quá trình sản sinh đoạn văn, việc phát triển các ý thành câu và liên kết các câu trong đoạn văn chiếm tỉ lệ thấp (4,71% HS). Đoạn văn do HS viết rất lủng củng, chứa rất nhiều lỗi về ngữ pháp, chưa có sự liên kết chặt