HS viết xong đoạn văn chưa có nghĩa là đoạn văn hoàn thành. Một đoạn văn đã hoàn thành theo đúng nghĩa của nó khi đoạn văn đó đã được trải qua giai đoạn phát hiện và sửa chữa lỗi (đã nêu ở mục 2.1.3.4).Thế nhưng việc hình thành kĩ năng phát hiện và sửa lỗi trong nhà trường thường bị xem nhẹ. HS cứ viết bài xong là nộp bài cho GV chấm điểm. Trong các tiết rèn kĩ năng viết đoạn, GV
thường bỏ qua việc sữa lỗi cho HS. Bởi vậy, đoạn văn của các em có rất nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp. Bài tập rèn kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp cho HS có kĩ năng tự phát hiện và chữa lỗi sai trong câu, đoạn. Dạng bài tập này được phân chia thành 2 mức độ. Mức độ thứ nhất yêu cầu HS phát hiện ra lỗi sai trong câu, đoạn văn mẫu. Mức độ thứ hai yêu cầu HS tự phát hiện lỗi sai trong đoạn văn của mình hay của bạn. Ứng với hai mức độ của đề bài, chúng tôi phân chia bài tập rèn kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi thành 2 dạng bài tập :
2.2.6.1. Bài tập phát hiện lỗi sai trong đoạn văn
Mục đích của bài tập là giúp HS phát hiện ra lỗi về cách đặt câu, dùng từ, lỗi về ý, lỗi về liên kết câu trong đoạn văn miêu tả. Dữ kiện của bài là những đoạn văn miêu tả có các câu mắc các lỗi về cách dùng từ, đặt câu, ý, liên kết. Bài tập yêu cầu HS tìm, phát hiện, sửa lại những lỗi sai trong đoạn văn miêu tả. Ví dụ 1 : Các câu dưới đây có các từ ngữ in nghiêng được dùng chưa chính
xác. Em hãy lựa chọn các từ phù hợp để thay thế cho các từ in nghiêng.
Mây lặng ngó dòng sông. Cảnh vật vẫn êm ả. Dòng sông lúc này đắp chiếc áo của những nàng công chúa trong thần thoại. Mây thấy dòng sông quê hương mình đẹp quá. Mây tự kiêu vì quê hương mình có nó. Mùa xuân đã nâng tâm hồn Mây bay đi xa, bay xa hơn tầm mắt của mình và trái tim rung lên tình yêu tha thiết với quê hương, với dòng sông nhỏ. Cảm ơn mùa xuân.
(Sông quê mùa xuân, Kim Viên) Ví dụ 2 : Tìm và sửa lại những lỗi sai về từ trong đoạn văn sau :
Sông nằm quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn ngủ trên ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng. Chiều
chiều, khi ánh hoàng hôn đến, em lại ra sông soi bóng mát. Trong sự yên tĩnh của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên vui vẻ trong sáng vô cùng.
(Con sông quê em, Dương Vũ Tuấn Anh) Ví dụ 3 : Em hãy tìm những câu văn viết sai về ý và viết lại câu văn đó
cho đúng :
Dì Út của em có một bé trai tên Hoàng Huy. Bé Huy đang ở tuổi tập nói và đã biết đi tập tễnh. Em không có em ruột nên rất thích bé.
Dáng bé tròn trịa với chiếc quần mặc bó sát đùi và cái áo thun ba lỗ. Mái tóc dài, dày, mềm mại như nàng tiên. Hai gò má bé ửng hồng và phúng phính trông giống con gái. Em thường nhéo vào đôi má ấy để nghe bé kêu lên giận dỗi.
(Bé Huy, Vân Khanh) Ví dụ 3 : Đoạn văn sau có các câu văn dùng các từ ngữ liên kết chưa
đúng. Em hãy tìm và gạch dưới những từ ngữ liên kết sai trong đoạn văn rồi sửa lại cho đúng :
Chị mèo mướp có cái đầu tròn vo như trái bóng con. Và đôi tai bẹt, nhẵn thính luôn dựng đứng. Đôi mắt xanh của chị mèo mướp long lanh như thuỷ tinh. Bộ ria mép của chị mèo mướp dài và nhỏ như những sợi tóc thỉnh thoảng động đậy. Cái mũi nhỏ của chị mèo mướp cũng ươn ướt mà lại thính lắm đấy nhé. Nên mùi thơm của thịt cá khó mà lọt qua được cái mũi ấy của chị mèo mướp.
Đoạn văn được sửa lại :
... ... ...
2.2.6.2. Bài tập kiểm tra, điều chỉnh
Đây là những bài tập có mục đích giúp HS tự kiểm tra, đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra lúc ban đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình (hay của bạn). Nhiều khi các em phải luyện viết lại đoạn văn cho tốt hơn. Nhóm bài kiểm tra, điều chỉnh được thực hiện trong giai đoạn đọc lại, hội ý ,sửa chữa và đánh giá kết quả thực hành trong quy trình viết đoạn văn miêu tả. Dữ kiện của bài tập là đoạn văn của HS hay của bạn. Nhóm bài tập này yêu cầu HS :
- Chữa lỗi về cách dùng từ, đặt câu : Xem các từ đã dùng đúng với nghĩa và chức năng của nó trong câu, các câu đã đúng ngữ pháp hay chưa.
- Chữa lỗi về ý : Xem các ý đã rõ ràng, có sự thống nhất chủ đề và có sự trùng hợp về ý hay không.
- Chữa lỗi về liên kết : Giữa các câu đã có sự liên kết chặt chẽ. Các phép liên kết đã dùng đúng hay chưa.
- Chữa lỗi về bố cục : Xem đoạn văn có đầy đủ về nội dung hay không. Ví dụ 1 : Đề bài : Viết một đoạn văn tả hình dáng, đặc điểm của một con
vật nuôi trong nhà.
Hãy thực hiện những yêu cầu bên dưới sau khi đã viết xong đoạn văn:
a. Đọc lại đoạn văn của em, chữa và chép lại cho đúng những từ đã dùng sai hoặc viết sai trong bài làm của em
b. Hãy viết lại cho đúng những câu văn sử dụng sai phép liên kết
c. Hãy viết lại một câu văn trong bài của em cho hay hơn bằng cách sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá.
Ví dụ 2 : Đề bài : Viết một đoạn văn tả hoạt động của con vật nuôi trong
nhà
Thực hiện các yêu cầu sau :
a. Hãy đọc lại và tự đánh giá bài làm của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô trống trước những yêu cầu mà em đã thực hiện :
Đoạn văn có :
Chọn những đặc điểm tiêu biểu, thói quen, hoạt động chính của con vật hay không
Có sử dụng hình ảnh, chi tiết miêu tả sinh động Thể hiện được tình cảm của người viết
Sai dưới 5 lỗi chính tả
Ý của các câu trong đoạn phù hợp với chủ đề đoạn văn Các câu có liên kết với nhau bằng các phép liên kết Đánh giá đoạn văn của mình đạt mức độ :
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
b. Dựa vào lời phê của giáo viên để sửa lại những chỗ sai trong đoạn văn (có thể viết lại những câu sai chính tả, ngữ pháp, thiếu ý cho đúng hoặc chọn một đoạn văn chưa hay để viết lại cho tốt hơn).
c. Trao đổi với bạn, chép lại những câu văn miêu tả của bạn mà em thích (câu văn có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá hay câu văn giàu cảm xúc).