Một số phương pháp, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ trong dạy học giúp HS rèn luyện kĩ năng GQVĐ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 92 - 99)

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

3. Vận dụng quan hệ cung cầu

3.2.3 Một số phương pháp, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ trong dạy học giúp HS rèn luyện kĩ năng GQVĐ

HS rèn luyện kĩ năng GQVĐ

3.2.3.1 Phương pháp thảo luận nhóm: Khái niệm:

Đây là phương pháp GV đặt ra những vấn đề, những tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS cùng nhau trao đổi, tranh luận tìm lời giải đáp. Về bản chất, có thể nói thảo luận là phương pháp sử dụng trí tuệ tập thể HS cùng đi tìm cách thức để giải quyết bất kì vấn đề

Ưu điểm

- Phương pháp này là tạo ra không khí học tập sôi nỗi trong lớp, mọi người cùng nhau tìm tòi câu trả lời hoặc phương hướng giải quyết cho tình huống được GV đưa ra.

- HS hình thành kĩ năng hợp tác trong tư duy và trong hành động thực tế để cùng GQVĐ. Đây là một trong những phẩm chất quý báu của người lao động trong xã hội hiện đại “học để cùng chung sống”.

Các bước tiến hành:

- Phân lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm giải quyết một tình huống, hoặc 1 chủ đề liên quan đến nội dung bài học và qui định thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung đã được phân công và theo đúng thời gian GV đã qui đinh.

- Hết thời gian quy định, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến. - GV tổng kết các ý kiến, sau đó chốt ý và để HS tự ghi bài.

Các yêu cầu sư phạm

- Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, có thể chia theo số điểm danh, chia theo đội, chia theo giới tính, chia theo ị trí chỗ ngồi.

- Quy mô nhóm có thể lớn, nhỏ tùy theo vấn đề cần thảo luận. - Cần quy định rõ thời gian và kết quả trình bày cho các nhóm

- Mỗi nhóm cần chọn 1 thành viên làm nhóm trưởng, để điều khiển quá trình thảo luận của nhóm và một thứ kí để ghi lại toàn bộ những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước lớp. HS cần được thay phiên nhau làm nhóm trưởng và thư kí.

- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời nói, đóng vai, viết, hoặc có thể sử dụng sơ đồ, hoặc vẽ cây kiến thức…tùy theo sáng kiến của mỗi nhóm. Có thể do một người đại diện trình bày hoặc cả nhóm thay phiên nhau trình bày.

- Trong thời gian HS thảo luận nhóm, GV cần đi vòng quanh các nhóm, quan sát, lắng nghe ý kiến của HS và có thể gợi ý hoặc giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

Thảo luận nhóm được xem là một trong những phương pháp cho phép HS thực hành những kĩ năng cần thiết khi GQVĐ liên quan đến các tình huống trong quá trình học tập, các thành viên có nhiệm vụ thảo luận và đề xuất các phương án giải quyết. Nhờ không khí thảo luận thoải mái sẽ giúp các em thấy cởi mở và thoải mái hơn khi được trình bày quan điểm cũng như tranh luận ý kiến của mình với các bạn. Có thể nói, Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với yêu cầu của HS THPT vì các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, khát khao được khám phá cái mới, có nhu cầu vươn lên để tự khẳng định mình.

3.2.3.2 Phương pháp tình huống

Khái niệm: Phương pháp xử lí tình huống là một PPDH, trong đó HS tự lực nghiên cứu tình huống và lựa chọn các phương án giải quyết cho phù hợp. Đây là một trong những phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thông qua việc tiếp cận các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định.

Ưu điểm: Qua việc giải quyết các tình huống, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp HS rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, năng lực như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng quyết đoán và quyết định. Thông qua việc tranh luận và khai thác trí tuệ của tập thể sẽ giúp HS GQVĐ đặt ra một cách hiệu quả và hợp lí nhất

Cách tiến hành:

- HS tiếp nhận và tự phân tích sơ lược về tình huống

- GV có thể đưa ra một số gợi ý liên quan đến tình huống giúp HS huy động kiến thức tìm phương án trả lời

- HS trả lời phương án mà mình đưa ra để GQ đồng thời có thể tranh luận về các vấn đề liên quan đến tình huống thực tế

- GV điều khiển tranh luận, tổng hợp ý kiến và rút ra kết quả sau cùng. Yêu cầu sư phạm

- Tình huống có thể dài hay ngắn, khó hay dễ tùy theo nội dung vấn đề. Song phải phù hợp với nội dung bài học và trình độ nhận thức của HS

- Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như thực tiễn cuộc sống, tương lai nghề nghiệp

- Tình huống có thể được diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều mục đích giải quyết

- Tình huống phải chứa mâu thuẫn, đôi khi tình huống có thể được thực hiện bằng một câu chuyện, một đoạn phim ngắn…

3.2.3.3 Phương pháp trò chơi:

Khái niệm: Trong các xu hướng phat triển của GD hiện đại, phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp học tập có thể nói là mang đến một không khí lớp học sinh động nhất

Cách thức tiến hành:

- GV đề xuất trò chơi và quy định luật chơi - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi

- Cả lớp thảo luận, nhận xét, đánh giá ý nghĩa của trò chơi - GV tổng hợp ý kiến và kết luận

- Các chủ đề trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học và phục vụ cho mục tiêu bài học

- Trò chơi phải hấp dẫn, hứng thú, lôi cuốn HS tham gia - Trò chơi phải phù hợp lứa tuổi

- Trò chơi phải huy động được kiến thức, kinh nghiệm sống, phát huy được trí thông minh, sáng tạo của HS

- Các chủ đề trò chơi phải có khả năng giáo dục tình cảm,thái độ của HS trong học tập cũng như cuộc sống xh

Kết thúc trò chơi phải đạt được mục tiêu bài học, HS nắm được kiến thức, hình thành được kĩ năng và thái độ ứng xử xã hội trong nội dung bài học, phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp học tập nhẹ nhàng hấp dẫn, lôi cuốn HS vào quá trình học tập một cách tích cực, vừa chơi vừa học, giờ học là một sân chơi trí tuệ. Qua đó, giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành thái độ, rèn luyên kĩ năng tích cực trong học tập. Phương pháp trò chơi được kết hợp với các phương pháp học khác nhằm hỗ trợ cho các phương pháp đó thành công.

Đặc biệt trong giờ học môn GDCD, do đặc thù của môn học là khô khan và lí tính. Do đó, đòi hỏi GV muốn tiết học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả thì cần thiết phải sư tầm hay sáng tác các trò chơi hấp dẫn và có liên quan đến nội dung bài học để làm cho học sinh thấy yêu quý giờ học môn GDCD.

3.2.3.4 Phương pháp nêu vấn đề:

Khái niệm: Là một trong những phương pháp giúp HS xem xét, phân tích những tình huống có vấn đề và xác định những cách thức giải quyết tình huống đó nhằm tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành tư tưởng thái độ

Các bước tiến hành:

Đối với những tình huống khó, GV có thể gợi ý những chi tiết có liên quan đến vấn đề hoặc đặt ra những câu hỏi định hướng, gợi ý làm cơ sở cho việc GQVĐ

- HS đề xuất các phương án giải quyết bằng cách liệt kê các giải pháp - So sánh, đánh giá các giải pháp

- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất - Khơi gợi đề xuất các giải pháp khác Yêu cầu sư phạm

- Lựa chon các kiểu dạy học nêu vấn đề ở các mức độ khó và dễ khác nhau tùy vào nội dung bài học.

- Tình huống có vấn đề phải chứa đựng mâu thuẫn, phải phù hợp nội dung, kích thích được óc tò mò, ham hiểu biết và sự sáng tạo của HS - Tình huống có vấn đề có thể được cả lớp giải quyết thông qua học

hợp tác hoặc nhóm học tập

- Khai thác các thiết bị, phương tiện dạy học nhằm tạo ra tình huống phong phú, đa dạng

- Chú trọng tính độc lập, tự lực của HS trong quá trình tiếp nhận tình huống và giải quyết tình huống dưới sự hướng dẫn của GV

3.2.4 Một số kĩ thuật sử dụng trong dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng GQVĐ 1. Kỹ thuật chia nhóm:

Có nhiều kĩ thuật phân nhóm thảo luận nhằm làm tăng hiệu quả thảo luận, giảm bớt sự nhàm chán trong tiết hack

- Nhóm thảo luận gồm khoảng 2,3 HS trao đổi với nhau thảo luận, nhóm này có tên gọi là nhóm “rì rầm”

- Kết hợp 2,3 nhóm rì rầm thành nhóm lớn, để thảo luận những câu hỏi hoặc tình huống phức tạp hơp gọi là nhóm “kim tự tháp”

- Cho hai nhóm, một nhóm thảo luận, một nhóm quan sát, sau đó thay đổi vị trí hai nhóm. Hai nhóm cùng tiếp sức nhau thảo luận gọi là nhóm “ bể cá”

- Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, bằng số vấn đề, tình huống cần thảo luận. Mỗi nhóm sẽ thảo luận một vấn đề theo thứ tự của nhóm, sau đó đổi chỗ sang nhóm khác. Người đã ngồi ở nhóm có số thứ tự nào sẽ hướng dẫn cả nhóm thảo luận câu hỏi có số thứ tự đó và cuối cùng cả lớp thảo luận chung và GV kết luận gọi là nhóm “luân phiên”

3.2.4.2. Kĩ thuật liên kết suy nghĩ

Là kĩ thuật huy động và phối hợp suy nghĩ ý tưởng của các thành viên trong nhóm về GQVĐ. Các ý nghĩ được xuất hiện tự do với trực cảm và tưởng tượng của người học.

- Công não (Brainstorming): Là động não là huy động ý tưởng là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.

- Các quy tắc của công não: Không đánh giá và phê phán trong khi thu thập ý tưởng của các thành viên ,Liệt kê tất cả các ý tưởng đã được trình bày, Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng

- Các bước tiến hành

+ Người dẫn nhập vào chủ đề và xac định rõ vấn đề cần được giải quyết

+ Các thành viên đưa ra y kiến của mình bằng lời và các phương tiện trực quan

+ Đánh giá lựa chon sơ bộ các suy nghĩ và giải pháp thích hợp nhất - Công não viết( Brainwriting): là một hình thức biến đổi của công

não. Trong đó các ý kiến không được trình bày bằng miệng mà viết ra giấy. Hình thức này cần các thành viên tham gia viết các ý tưởng cá nhân của mình về chủ đề cần tìm hiểu và giải quyết

- Cách thực hiện

+ Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên

+ Mỗi thành viên viết ra tất cả những ý tưởng, suy nghĩ của mình lên các tờ giấy đó

+ Khi không nghĩ thêm được gì nữa thì có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển suy nghĩ của mình.

3.2.4.3. Kỹ thuật trình bày 2 phút

Đây là kĩ thuật tạo cơ hôi cho các em trình bày những ý tưởng, những phương án giải quyết tình huống trong khoảng thời gian 2 phút

- Cách tiến hành như sau:

+ HS viết ra giấy tất cả các phương án trả lời dưới nhiều hình thức khác nhau(càng ngắn gọn càng tốt)

+ Mỗi HS trình bày trước lớp trong khoảng thời gian 1 phút về những phương án mà các em cho là đúng nhất

3.2.4.4 Kỹ thuật phòng tranh:

Tất cả các thành viên trong nhóm phát họa những ý nghĩ đầu tiên của mình về cách giải quyết vấn đề lên một tờ bìa, rồi dán lên bản hay tường như triễn lãm tranh

Trong một vòng triễn lãm tranh, mỗi thành viên trình bày những suy nghĩ của mình về những cách giải quyết vấn đề ( giai đoạn tập hợp)

Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm tòi cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được tìm kiếm

Trong tất cả các phương án giải quyết đã được tập hợp lại mọi người suy xét và tìm ra phương án tối ưu.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã đưa ra một số định hướng và giải pháp trong dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng GQVĐ cho HS qua giảng dạy học học phần “công dân với kinh tế”, chương trình GDCD lớp 11. Cụ thể là những giải pháp từ phía GV và những giải pháp dành cho HS

Về phía GV: Cần thiết phải nắm vững yêu cầu,mục tiêu bài dạy để có thể xác định được vấn đề một cách chính xác, hợp lí, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm lí của HS. Không chỉ có thế, để có một tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ một cách hiệu quả đòi hỏi GV phải biết thiết kế bài dạy nhằm đưa HS vào một môi trường học tập thật sự năng động để có thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo, khơi gợi tinh thần ham học và thích khám phá của các em, giúp các em chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức cho bản thân

Về phía HS: Cần thiết phải phối hợp với GV một cách nhịp nhàng, chủ động trong mọi hoạt động tập thể, hoàn thành chu đáo mọi công việc, nhiệm vụ mà GV đưa ra. Đồng thời phải tích cực tự giác trong tự học, tự rèn luyện, tự tìm kiếm thông tin, bổ sung kiến thức cho mình để có thể GQVĐ trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống một cách thuận lợi và hợp lí nhất xứng đáng là thế hệ tương lai của Đất nước.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w