IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
3. Vận dụng quan hệ cung cầu
3.1.1 Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD trường THPT theo hướng rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh
THPT theo hướng rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh
3.1.1 Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD trường THPT theo hướng rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh
3.1.1.1 Đổi mới PPDH môn GDCD theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
Trong báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: phải “đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử”.
Nhận thức được vấn đề này, Bộ giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm đến việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS trở thành xu thế chung của GD hiện nay. Có thể nói đây là một trong những quan điểm cơ bản nhất của đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên sự khác biệt với lối học thụ động và truyền thống, phù hợp với nhịp phát triển năng động của xã hội đương thời. Đặc biệt với phương pháp dạy theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ cho HS, HS không chỉ là đối tượng của quá trình dạy học mà còn là chủ thể của quá trình dạy học, các em được tạo cơ hội để tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá
và lĩnh hôị nội dung bài học thông qua việc phát hiện và GQVĐ, giúp các em rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản trong GQVĐ. Từ đó, biến người học từ người bị động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, biến người học từ chỗ lơ là, lười biếng đến chỗ say mê học hành. Đó không chỉ là giải pháp nhằm tạo nhu cầu và hứng thú học tập cho HS mà còn là cơ sở giúp HS tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách có chủ đích và hiệu quả nhất.
Với quan điểm dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ không những là một trong những giải pháp nhằm làm tăng tính hiệu quả của quá trình lĩnh hội tri thức của HS mà còn là một trong những cơ sở giúp các em hứng thú với tiết học, làm tăng nhanh hiệu quả của quá trình lĩnh hội tri thức. Đồng thời, thông qua các bước của dạy học GQVĐ sẽ giúp các em rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của XH phát triển, xứng đáng là lực lượng lao động kế cận tương lai của đất nước.
3.1.1.2 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Công dân với kinh tế” thông qua các hoạt động của HS
Hoạt động và giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người, tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng: “nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp”. Chính vì vậy, để hình thành nhân cách của người CD cho thế hệ trẻ thì không thể giáo dục bằng lí thuyết hoặc thông qua các lời giảng của người GV mà phải thông qua các hoạt động tương tác giữa chính các em. Nói một cách khác, quá trình dạy học môn GDCD cho các em phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn bè thông qua việc giải quyết các tình huống trong bài học của mình. Từ đó, các em có nhiều cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức, nội dung bài học một cách nhanh nhất. Có như vậy, các em mới thấy hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì mà các em đã lĩnh hội thông qua hoạt động chủ động nổ lực của chính bản thân mình
trong việc tích cực động não để GQVĐ. Từ đó, các em có thể hình thành cho mình thói quen nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo, biết liên hệ và sử dụng những kiến thức đã có trong việc lĩnh hội tri thức mới.
3.1.1.3 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Công dân với kinh tế” theo quan điểm hợp tác
Học là một quá trình xã hội trong đó cá nhân được hòa mình vào trí tuệ của những người xung quanh. Điều đó có thể khẳng định rằng các khái niệm và chân lí đều được các thành viên trong một nền văn hóa hợp tác tạo thành. Như vây, một lớp học được xem là một mội trường văn hóa lành mạnh nhất mà ở đó người học có thể tự mình tham gia, khám phá thông qua việc trao đổi và giải quyết các tình huống trong lớp học.
Nói về quan điểm này, trong một cuốn sách “ học hợp tác trong lớp học” các nhà nghiên cứu David W.Johnson và Roger L.Johnson đã nói: “ Sandy Koufax là một trong những cầu thủ xuất sắc trong lịch sử môn bóng chày ở Mỹ. Tuy nhiên, Koufax không tự nhiên trở thành một cầu thủ xuất sắc. Phải có các thành viên của đội mới giúp anh trở nên thành công” [6, tr.224,225]. Cũng giống như khi nói về bóng chày, những thành tựu trong lớp học không chỉ là sự nỗ lực của từng cá nhân mà còn là kết quả của sự phối hợp giữa các thành viên trong lớp. Do đó, dạy học theo quan điểm hợp tác là một trong những giải pháp giúp HS dễ dàng đạt đến kết quả hơn khi chính các em là thành viên của nhóm học hợp tác.
Hợp tác nghĩa là cùng chung sức làm việc để đạt được một mục tiêu chung. Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS có thể làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như của các thành viên khác trong cùng một nhóm. Để thiết kế một bài học theo hướng hợp tác GV cần lưu ý một số điểm sau:
- GV cần phải sử dụng các bài giảng, nội dung bài học và cấu trúc nó theo định hướng hợp tác để HS tham gia GQVĐ
- Xây dựng các bài giảng có tính hợp tác theo yêu cầu kiến tạo của mình, theo hoàn cảnh cụ thể và đặc điểm của HS
- Dự đoán một số vấn đề mà HS có thể gặp phải trong quá trình hợp tác cùng nhau và có thể can thiệp để có thể làm tăng thêm tính hiệu quả của hợp tác.
Trong dạy phần “công dân với kinh tế”, GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác với nhau trong lớp, trong nhóm nhỏ hoặc hợp tác theo mô hình cặp đôi. Cụ thể là GV cần tạo điều kiện cho HS bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về những tình huống, câu hỏi hoặc những băn khoăn, vướng mắc…để được trao đổi cùng bạn bè, được cùng nhau xây dựng kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện. Việc học hợp tác trong GQVĐ sẽ là điều kiện thuận lợi nhất cho các em trong việc phối hợp nhau cùng giải quyết những tình huống, những vấn đề. Thông qua hoạt động hợp tác sẽ giúp HS quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Đó chính là năng lực rất cần thiết đối với người CD sống trong một thế giới phát triển với những hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
3.1.1.4 Dạy học phần “Công dân với kinh tế” theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh
Để góp phần làm tăng tính hiệu quả trong học tập môn GDCD cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của HS. Cụ thể là GV cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, minh họa cho bài giảng. Đặc biệt là trong giảng dạy học phần “công dân với kinh tế”, có thể nói đây là một học phần khá mới mẻ và khó với các em. Do đó, việc để HS tự kiến tạo kiến thức cho mình thông qua các hoạt động thực tiễn là vô cùng hiệu quả. Cụ thể, các em có thể được tự mình xâm nhập, tìm hiểu về các hoạt động của thị trường diễn ra tại địa phương các em, giúp các em có thể thấu hiểu hơn về các hoạt động kinh tế diễn ra xung quanh mình. Đồng
thời, qua quá trình tìm hiểu khai thác thông tin tư liệu sẽ tạo điều kiện cho các em được rèn luyện một số kĩ năng sống cho mình như kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng ra quyết định đặc biệt là kĩ năng GQVĐ, những tình huống mà các em gặp phải trong quá trình tìm hiểu thực tế.
3.1.1.5 Dạy học phần công dân với kinh tế theo hướng KNGQVĐ phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học
Quá trình dạy học luôn có một thông điệp được truyền đi đó chính là nội dung của chủ đề được dạy học, cũng có thể là câu hỏi về nội dung của người học, các phản hồi từ người dạy đến người học. Trong đó, có một vai trò không thể thiếu đó chính là các thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy học của GV. Một người GV giỏi, có phương pháp SP tốt nhưng lại không có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học thì chưa chắc đã đạt được hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc biệt trong phần “công dân với kinh tế”, chương trình GDCD lớp 11 là một học phần mới và khó. Do đó, đòi hỏi GV phải biết vận dụng những thiết bị, kĩ thuật trong dạy học để có thể mang vào tiết học của các em một màu sắc mới bằng những đoạn phim, video clip, những tình huống thực tế…Có như thế mới giúp các em cảm thấy hứng thú hơn và tham gia GQVĐ một cách hiệu quả hơn.
3.1.1.6 Dạy học phần công dân với kinh tế theo hướng rèn luyện KNGQVĐ phải phối hợp, kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm xây dựng môi trường GD lành mạnh, khép kín
Có lẽ tất cả chúng ta đều biết hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan và đặc biệt là môi trường GD.
GD là một môi trường phức tạp, đầy mâu thuẫn và khó kiểm soát. Con ngoan, trò giỏi, công dân tốt…Đều là ước vọng chính đáng của các bậc cha mẹ và tất cả những ai công tác trong ngành GD. Tuy nhiên, sự thành công của GD đâu phải chỉ dựa vào ước muốn, kì vọng của cha mẹ có được mà nó
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : trình độ nhận thức, thái độ, ý thức tự rèn luyện của các đối tượng GD, vào môi trường, hoàn cảnh, nơi các em đang sinh sống và các phương pháp được áp dụng trong gia đình, nhà trường và vào các tình huống nảy sinh trong cuộc sống thưc tế.
Một phương pháp GD đạt được hiệu quả tốt đối với đối tượng này, trong tình huống này nhưng lại không đạt hiệu quả với đối tượng kia, tình huống kia, ở hoàn cảnh kia là điều rất thường gặp. Chính những quan điểm trên có thể chứng minh rằng: GD chỉ đạt được kết quả khi các lực lượng GD có một mục tiêu GD thống nhất, phương pháp GD đồng bộ, phù hợp với các đặc điểm của các đối tượng GD và có một môi trường GD lành mạnh, phù hợp. Luận chứng cho những vấn đề trên chúng ta có thể khẳng định rằng: Cơ sở để xây dựng nên mô hình môi trường học tập theo hướng rèn luyện KNGQVĐ là khái niệm “vùng phát triển gần nhất”. Đó là vùng mà với trình độ tâm lí hiện tại, với những tri thức, kĩ năng đã có và dưới sự hướng dẫn của GV. HS có thể dễ dàng tiếp cận những tri thức gần gũi với mình nhất.
Do đó, dạy học không tồn tại độc lập, cũng không trùng khớp mà có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển. Dạy học có vai trò tiên phong nhằm kích thích, dẫn dắt, định hướng sự phát triển. Ngược lại, Quá trình phát triển phải đi liền sau quá trình dạy học nhằm tạo ra vùng phát triển gần nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, HS tích cực là một trong những tiêu chí quan trọng của quan điểm dạy học theo hướng nhằm rèn luyện KNGQVĐ cho HS. GV cần xây dựng, taọ môi trường học tập phù hợp để HS có thể làm việc độc lập, sáng tạo lại vừa có thể hỗ trợ nhau trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng hiện có nhằm GQVĐ một cách hiệu quả nhất.