1. KẾT LUẬN
Rèn luyện KNGQVĐ cho HSTHPT là một yêu cầu cấp bách. Vì thông qua quá trình rèn luyện KNGQVĐ không chỉ giúp các em chủ động và sáng tạo hơn trong việc khai thác và nắm bắt kiến thức mà còn giúp các em có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các kĩ năng cứng, kĩ
năng mềm; Giúp các em có thể phát triển toàn diện về các mặt: kiến thức, thái độ và hành vi chuẩn mực, xứng đáng là lực lượng lao động tri thức trong tương lai gần. Đề tài “ rèn luyện kĩ năng GQVĐ cho HSTHPT trong dạy học phần “công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11” không chỉ mang tính GD mà còn mang tính thời đại sâu sắc vì đã có những đóng góp không nhỏ cho các hoạt động của GD. Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã làm sáng tỏ thêm về lí luận dạy học GQVĐ dựa trên quan điểm của các nhà khoa học và thực tiễn của quá trình dạy học để từ đó cho chúng ta thấy được tính cấp bách của dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ. Luận văn không chỉ làm rõ khái niệm vấn đề, khái niệm kĩ năng mà còn cho chúng ta thấy được các bước của dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng GQVĐ cho HS. Đó không chỉ là cơ hội cho các em HS phát triển năng lực hành động cho mình mà còn là cơ hội giúp các em dễ dàng hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới.
- Căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm chương trình, nhu cầu nhận thức của HS. Luận văn đã tiến hành TNSP để kiểm tra tính khả thi của đề tài đồng thời làm sáng tỏ thực tiễn của đề tài qua việc tiến hành khảo sát ở 6 lớp TN và ĐC với tổng số HS tham gia TNSP là 274 HS. Bên cạnh đó, qua mỗi tiết dạy TN, chúng tôi đều tiến hành điều tra khảo sát ý kiến của GV và HS để lấy thông tin phản hồi sau mỗi tiết dạy. Không chỉ có thế, chúng tôi còn tiến hành thống kê định lượng 274 bài kiểm tra 15 phút của HS để từ đó có kết quả chung nhất trong việc đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả của đề tài mà chúng tôi đề xuất. Kết quả TNSP đã cho chúng tôi một phản ánh khách quan và trung thực nhất về quá trình TNSP.
- Sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã đưa ra một số định hướng và giải pháp trong dạy học nhằm rèn luyện KNGQVĐ cho HS, cụ thể là các giải pháp từ phía GV và HS. Mỗi giải pháp mà chúng tôi xây dựng đều dựa trên
cơ sở khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS nhằm mục đích tạo môi trường học tập năng động để có thể phát huy tính năng động, sáng tạo, khơi gợi tinh thần ham học và thích khám phá của các em. Mặc dù quá trình TNSP chỉ gói gọn trong 8 tuần nhưng các em đã thích ứng rất nhanh và chủ động tham gia vào các hoạt động học một cách tích cực, hoàn thành chu đáo mọi công việc và nhiệm vụ mà GV đưa ra. Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đã được kiểm chứng thông qua kết quả của quá trình TNSP. Vì vậy, luận văn hoàn toàn có tính khả thi và sẽ thật sự đạt hiệu quả cao nếu được áp dụng ở những lớp mà HS có khả năng tự giác, tự lực trong học tập, tự bổ sung kiến thức cho mình để GQVĐ trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
2. KIẾN NGHỊ
- Theo quan điểm của nhiều GV khác thậm chí là GVGDCD thì môn GDCD là một môn học phụ. Chính vì thế nên HS học đối phó và GV cũng ít quan tâm. Do đó, việc vận dụng phương pháp mới trong dạy học môn này ít được GV đầu tư đúng mức. Chính vì thế đã dẫn đến một lối mòn thụ động trong giảng dạy môn học này. Do đó, đòi hỏi mỗi người GV GDCD cần phải có quyết tâm và kiên trì trong giảng dạy đặc biệt là trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ.
- Về phía nhà trường THPT: Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất như trang bị thêm các phương tiện, thiết bị, đồ dùng day học, xây dựng trường học xanh, sạch đẹp, an toàn để HS được học tập một cách tích cực, hiệu quả và thực hiện tốt mục tiêu: “ học để học cách học, học để làm, học để sáng tạo và học để cùng sống với người khác.