Khái quát về trường THPT Thanh Bình, Huyện Tân Phú,tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 38 - 39)

1.3.1 Khái quát về trường THPT Thanh Bình, Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Nai

Trường THPT Thanh Bình được thành lập từ năm 1994. Lúc đầu trường chỉ là một trường THCS Bán công nhỏ với số lượng GV chính thức và cơ hữu chưa đến 20 GV. Nhưng bằng sự nỗ lực của BGH cũng như của tập thể GV nhân viên và các em HS trong trường đến năm 2001, trường chính thức được Bộ GD-ĐT công nhận là trường THPT công lập.

Trải qua hơn 10 năm với biết bao thăng trầm đến nay trường THPT Thanh Bình đã có nhiều sự thay đổi vượt bậc. Nhiều năm liền, trường được công nhận là trường tiến tiến cấp tỉnh và là một trong những ngôi trường có đời sống văn hóa tốt. Có thể nói, so với các trường khác trong huyện Tân Phú, trường THPT Thanh Bình là một trong 2 ngôi trường lớn nhất của huyện với một lực lượng GV dồi dào tính đến nay có hơn 90 GV- NV(trong đó số lượng GV nữ là 43 GV), hơn 1600 HS/37 lớp. Đặc biệt là chất lượng học tập của HS trường THPT Thanh Bình đã có những thành tích đáng nể trong 2 năm gần đây:

+ Năm 2010- 2011, Trường có1700 HS/37 lớp trong đó có 38 HS đạt HS giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ tốt nghiệp của trường đạt 95,45%, HS đậu vào các trường ĐH-CĐ là 250 HS.

+ Năm 2011- 2012, Trường có1695 HS/37 lớp. Số lượng HS đạt danh hiệu HS giỏi cấp tỉnh là 40 HS. Trong đó có 01 HS đạt danh hiệu HS giỏi cấp quốc gia, Tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 100%.

Để đạt được thành tích như trên đó không chỉ là sự nỗ lực của riêng cá

nhân nào mà đó chính là sự phấn đấu của tập thể BGH trong khâu quản lí, của tập thể GV trong quá trình dạy và của tập thể HS trong quá trình học. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như đã nói ở trên thì vẫn còn tồn tại không ít khó khăn khác không thể không kể đến như: Trong một lớp học, trình độ nhận thức, tư duy của HS không thể đồng đều. Do đó, đòi hỏi người GV trong quá trình giảng dạy và lĩnh hội của HS buộc phải chấp nhận sự phân hóa về mức độ, cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác do tư tưởng phân tầng chính- phụ trong môn học đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lí và hiệu quả của các em HS. Một số em ít đầu tư, không chịu đọc sách, tài liệu liên quan đến môn học thậm chí các em học chỉ đối phó, học cho qua. Bên cạnh đó, vì là một trường ở huyện miền núi xa xôi nên cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo vẫn còn nghèo nàn, thiếu thốn nhiều so với các trường khác trong tỉnh. Đặc biệt, HS Trường THPT Thanh Bình đa số là con nhà nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, việc học của các em vẫn chưa được gia đình quan tâm nhiều. Chính vì vậy kĩ năng XH và một số kĩ năng khác phục vụ cho học tập của các em còn yếu. Do đó, trong quá trình giảng dạy của mình đòi hỏi GV của từng bộ môn phải linh động trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để có thể giúp các em không những nắm vững được những kiến thức cơ bản mà còn có điều kiện cũng như cơ hội để rèn luyện, phát triển những kĩ năng mềm, kĩ năng cứng. Có như vậy mới giúp các em có cơ hội để phát triển một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 38 - 39)