Tình hình dạy học theo hướng rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD lớp 11 ở trường

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 41 - 43)

cho học sinh phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD lớp 11 ở trường THPT Thanh Bình, Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

1.3.3.1 Mức độ hiện có của một số kĩ năng GQVĐ của học sinh lớp 11, trường THPT Thanh Bình

Chính đặc điểm của môi trường sống đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và mức độ nhận thức của các em. Đặc biệt là đối với các em HS ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi hẻo lánh nói chung hay ở trường THPT Thanh Bình nói riêng, các em ít có điều kiện học tập và thường chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các em ở những khu vực có nền kinh tế phát triển khác. Các em không có cơ hội giao lưu học hỏi, vui chơi, giải trí như các bạn cùng trang lứa. Vì vậy mà khả năng thích ứng và các kĩ năng cần có của một con người trong xã hội hiện đại còn yếu nhiều hoặc chưa có điều kiện rèn luyện và phát huy.

Bảng 1.4.Một số kĩ năng của HS trường THPT Thanh Bình

STT Một số KN cơ bản % Tốt % Khá % TB %Yếu

1 Kĩ năng hợp tác 22% 33% 22% 27%

2 Kĩ năng tư duy, sáng tạo 15% 27% 37% 25%

3 Kĩ năng phân tích, tổng hợp 18,3% 22% 30% 21% 4 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 7,3% 18,3% 24% 23%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát ở trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Mặc dù, bộ GD- ĐT đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm giúp HS phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập. Nhưng cũng có rất ít GV khi đứng lớp thực hiện đúng điều này. Cụ thể là HS trường THPT Thanh Bình vẫn còn rất thụ động trong học tập, kĩ năng hợp tác nhóm còn yếu và chưa thật sự phát huy có hiệu quả. Một tiết học theo hướng giúp HS rèn luyện KNGQVĐ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ giúp các em bồi dưỡng kiến thức cho mình mà còn là một môi trường thuận lợi giúp các em trao đổi, phát biểu ý kiến khi GQVĐ, câu hỏi hoặc tình huống trong lớp học, làm tăng khả năng hứng thú, sự tự tin và rèn luyện một số kĩ năng khác cho các em, giúp các em có đủ tự tin và khả năng độc lập trong học tập cũng như trong làm việc sau này khi các em rời ghế nhà trường THPT.

Kết luận chương 1

GQVĐ là một trong những năng lực hành động của HS thông qua hoạt động dạy học của GV, giúp HS có thể hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động. Dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ góp phần phát triển năng lực hành động cho HS. Dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ cần thực hiện các tiến trình của dạy học nhằm giúp HS rèn luyện KNGQVĐ thông qua giảng dạy học phần “công dân với kinh tế”, chương trình GDCD lớp 11.

Dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ có vai trò và tầm quan trọng trong dạy học nói chung cũng như trong giảng dạy phần “công dân với kinh tế”, môn GDCD lớp 11 nói riêng.

Những vấn đề trên chính là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thiết lập và đề xuất giải pháp nhằm góp phần rèn luyện KNGQVĐ, nâng cao năng lực hành động cho HS ngay khi còn ngồi trên ghế trường THPT.

Chương 2

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 41 - 43)