Thực trạng dạy học môn GDCD chương trình lớp 11 nói chung và trường THPT Thanh Bình, tỉnh Đồng Nai nói riêng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 39 - 41)

trường THPT Thanh Bình, tỉnh Đồng Nai nói riêng

Trong những năm vừa qua, mặc dù Bộ GD- ĐT đã và đang thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng

tạo của HS, nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, từng bước giúp các em rèn luyện những kĩ năng cơ bản. Từ đó, các em biết vận dụng những kiến thức mà mình đã được học vào thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trong đổi mới PPDH nhưng nhìn chung PPDH của GV vẫn chưa thể thoát khỏi kiểu dạy học “ thầy đọc, trò ghi”. Hầu hết, trong tất cả tiến trình dạy học GV đều chủ động, GV là người nêu vấn đề, tình huống và cuối cùng vẫn chính GV là người sẽ giải quyết những tình huống, những vấn đề đó.

Với PPDH đó, người GV là người chiếm ưu thế, GV có thể chủ động về mặt thời gian trong mọi tình huống nhưng ngược lại HS luôn rơi vào trạng thái bị động và không thể tự mình chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, dẫn đến hiệu quả và chất lượng dạy học không cao.

Bảng 1.3. So sánh PPDH truyền thống và PPDH hiện đại Dạy học có tính thụ động Dạy học có theo hướng tích cực GV truyền đạt kiến thức GV tổ chức hướng dẫn HS lĩnh hội GV độc thoại, phát vấn Đối thoại GV-HS, HS-HS

GV áp đặt kiến thức có sẵn HS hợp tác với GV, khẳng định kiến thức mình tìm ra HS thụ động nhận thức HS tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình HS học thuộc lòng HS học cách học, cách GQVĐ, cách sống và trưởng thành GV có quyền đánh giá và

cho điểm HS tự đánh giá, tự điều chỉnh là cơ sở để GV cho điểm cơ động

( Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Trong quá trình dạy học bất kì phương pháp nào cũng có những thế mạnh riêng. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay thì phương

pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS là chiếm ưu thế. Việc dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ là một quan điểm dạy học hết sức phù hợp và đúng đắn, có thể đáp ứng được nhu cầu khách quan mà XH học tập cần.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 39 - 41)