Dựa vào mục tiêu, nội dung chương trình văn miêu tả , đặc điểm tâm lý của HS lớp 4&5, chúng tôi xây dựng quy trình rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS. Quy trình là một hệ thống các bước nối tiếp nhau đi từ những kĩ năng đơn giản đến phức tạp. Mỗi bước đều có vai trò và nhiệm vụ riêng biệt nhưng lại liên kết với nhau khá chặt chẽ giúp xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh : bước tìm tìm hiểu yêu cầu đề bài giúp HS xác định tốt yêu cầu của BT trước khi viết đoạn văn ; bước thực hiện yêu cầu đề bài giúp HS có kĩ năng về quan sát, tìm ý, tìm từ và lựa chọn mô hình cấu trúc đoạn văn phù hợp với yêu cầu bài tập ; bước thực hành kĩ năng giúp HS vận dụng kĩ năng dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý, liên kết ý, câu, sử dụng biện pháp so sánh, lựa chọn hình ảnh miêu tả phù hợp ; bước đánh giá kết quả thực hành giúp HS nâng cao kĩ năng nhận xét, đánh giá, lập luận khi đánh giá một đoạn văn miêu tả Ngoài ra, quy trình còn chú trọng đến phương pháp dạy học theo hướng cá thể hoá để phát huy năng lực viết văn của HS giỏi, chú trọng bồi dưỡng học sinh yếu qua việc học hỏi giữa trò và trò, giữa thầy và trò được thực hiện xen lẫn ở các bước trong quy trình.
Bên cạnh việc xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, chúng tôi cũng xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả lớp 4 - 5. Hệ thống bài tập này vừa hỗ trợ cho việc thực hiện quy trình, vừa hình thành, củng cố lại các kĩ năng cần thiết cho việc viết đoạn văn : dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý, xây dựng đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ, phương tiện liên kết trong câu, đoạn, kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong đoạn văn.
CHƯƠNG :3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Giới thiệu khái quát quá trình thử nghiệm
3.1.1. Mục đích thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành nhằm kiểm chứng hiệu quả của quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS lớp 4 - 5.Từ đó chứng minh giả thuyết khoa học mà chúng tôi đề ra là đúng.
Thông qua thử nghiệm, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lý luận, làm cho quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả trở nên hợp lí hơn.
3.1.2. Nội dung thử nghiệm
Tổ chức giảng dạy ở một số bài nằm trong chương trình TLV miêu tả lớp 4 - 5 theo quy trình rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả mà chúng tôi đã đề xuất.
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm
- Tuân thủ theo nội dung quy trình rèn kĩ năng viết đoạn và hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất.
- Phải có sự so sánh hiệu quả giữa việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả có ứng dụng của quy trình và hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất với phương pháp dạy học bình thường.
- Thử nghiệm tiến hành trên hai khối lớp : khối lớp 4 và khối lớp 5
3.1.4. Tổ chức thử nghiệm
3.1.4.1. Thời gian thử nghiệm
Khối lớp 5 : Từ tuần 14 đến tuần 19 của năm học 2011-2012
3.1.4.2. Cơ sở thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở 4 trường Tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh : Trường Tiểu học Hàm Tử thuộc địa bàn quận 5, Trường Tiểu học Võ Trường Toản thuộc địa bàn quận 10, trường Bạch Đằng và trường Tăng Bạt Hổ B, quận 4.
3.1.4.3. Đối tượng thử nghiệm
Là những học sinh lớp 4 - 5 ở các trường mà chúng tôi thử nghiệm. Mỗi trường tôi chọn ra 2 lớp : Hai lớp thử nghiệm và hai lớp đối chứng. Học sinh ở các lớp này cân bằng về số lượng, trình độ chênh lệch không đáng kể và môi trường học tập như nhau.
Ở các lớp thử nghiệm, chúng tôi đưa vào quy trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả vào các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả trong chương trình. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả vào các tiết TLV ở buổi học thứ hai trong ngày.
3.1.4.4. Bài thử nghiệm
Khối lớp 4 :
- Luyện tập miêu tả bộ phận của cây cối. - Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
- Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
Khối lớp 5 :
- Luyện tập tả người (tả ngoại hình). - Luyện tập tả người (tả hoạt động).
3.1.4.5. Giáo án thử nghiệm
Sau khi đã lựa chọn các bài thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án cho các lớp thử nghiệm. Giáo án được thiết kế thể hiện rõ đầy đủ yêu cầu rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn . Tuy nhiên khi thiết kế giáo án, chúng tôi cũng đã tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của GV trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của HS từng lớp, từng trường.Với các lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành soạn giáo án bình thường.
Sau khi thiết kế xong giáo án, chúng tôi tiến hành dạy thử. GV của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lí để bổ sung, sửa chữa trước khi vào dạy ở đối tượng thử nghiệm đã chọn.
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm
Để đảm bảo quá trình thử nghiệm đúng với mục đích đề tài, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm qua các bước sau :
- Kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án theo phương pháp đề xuất và dạy ở các lớp thử nghiệm. Các lớp đối chứng vẫn giảng dạy theo phương pháp thông thường.
- Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy bằng hình thức kiểm tra trực tiếp qua đề bài TLV miêu tả.
3.1.5.1. Tiêu chí đánh giá
Căn cứ vào khả năng hiểu và sử dụng các kĩ năng xây dựng đoạn văn miêu tả biểu hiện ở 2 tiêu chí sau :
- Mức độ hiểu các khái niệm về đoạn văn, văn miêu tả. - Mức độ nắm cấu trúc đoạn văn
- Mức độ nhận diện các phép liên kết đã học được sử dụng trong đoạn văn Tiêu chí 2 : Kỹ năng xây dựng đoạn văn
- Kỹ năng xây dựng đoạn văn theo mô hình
- Kỹ năng tạo lập đoạn văn : phân tích đề, tìm ý, đặt câu, liên kết câu, viết đoạn văn, phát hiện và sửa chữa lỗi.
Căn cứ vào 2 tiêu chí nêu trên, chúng tôi đánh giá kết quả của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS lớp 4 và 5 bằng điểm số theo thang điểm 10 qua các bài kiểm tra của HS. Kết quả đánh giá được chúng tôi chia làm 4 mức độ:
- Mức độ Giỏi (9-10 điểm) : Học sinh nắm được nội dung bài học ; biết cách phân tích đề ; nắm được quy trình viết đoạn văn miêu tả ; dùng từ chính xác ; biết sử dụng và kết hợp biện pháp nghệ thuật, thể hiện được cảm xúc khi miêu tả ; sử dụng được các mô hình đoạn văn đã học vào việc viết đoạn văn ; viết được một đoạn văn miêu tả có bố cục chặt chẽ trong đó có dùng các phép liên kết câu, biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong đoạn văn.
- Mức độ Khá (7-8 điểm) : Học sinh nắm được nội dung bài học ; biết cách phân tích đề ; nắm được quy trình viết đoạn văn miêu tả ; viết được đoạn văn miêu tả nhưng chưa có sự sáng tạo hoặc chưa sử dụng thành thạo các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
- Mức độ Trung bình (5-6 điểm) : Học sinh nắm được nội dung bài học ở mức độ trung bình ; phân tích đầy đủ đề bài, đoạn văn rời rạc chưa có sự liên kết giữa các câu ; chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật phù hợp.
- Mức độ yếu (3-4 điểm) : Học sinh chưa nắm chưa kĩ nội dung bài học ; không xác định được trọng tâm của đề bài ; đoạn văn viết còn lan man, dở dang.
3.1.5.2. Xử lý kết quả thử nghiệm
Để tiến hành xử lý kết quả của việc rèn kĩ năng viết đoạn ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, nhằm rút ra những kết luận khoa học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau sau :
Phương pháp xử lí về mặt định lượng : Để xử lí kết quả thử nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả trong đó sử dụng các thông số sau :
Tỉ lệ % để phân loại kết quả học tập, khả năng sáng tạo làm cơ sở để so sánh kết quả giữa các nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng
Giá trị trung bình được tính theo công thức sau :
Trong đó :
là giá trị trung bình cộng n là số học sinh
là giá trị điểm số
Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức
Trong trường hợp TBC lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng, xem xét về mặt thống kê toán học, sự chênh lệch ấy có ý nghĩa hay không, chúng tôi đã dùng công thức toán thống kê sau để kiểm định ý nghĩa khác biệt đó.
Giá trị tới hạn của t là (tra bảng phân phối t-Student) với =0,05 và bậc tự do là k = n − 2. Kết luận :
Nếu t < thì chấp nhận giả thuyết
Nếu t > thì bác bỏ giả thuyết
: sự khác nhau giữa và là không có nghĩa)
Về mặt định tính : Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử
nghiệm. Nó được xác định theo các tiêu chí và mức độ hoạt động, sự hứng thú, chú ý của học sinh trong giờ học.
3.2. Kết quả thử nghiệm
Sau khi tiến hành dạy ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau :
Bảng 3-5 : Kết quả lĩnh hội tri thức của HS qua các bài thử nghiệm Trường Lớp Số HS Điểm số ĐLĐ TB 1 0 9 8 7 6 5 4 3 HÀM TỬ TN 4/3 40 2 8 8 7 6 6 3 0 7.0 8 1.72 0.85 DC 4/2 40 1 5 4 7 8 8 4 3 6.23 1.85 BẠCH ĐẰNG TN 4/1 40 3 6 9 8 7 5 2 0 7.1 8 1.63 0.98 DC 4/4 40 1 3 6 6 8 1 0 4 2 6.2 1.72 VÕ TRƯỜNG TOẢN TN 5/3 35 4 5 8 8 6 3 1 0 7.4 1.58 0.4 DC 5/1 35 3 4 6 9 6 4 2 1 7 1.76 TĂNG BẠT HỔ B TN 5/2 35 2 9 8 7 6 3 0 0 7.6 1.42 1 DC 5/5 35 1 5 4 8 9 5 1 2 6.6 1.7 TỔNG TN 15 0 11 2 8 33 30 25 17 6 0 7.3 1.59 0.8 DC 15 0 6 17 2 0 30 31 27 11 8 6.5 1.77
Nhìn vào kết quả học tập chúng ta nhận thấy : kết quả học tập ở lớp thử nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Cụ thể : điểm trung bình của các lớp thử nghiệm là 7,3 điểm. Trong khi đó ở các lớp đối chứng, điểm trung bình là 6,5 điểm. Độ lệch chuẩn của các lớp thử nghiệm bé hơn độ lệch chuẩn của lớp đối chứng (1,59 < 1,77). Lớp nào có độ lệch chuẩn bé thì lớp đó có kết quả thử nghiệm cao.
Chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định sự khác nhau của giá trị TBC theo công thức :
Với n = 300, tra bảng phân phối t-Student với bậc tự do là k = n−2 với mức = 0,05 ta được = 1,66.
Như vậy t = 5,82 > = 1,66, ta bác bỏ giả thuyết Nghĩa là sự khác biệt giữa kết quả thử nghiệm và đối chứng đã có ý nghĩa về mặt xác suất thống kê hay tác động thử nghiệm đã có kết quả.
Tổng hợp kết quả các bài dạy thử nghiệm ta có Bảng 3 -6.
Bảng 3-6 : Kết quả học tập của HS các lớp thử nghiệm và đối chứng
Lớp Tổng số HS Mức độ % Giỏi Khá Trung bình Yếu TN khối 4 80 23.75 40 30 6.25 DC khối 4 80 12.5 28.75 42.5 16.25
TN khối 5 70 28.57 44.29 25.71 1.43 DC khối 5 70 18.57 38.57 34.29 8.57
TN 150 26 42 28 4
DC 150 15.33 33.33 38.67 12.67 Nhìn vào Bảng 3 -6 ta có thể rút ra nhận xét sau : Kết quả học tập của lớp thử nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, thể hiện ở chỗ : điểm kiểm tra loại yếu và trung bình ở lớp thử nghiệm là 4% và 28% thấp hơn lớp đối chứng là 12,67% và 38,67%. Số HS đạt loại giỏi, khá ở lớp thử nghiệm cũng cao hơn hẳn lớp đối chứng. Cụ thể từ 15,33% và 33.33% lên 26% và 42%.
Hình 3-5 : Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm
3.3. Kết luận sau thử nghiệm
Qua kết quả điều tra, khảo sát ở các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng ở những trường mà chúng tôi thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy :
Ở các lớp đối chứng : Hoạt động chính trong giờ học là GV giảng giải, làm mẫu, còn HS dựa vào bài mẫu để viết đoạn văn. Kĩ năng xây dựng đoạn văn của HS còn rất yếu. Nhiều HS chưa biết phân tích đề bài nên còn viết lan man, chưa đi sâu vào trọng tâm, yêu cầu của đề bài. Đoạn văn của HS ở các lớp đối chứng thường lủng củng, nghèo nàn về ý, liên kết các câu trong đoạn còn rời rạc, bố cục không rõ ràng. Phần lớn HS không tự phát hiện và sửa lỗi trong đoạn văn miêu tả của mình.
Ở các lớp thử nghiệm : Kĩ năng viết đoạn văn của học sinh được nâng cao rõ rệt nhờ các em có sự vận dụng quy trình viết đoạn văn và các kĩ năng được cung cấp từ hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả. Đoạn văn của HS có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý chặt chẽ, lời văn trong sáng, chân thực. Nhiều đoạn văn miêu tả khá hay có sử dụng ngôn từ biểu cảm, giàu hình ảnh gợi cảm ; phối hợp với các phép liên tưởng, so sánh, nhân hoá sinh động, đồng thời biết lồng tình cảm của mình vào đoạn văn miêu tả sự vật. Các thao tác của quy trình rèn kĩ năng viết đoạn được tiến hành liên tục trong các tiết học, học sinh được rèn luyện có hiệu quả các kĩ năng : phân tích đề, quan sát, tìm ý, dùng từ, liên kết câu đoạn, viết đoạn văn một cách có hệ thống. Bên cạnh đó HS có kĩ năng tự phát hiện và sửa chữa những lỗi sai trong câu đoạn của mình và của bạn.
Thử nghiệm cũng cho thấy rằng trong giờ học HS hứng thú hơn. Các em tham gia bài học một cách chủ động, tích cực. Như vậy từ kết quả ở các lớp thực nghiệm cho thấy quy trình rèn kĩ năng viết đoạn văn và hệ thống bài tập rèn kĩ năng miêu tả cho HS lớp 4 - 5 mà chúng tôi đưa ra là có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng xây dựng đoạn cho HS.
3.3.1. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua quá trình dạy thử nghiệm ở các tiết có nội dung về luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả, chúng tôi nhận thấy HS lớp 4 - 5 hứng thú với nội dung bài dạy, các em tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài và quan trọng hơn là kĩ năng viết đoạn văn của các em được nâng cao rõ rệt. Đoạn văn các em viết ra rất phong phú về mặt hình thức, chặt chẽ về ý, câu, bố cục rõ ràng, hợp lí.
Kết quả thử nghiệm đã chứng minh những đề xuất về quy trình và hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh Tiểu học là đúng đắn. Trong quá trình dạy và học viết đoạn văn miêu tả lớp 4 - 5, chúng ta có thể