Một số giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học phần “công dân với kinh tế”môn GDCD lớp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 87 - 92)

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

3. Vận dụng quan hệ cung cầu

3.2.2 Một số giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học phần “công dân với kinh tế”môn GDCD lớp

sinh qua dạy học phần “công dân với kinh tế”môn GDCD lớp 11

3.2.2.1 Nhóm các giải pháp đối với giáo viên

- GV cho học sinh thảo luận nhóm, định hướng giúp các em nhận thức và giải quyết vấn đề bằng các tình huống, hoặc câu hỏi cụ thể

Phương pháp này khi sử dụng dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ có thể được cụ thể hóa thành sơ đồ [xem hình 3.1]

Hình 3.1. Mô hình dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ

Câu hỏi hoặc THCVĐ Bộc lộ những hiểu biết, quan điểm của HS Tổ chức, hướng dẫn và điều khiển HS hợp tác thảo luận nhóm HS đưa ra các giải pháp, phương án GQVĐ Hình thành tri thức mới

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Có thể nói, ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm là có thể được áp dụng với mọi hoạt động ở trong lớp học. Đặc điểm nỗi bậc của phương

pháp này là sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm. Với phương pháp thuyết trình thì GV là trọng tâm nhưng với phương pháp thảo luận thì GV chỉ đóng vai trò là thứ yếu, người GV chỉ đưa ra vấn đề, định hướng để HS giải quyết. Đồng thời, khích lệ HS trao đổi ý kiến và sau đó các em sẽ tự thảo luận để GQVĐ. Qua kết quả thảo luận các em có thể đưa ra các giải pháp, đánh giá sự lựa chọn và đưa ra kết luận hoặc khái quát vấn đề. Thảo luận sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo thay vì tiếp nhận tri thức một cách thụ động. Chức năng của người GV trong phương pháp giảng dạy này là người khởi xướng, dẫn dắt và điều khiển quá trình thảo luận đi đúng hướng. Do đó phương pháp thảo luận rất phù hợp với các chủ đề cần có sự tham gia ý kiến của nhiều người hoặc những vấn đề có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau

- Giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, cho các em cùng nhau thảo luận, bàn bạc, cùng nhau tranh luận để giải quyết vấn đề đó

Trên thực tế, những vấn đề gây tranh cãi là một trong những công cụ hết sức quan trọng và có hiệu lực trong GQVĐ. Do đó, việc GV đưa ra những tình huống có vấn đề hoặc những mâu thuẫn về mặt tri thức để HS cùng nhau thảo luận, bàn bạc, tranh luận và GQVĐ đó là một trong những hình thức cao của dạy học hợp tác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cách dạy học này sẽ giúp HS phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và một số kĩ năng mềm khác, tạo sự nhiệt tình, hứng khởi trong dạy học và giúp HS tự nhớ kiến thức lâu hơn qua quá trình tự tìm tòi và phát hiện vấn đề.

- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề

Vấn đáp là một trong những PPDH thể hiện việc lĩnh hội và truyền thụ kiến thức mới của HS qua hệ thống câu trả lời và những yêu cầu gợi ý do chính GV nêu ra. Vấn đáp được chia ra làm 3 loại cơ bản đó là:

- Vấn đáp tái hiện

- Vấn đáp tìm tòi

Trong 3 loại vấn đáp trên thì vấn đáp tìm tòi là một trong những mô hình dạy học đòi hỏi cao nhất tính chủ động, sáng tạo của HS. GV có thể nêu hệ thống câu hỏi đã được sắp xếp hợp lí để giúp HS từng bước phát hiện bản chất, tính quy luật, nội dung của vấn đề cần tìm hiểu. Đồng thời, dưới sự tổ chức của GV, HS có thể trao đổi ý kiến với nhau, tranh luận với nhau kể cả tranh luận với GV nhằm làm sáng tỏ mục đích của một vấn đề đã được xác định. Với quan điểm dạy học này, GV là người tổ chức, định hướng, còn HS tự lực GQVĐ và phát triển kiến thức mới qua quá trình trả lời và tranh luận, bổ sung. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại dạng này, HS có thể phát triển được kĩ năng khái quát vấn đề đồng thời rèn luyện phương pháp tư duy và có được niềm vui của sự khám phá.

- Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề

Qua phương pháp dạy học nêu vấn đề, GV có thể giúp HS xem xét, phân tích những tình huống có vấn đề và xác định những cách thức GQ các tình huống đó nhằm tiếp thu tri thức, rèn luyện KN và hình thành tư tưởng, thái độ. Điểm nỗi bậc của phương pháp này dễ dàng nắm được những tri thức mới qua việc phát hiện và GQVĐ. Đồng thời giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, bồi dưỡng lòng ham học, khả năng tự học của HS. Giúp HS rèn luyện được năng lực thích ứng với cuộc sống hiện đại thông qua kĩ năng biết đặt ra và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, khi vận dụng PPDH này,

GV cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các tình huống được lựa chọn phải khác nhau về mức độ để phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng GQVĐ của HS.

- Tình huống có vấn đề được lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài học, kích thích được óc tò mò, ham hiểu biết, sáng tạo và khám phá của HS - Tình huống có vấn đề phải chứa đựng mâu thuẫn, phù hợp với nội dung bài học và tạo được sự hứng khởi trong tiếp nhận và GQVĐ.

- Tình huống có vấn đề phải được cả lớp giải quyết hoặc thông qua nhóm học tập.

- Khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học nhằm tạo ra tính phong phú, đa dạng của tình huống.

- Chú trọng tính độc lập, tự lực của HS trong quá trình tiếp nhận và GQ tình huống dưới sự hướng dẫn của GV.

3.2.2.2 Nhóm giải pháp đối với học sinh

- Chủ động, tích cực rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua việc hợp tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh.

Tích cực trong học tập là trạng thái tâm lí và thể lực của HS nhằm mục đích hướng vào và chiếm lĩnh nội dung học tập một cách chủ động. Tính tích cực của HS thể hiện ở hai mặt: chuyên cần và tư duy sâu sắc. Chuyên cần và chăm chỉ, nổ lực cá nhân, vượt qua khó khăn, mệt nhọc để học tập vì “sự học như một con thuyền ngược dòng không thể buông tay chèo”. Tư duy sâu sắc là sự tập trung trí tuệ. Tính tích cực của HS được hình thành từ nhu cầu nhận thức, từ ý thức về tương lai của bản thân và được khích lệ bằng nghệ thuật sự phạm của GV.

Bất kì một quá trình dạy học nào nếu không có sự hợp tác tích cực của HS thì những mục tiêu như đã nói ở trên là không thể đạt được. Do đó, đòi hỏi mỗi HS phải có ý thức, chủ động bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về các vấn đề đang học, đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn, chủ động tạo nên mối quan hệ hợp tác, giữa Thầy và trò, giữa trò và trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Bên cạnh đó, HS phải chủ động GQVĐ đặt ra theo suy nghĩ của mình để từ đó chủ động nắm được kiến thức mới và nắm được phương pháp làm ra kiến thức mới, kĩ năng mới, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có để làm cơ sở phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.

- Chú ý nghe giảng, đọc sách, khai thác tài liệu, nắm bắt kiến thức chủ động.

Tất cả chúng ta đều biết SGK ở trường phổ thông chứa đựng kiến thức và kĩ năng chuẩn theo chương trình quy định của môn học, cấp học. Các tài liệu ở trường THPT bao gồm các sách tham khảo, tạp chí, các tài liệu khoa học…tất cả các tài liệu này đều có giá trị ít nhiều giúp HS mở rộng và đào sâu kiến thức.

Internet là nguồn thông tin phong phú, cập nhật có thể cho HS tham khảo, nếu được sử dụng trong học tập sẽ góp phần không nhỏ vào việc bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ hiểu biết của HS.

Sách giáo khoa và các tài liệu học tập là căn cứ để HS chuẩn bị bài trước khi lên lớp, chuẩn bị đề cương thảo luận. Chính nhờ SGK cũng như các tài liệu tham khảo khác mà việc học của HS trở nên có hiệu quả và chất lượng hơn. Do đó, đòi hỏi HS trong quá trình học tập của mình cần thiết phải rèn luyện cách lắng nghe, cách đọc, cách ghi chép, cách phân tích, tổng hợp tài liệu, cách trình bày văn bản, tiệm cận với phương pháp thu thập và xử lí thông tin khoa học theo kiểu nghiên cứu rất bổ ích. HS nào đọc nhiều SGK, tham khảo thì vốn kiến thức sẽ được mở rộng, kết quả học tập được nâng cao hơn. HS nào đọc sách thường xuyên sẽ hình thành thói quen và khả năng tự học, tự nghiên cứu, Đó là một trong những phẩm chất cực kì quý báu của người lao động mới trong thời đại khoa học và công nghệ để tự khẳng định mình.

- Ngoài thời gian lên lớp thì tự học và học theo nhóm, học tập hợp tác hỗ trợ nhau là cách tốt nhất để rèn luyện và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề

Ba điều kiện để người học thành công là người học có nhu cầu học tập, quyết tâm học tập và có phương pháp học tập tốt.

Thực tiễn của quá trình dạy học đã chứng minh rằng mặc dù HS là đối tượng giảng dạy của GV nhưng sự thành công của HS không chỉ đơn thuần dựa vào một phía từ GV mà còn dựa vào ý thức trong hoạt động và học tập của chính HS đó. Các em học tập một cách chủ động, có ý thức và sáng tạo

trong quá trình học tập, chú ý nghe giảng, chủ động tìm tòi khai thác tư liệu, SGK…

Để góp phần phát triển kĩ năng GQVĐ đòi hỏi người GV phải biết linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy đồng thời phải hướng dẫn HS tự tìm kiếm tư liệu, bổ sung kiến thức nhằm phục vụ cho tính khả thi của kĩ năng GQVĐ của HS.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w