Những yêu cầu cơ bản trong dạy học Phần “Công dân với kinh tế” theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 79 - 86)

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

3. Vận dụng quan hệ cung cầu

3.1.2 Những yêu cầu cơ bản trong dạy học Phần “Công dân với kinh tế” theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập GV là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người nắm vững mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục, nắm vững quy luật phát triển tâm lí HS qua từng lứa tuổi, đặc biệt là nắm vững trình độ hiểu biết và năng lực học tập của HS để tổ chức giảng dạy, hướng dẫn HS học tập cho phù hợp và có kết quả tốt.

Với vai trò của mình GV là người giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, công việc của GV không đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà là thực hiện cả một quy trình với nhiều hoạt động tiếp nối nhau từ thiết kế mục tiêu, xây dựng chương trình kế hoạch giảng dạy đến việc kiểm tra đánh giá kiến thức của HS. Đặc biệt trong quá trình dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ cho HS, Cần phải xây dựng, thiết kế tiến trình DH theo từng bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS tham gia GQVĐ

Bước 1: GV cần phải hiểu HS

HS là đối tượng GV cần truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình giảng dạy. Do đó, cần thiết người GV phải hiểu rõ năng lực, ham thích và kinh nghiệm của HS trong từng giai đoạn phát triển để từ đó giúp HS tiến bộ hơn trong học tập. Đặc biệt với những HS, GV cảm thấy khó gần thì cần phải dành nhiều thời gian và nỗ lực gần chúng. Đối với những HS nhạy cảm sẽ nhanh chóng nhận ra thái độ và tâm trạng nhiệt tình của GV và sẽ đáp lại tình cảm đó một cách tích cực. Ngược lại, nếu HS cảm thấy GV không quan tâm đến mình, chúng sẽ trở nên thất vọng và có thể sẽ trở thành những HS phá phách trong tiết học. Một người GV nếu quan tâm đến sự tiến bộ của HS chắc chắn sẽ không phải đương đầu với sự thiếu kỉ luật ở lớp học.

Bước 2: Chuẩn bị bài giảng

Trong quá trình chuẩn bị bài giảng theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, GV cần phải đưa ra mục tiêu bài giảng. Điều này cũng giống như là đưa ra mục tiêu của kế hoạch cho điều mà chúng ta muốn làm và cần thiết phải đạt

được. Người GV phải lên kế hoạch giảng cái gì? khi nào và như thế nào để HS nắm kiến thức.

Bước 3: Chọn lựa và sử dụng dụng cụ dạy học

Trong một tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, nếu một GV muốn dạy học có hiệu quả cao thì cần thiết phải tận dụng các thiết bị giảng dạy khác nhau ví dụ như: bảng phụ, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tranh ảnh, tài liệu phát cho HS,bút màu….Đó là một trong những thiết bị hỗ trợ nhằm làm tăng hiệu quả của tiết học.

Bước 4: Lựa chọn và áp dụng các chiến lược dạy học thích hợp

Thực tế, có nhiều GV có kiến thức sâu rộng nhưng lại có những giờ dạy kém hiệu quả. Lí do đó là việc sử dụng và lựa chọn các chiến lược, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Phương pháp giảng dạy của người GV hết sức quan trọng. Nếu phương pháp và kĩ thuật dạy học đúng sẽ giúp cho HS hiểu bài nhanh và hiểu bài sâu hơn. Phương pháp dạy học không phù hợp sẽ không thể gây hứng thú trong học tập cho HS và cuối cùng sẽ dẫn đến chất lượng học kém.

Bước 5: Đánh giá được sự tiến bộ của HS

Đối với HS, việc đánh giá sẽ khích lệ các em trong học tập. Được điểm tốt có thể coi đó là phần thưởng dành cho những ai học hành chăm chỉ. Trong khi đó điểm xấu là cảnh báo đối với những ai lười biếng và cẩu thả.

Đối với GV, đánh giá kết quả học tập của HS đối chiếu với mục đích hay mục tiêu chương trình cũng là một trong những yếu tố giúp GV nâng cao chất lượng dạy học.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

Để có thể phát triển khả năng sáng tạo, giúp HS có thể phát triển tối đa các tiềm năng vốn có của mình đòi hỏi GV cần phải biết xây dựng và thiết lập một quá trình dạy học sao cho HS có thể được tham gia một cách chủ động nhất. Dạy học theo quan điểm rèn luyện kĩ năng GQVĐ là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giúp HS phát triển tối đa các năng lực vốn có của mình.

- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; hướng dẫn học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Khi HS tham gia vào các bước GQVĐ điều đó cũng có nghĩa là HS đã được tham gia vào quá trình rèn luyện KNGQVĐ. Tuy nhiên để có thể hình thành cho mình một kĩ năng tốt đó không phải là điều dễ dàng. Vì kĩ năng nhận thức vấn đề của HS nhìn chung còn rất yếu nên đòi hỏi các em ngoài thời gian học trên lớp, các em cần thiết phải tự mình tìm tòi, chủ động nghiên cứu tài liệu. Từ đó, tự rút ra kết luận, hình thành các định nghĩa khái niệm khoa học. Làm được điều đó, các em có thể tự mình rèn luyện kĩ năng khai thác, tìm kiếm thông tin tư liệu và kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.

Đặc biệt sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung cần học, HS sẽ có một cách nhìn tổng thể, chính xác những gì đã thu lượm bằng cách lập bảng phân loại, sơ đồ hóa kiến thức, hoặc những hình vẽ có chủ đích để nhấn mạnh những nội dung, trọng tâm quan trọng mà HS đã tìm thấy được để từ đó GV sẽ đưa ra các bài tập tình huống để HS tham gia giải quyết đồng thời có điều kiện luyện tập nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng chúng vào trong thực tiễn.

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học.

Theo B.S.Blom nhà giáo dục Mĩ từng nói: “ Kết quả nắm vững kiến thức của HS được thể hiện bằng sáu mức độ nhận thức tăng dần từ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và khả năng đánh giá.” [6, tr.119,120].

Do đó, tùy vào đặc thù của bộ môn, đặc điểm nhận thức của HS mà GV phải lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp để giúp HS có thể đạt được tất cả các mức độ nhận thức cần thiết đó. Mặt khác, trong quá trình dạy học của mình, GV cần phải định hướng, giúp HS chuyển hóa những kiến thức đã học thành những kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, biện pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

Mức độ đơn giản nhất là luyện tập một cách có hệ thống vào việc giải quyết các tình huống, bài tập với độ khó khăn và phức tạp tăng lên. Trong quá trình đó chú ý uốn nắn những sai lệch, sự thiếu chính xác trong việc hiểu tri thức lí thuyết và những thao tác của tư duy.

Mức độ cao hơn là việc vận dụng tri thức vào GQVĐ do thực tiễn đề ra một cách vừa sức, qua đó dần dần phát huy tính độc lập, sáng tạo cuả HS từ mức thấp đến cao.

3.1.2.2 Yêu cầu cụ thể đối với học sinh

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

Hoạt động học của HS là một hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình bằng các tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa…mục đích nhằm thu lượm biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân. Qua đó, người học tự thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.

Học được xem như là một quá trình nhận thức, đó chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, sự phản ánh đó diễn ra trong một quá trình hoạt động tích cực của các bộ phận vỏ não và các hoạt động tư duy phức tạp dựa trên những thao tác logic, đòi hỏi phải có sự tập trung chú ý, sự lựa chọn và chủ thể nhận thức phải tích cực chú ý, lựa chọn những cái trở thành đối tượng của cái phản ánh. Vì vậy có thể nói hoạt động học của người học không phải bằng sự tiếp nhận những kết quả sẵn có mà phải bằng hoạt động tích cực nhận thức tích cực chủ động của chính bản thân họ và HS là chủ thể nhận thức, tính chất, hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng và hiệu quả của tri thức mà họ tiếp thu. Do đó, trong quá trình học đòi hỏi HS phải tự ý thức, chủ động tham gia một cách tích cực, tự giác nhằm khám phá, lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình. Cụ thể như sau:

- HS phải chủ động tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do GV đề ra.

- Tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện học tập phù hợp với bản thân mình.

- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức- họ tập của mình dưới tác động kiểm tra, đánh giá của GV và tự đánh giá của bản thân.

- Phân tích kết quả hoạt động nhận thức- học tập dưới tác động của GV, qua đó mà cải tiến hoạt động học tập.

Trong một tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ không thể thành công khi các thành viên trong lớp không tham gia hợp tác. Do đó, yêu cầu HS cần phải chủ động trong việc tìm tòi kiến thức để có thể tham gia GQVĐ một cách hiệu quả nhất.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.

Học tập môn GDCD nói chung, học phần “công dân với kinh tế” nói riêng, HS được trang bị một cách tương đối có hệ thống một số phạm

trù, khái niệm, quy luật kinh tế của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc cung cấp kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành, môn GDCD còn có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và thái độ đúng đắn cho HS. Xây dựng niềm tin và thái độ HS ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào khả năng của bản thân trong xây dựng kinh tế gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Trong mỗi bài giảng của mình GV nên khéo léo đặt ra những câu hỏi kiểm tra để HS tự rút ra nội dung giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ phù hợp với nội dung bài giảng để HS sẽ tự cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức, ý thức của bản thân. Giúp HS được phát triển đồng bộ và toàn diện lên cả 3 mặt: “kiến thức, thái độ, kĩ năng”. Làm được điều này, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn GDCD nói riêng.

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, tính trực quan của các phương tiện, đồ dùng dạy học không chỉ có ý nghĩa là phương tiện trực quan trong quá trình dạy học của GV mà với HS nó là một trong những vai trò quan trọng đánh giá hiệu quả của khả năng học tập và lĩnh hội tri thức của mỗi HS, giúp các em có thể tiếp thu tri thức một cách dễ dàng, sâu sắc hơn những vấn đề mà các em lĩnh hội, góp phần phát triển toàn diện về đức, trí, thể mĩ, lao động cho HS.

Có thể nói phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong từng giai đoạn lĩnh hội kiến thức của HS và là phương tiện hữu hiệu giúp HS thực hiện chức năng nhận thức và điều khiển các hoạt động của mình. Do đó, đòi

hỏi mỗi HS phải biết sử dụng các phương tiện học tập để phục vụ cho nhu cầu học tập của mình.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w