Vai trò của kĩ năng GQVĐ trong dạy học phần công dân với kinh tế

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 35 - 38)

1.2.1.1. Sự cần thiết phải rèn luyện KNGQVĐ cho HS trong hoạt động dạy của GV

Mục tiêu của GD hiện đại không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ tri thức mà còn là một quá trình bao gồm 3 khâu thống nhất, biện chứng với nhau đó là: giáo dục ý thức, giáo dục thái độ và hình thành hành vi, thói quen cho HS. GD chỉ đạt được hiệu quả khi đối tượng GD vừa có nhận thức đúng, vừa có thái độ đúng, vừa có hành vi chuẩn mực thể hiện trong đời sống hàng ngày. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình đòi hỏi GV phải chú ý đến đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, trình độ nhận thức, tính cách riêng của từng HS để có biện pháp GD cho phù hợp.

Đối với HSTHPT, các em đã có nhiều tích cực trong hoạt động nhận thức, có nhiều mong muốn và ý thức về tương lai bản thân. Phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho các em ở giai đoạn này là các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của các em, để các em chủ động tìm tòi thông tin, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của vấn đề, biết hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.

Với nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác cho HS, GV tổ chức các hoạt động đa dạng, qua đó khai thác tiềm năng trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tế của HS, dẫn dắt HS tìm tòi, khám phá các vấn đề học tập, hình thành các khái niệm, phạm trù khoa học và phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hoạt động dạy của GV thực chất là hoạt động điều khiển giúp HS hình thành và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực cá nhân.

Khi nói về vấn đề này, Tâm lí học cho rằng: “con người chỉ tích cực tư duy khi họ rơi vào hoàn cảnh có vấn đề, khi phải tìm cách thoát khỏi tình huống đang làm cản trở bước đi trong nhận thức hoặc trong cuộc sống thực tế mà phương pháp tư duy cũ, tri thức, kinh nghiệm đã có không thể giải quyết được làm cho họ rơi vào trạng thái đặc biệt, thôi thúc đi tìm cách giải quyết” [50, tr.191].

Do đó, trong hoạt động dạy học để kích thích hoạt động nhận thức của HS chúng ta cần phải đưa họ vào tình huống có vấn đề giống như nhận định mà một nhà giáo dục Hoa Kì Jon Dewey từng nói: “HS đến trường không phải để tiếp thu những tri thức được ghi vào 1 chương mà là để GQVĐ, giải quyết những bài toán khó và những thực tế mà chúng gặp hàng ngày. Về phía thầy giáo ông ta hoạt động giống như một người bạn có kinh nghiệm, hướng dẫn khuyên nhủ những vấn đề mà thầy biết”.

1.2.1.2. Sự cần thiết phải rèn luyện KNGQVĐ trong hoạt động học của HS

Giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đào tạo lực lượng lao động mới, tiến bộ phục vụ cho phương thức sản xuất của xã hội. Có thể nói mặc dù GD không trực tiếp sản xuất ra nhưng đã tái sản xuất ra sức lao động xã hội của thế hệ sau cao hơn thế hệ trước, tức là cải biến cái bản thể chung của con người, giúp học có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về một lĩnh vực nào đó, tạo một năng suất lao động cao, trực tiếp thúc đẩy, phát triển sản xuất. Ngày nay, nhân loại đang sống trong thời kì văn minh hậu công nghiệp, thời đại của kinh tế tri thức với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Đặc

điểm này đã đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn lao động tương lai đó là phải có kiến thức, kĩ năng để có thể thích nghi và đáp ứng được các yêu cầu mà xã hội đặt ra.

Vấn đề này không riêng gì ở quốc gia nào, Việt Nam cũng đang từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta hãy xem GQVĐ trong các bài học ở nhà trường cũng như GQVĐ trong thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời ở một góc độ nào đó, người học sau khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc sau này. Để làm được điều đó, GV cần phải hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc GQVĐ để có thể giúp các em có được những kĩ năng cơ bản khi các em rời khỏi trường THPT. Từ những yêu cầu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện KNGQVĐ cho HS lớp 11 là điều vô cùng quan trọng và thật sự rất cần thiết đối với các em. Thông qua day học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, HS từng bước hình thành, phát triển các kĩ năng năng cứng, kĩ năng mềm khi tiếp cận với các vấn đề kinh tế, chính trị phức tạp, các em có khả năng trả lời, nắm bắt được những tri thức cơ bản nhất liên quan đến nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng ta trong công cuộc đổi mới. Đây là vấn đề mấu chốt mà giáo dục phổ thông phải giải quyết thành công nếu muốn hình thành nên một thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên.

1.2.1.3 Ý nghĩa của dạy học rèn luyện kĩ năng GQVĐ

Dạy học chú trọng rèn luyện KNGQVĐ giúp HS hình thành những kĩ năng cơ bản trong xử lí những tình huống ngay khi còn là HSTHPT. Từ đó biết vận dụng những kiến thức mà mình đã học để giải quyết những vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống.

Thông qua việc rèn luyện kĩ năng GQVĐ, HS có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập của mình, kích thích tư duy tích cực,

duy trì hứng thú học tập, vỡ bỏ quan niệm của các em đối với môn GDCD, một môn học mà các em cho là khô khan và nhàm chán.

Đồng thời, qua phương pháp dạy học này, khuyến khích được tư duy phê phán, óc sáng tạo và giúp các em rèn luyện kĩ năng GQVĐ và một số kĩ năng khác, góp phần bồi dưỡng và phát triển các năng lực vốn có cho các em.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 35 - 38)