chỉnh được cấu tạo theo kiểu song song. Lệnh của bài tập yêu cầu HS thêm vào hoặc điền vào chỗ trống các từ, cụm từ để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả.
Ví dụ : Điền vào chỗ trống đoạn văn dưới đây để miêu tả hình dáng cô giáo
em.
Cô có vóc người [...]. Nước da cô [...]. Mái tóc [...].Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt thanh tú của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô [...].
2.2.4.3. Bài tập viết đoạn văn miêu tả
Đây là dạng bài tập hoàn thiện kĩ năng xây dựng đoạn theo các cấu trúc đoạn văn vừa nêu trên. Dữ kiện của bài là các đối tượng miêu tả. Lệnh của bài tập yêu cầu HS viết đoạn văn mở bài, kết bài, thân bài theo yêu cầu của đề.
Ví dụ 1 : Hãy viết đoạn văn phần mở bài theo hai kiểu trực tiếp và
gián tiếp để giới thiệu con vật nuôi trong nhà.
Ví dụ 2 : Hãy viết đoạn văn phần thân bài tả hình dáng con vật nuôi
trong nhà.
Ví dụ 3 : Cho các đề sau : - Tả cái thước kẻ của em
- Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em - Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn của một trong các đề trên.
2.2.5. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn văn
Các câu trong một đoạn văn luôn có mối liên kết nhất định, giúp cho đoạn văn luôn chặt chẽ và liền mạch. Ngoài việc các câu có thể liên kết với nhau về mặt ý nghĩa, chúng ta có thể dùng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết câu với
nhau. Phương tiện liên kết câu là những tổ hợp từ được dùng để thực hiện việc liên kết câu. Cách dùng những phương tiện liên kết câu cùng loại gọi là phương thức liên kết hay gọi là các phép liên kết. Các phép liên kết bao gồm phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,... (Chương trình SGK TV lớp 5 chỉ giới thiệu ba phép liên kết : phép lặp, phép thế và phép nối với nội dung ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu với học sinh). Hệ thống kĩ năng liên kết câu chủ yếu được hình thành qua các bài tập thực hành. Tuy nhiên các kiến thức về các phép liên kết câu chưa HS được sử dụng vào việc viết đoạn văn miêu tả. Câu văn của các em thường lủng củng, rời rạc. Trên cơ sở những kiến thức đã học, trên cơ sở kế thừa những kĩ năng viết đoạn ở những bài tập trên, chúng tôi đề xuất những bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết trong đoạn văn. Ở loại bài tập này chúng tôi chia thành ba nhóm bài tập với mức độ rèn luyện kĩ năng đi từ thấp đến cao.
2.2.5.1. Bài tập nhận diện phương tiện liên kết
1.a. Bài tập nhận diện các phương tiện liên kết
Mục đích của bài tập giúp HS phát hiện ra những từ, tổ hợp từ làm nhiệm vụ liên kết câu đồng thời hiểu được ý nghĩa, nhiệm vụ liên kết của chúng trong đoạn văn miêu tả. Đây là bài tập có mức độ yêu cầu thấp nhất. Dữ kiện của bài tập là đoạn văn được liên kết với nhau bởi các phương tiện liên kết là các từ ngữ. Lệnh của bài tập yêu cầu HS phát hiện ra các từ ngữ liên kết này và nêu được công dụng của chúng trong đoạn văn.
Ví dụ1 : Tìm và gạch dưới các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau: Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng
không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
(Nguyễn Văn Huyên) Ví dụ 2 : Trong đoạn văn sau, tác giả đã dùng từ nào để thay thế từ con
chim chìa vôi ?
Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng một lúc, rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng rồi hoá thành những chấm đen bay về phía mặt trời lặn. Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.
(Cánh đồng vàng, Nguyễn Trọng Tạo) Ví dụ 3 : Từ ngữ nào được lặp lại trong đoạn văn ? Việc lặp lại các từ
ngữ này có tác dụng gì ?
Chấm có một thân thể nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao có một mái tóc thật dài, thật xanh. Nhưng mái tóc của Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được. Đôi lông mày của Chấm không tỉa bao giờ, nó mọc loà xoà tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi...
(Chị Chấm, Đào Vũ) 1.b. Bài tập nhận diện các phép liên kết
Mục đích của bài tập giúp HS phát hiện ra các phép liên kết dựa vào các từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn. Bên cạnh đó, sau khi phát hiện được các phép liên kết đã học, bài tập sẽ giúp HS thấy được công dụng của các phép liên kết trong đoạn văn miêu tả. Dữ kiện của bài tập là đoạn văn sử dụng các
phép liên kết đã học trong chương trình. Lệnh của bài tập yêu cầu HS phát hiện phép liên kết, hoặc nêu được tác dụng của chúng trong đoạn văn.
Ví dụ 1 : Các câu trong các đoạn văn sau, được liên kết với nhau bằng
phép liên kết nào ?
Chân đi chậm rãi, đắn đo vì đàn con non yếu, gà mẹ lần bước từ nơi này sang nơi khác tìm thức ăn, mắt luôn trông chừng và tai nghe ngóng. Gà mẹ kêu “cục cục”, giọng khàn đi vì cảnh nuôi con vất vả ; nó bới đất tìm những hạt thóc nhỏ cho đàn con chạy lại đớp lấy.
(Gà mẹ và đàn gà con,J.H Fa-bơ-rơ) Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Đứng ở đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù từ biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây như những mớ tóc xanh xoã dài trên mặt đất.
(Rừng mùa thu, K.Pau-tốp-xki) Ví dụ 2 : Hai cách diễn đạt của đoạn văn, cách nào hay hơn ? Vì sao ?
Cách 1 : Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, chim hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm. Chim hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót. Tựa hồ chim hoạ mi muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, chim hoạ mi xù lông, rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
Cách 2 : Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót. Tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông, rũ hết những giọt sương rồi
nhanh nhẹn chuyền bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
(Chim hoạ mi, Ngọc Giao)
2.2.5.2. Bài tập vận dụng việc sử dụng các phép liên kết câu vào việc viết đoạn văn miêu tả
Mục tiêu cuối cùng của việc liên kết câu là hình thành khả năng sử dụng các phép liên kết câu của HS trong các hoạt động giao tiếp. Dạy liên kết câu phải đi từ việc giúp HS nhận diện các hiện tượng liên kết câu trên ngữ liệu sinh động, điển hình, từ đó rút ra những vấn đề mang tính lý thuyết, khái quát để hướng HS vào quá trình giao tiếp cụ thể. Căn cứ vào mức độ sáng tạo của người vận dụng, chúng tôi chia loại BT này thành hai dạng : bài tập sử dụng phương tiện liên kết để hoàn chỉnh đoạn văn và bài tập viết đoạn có sử dụng các phép liên kết câu.
Dạng 1 : Bài tập sử dụng phương tiện liên kết để hoàn chỉnh đoạn văn Bài tập này được xây dựng theo hai mức độ :
Mức độ thứ nhất : Bài tập đưa ra dữ kiện là tập hợp các câu đã liên kết với nhau nhưng các từ ngữ liên kết đã bị lược bỏ . Bài tập yêu cầu HS lựa chọn trong số các từ ngữ đã cho điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
Ví dụ : Tìm những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ
trống trong đoạn trích :
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, (1)...bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng (2)... là một đường trăng lung linh dát vàng. (3) ... là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Mức độ thứ hai : Bài tập có dữ kiện là tập hợp các câu đã bị lược bỏ các từ ngữ liên kết. Yêu cầu của bài tập đòi hỏi HS phải tự tìm từ ngữ thích hợp nhất cho mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
Ví dụ : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn
văn
Một hôm, mẹ em đi chợ về, mua cho em một con lợn đất. (1)... dài độ gang tay, béo tròn trùng trục, toàn thân nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, cái đuôi vắt chéo ngang hông. Hai mắt (2)... lim dim, ti hí, đen lay láy. Cái mõm nhô ra như lúc đang dũi ở trong chuồng. (3)... con lợn của em luôn ngoan ngoãn nằm yên. Bốn chân (4)... quặp lại dưới cái bụng phệ phẳng lì. Phía bên phải gần cuối mông có khe hở dài bằng hai đốt ngón tay.
(Trích Văn Miêu Tả - Tuyển chọn, Văn Giá và các tác giả khác) Dạng 2 : Vận dụng phép liên kết câu để viết đoạn văn
Đây là nhóm BT có mức độ sáng tạo cao, thực hiện tương đối khó. Dữ kiện của bài tập có thể là một câu chủ đề hay một đề tài miêu tả. Yêu cầu của dạng bài tập này là viết đoạn văn theo một đề tài, chủ đề nào đó, trong đó có sử dụng các phép liên kết câu trong đoạn.
Ví dụ : Viết một đoạn văn ngắn tả ngôi nhà em đang ở trong đó có sử
dụng phép nối và phép thế để liên kết câu.