IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
3. Vận dụng quan hệ cung cầu
3.2.1 Một số biện pháp nhằm tìm hiểu nhu cầu học tập của HS
Trong suốt thời gian làm luận văn và TNSP để khẳng định tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau nhằm tìm hiểu nhu cầu học tập và kiến thức của HS.
3.2.1.1 Kết hợp tìm hiểu nhu cầu học tập của HS qua việc kiểm tra miệng
Trong biện pháp này, GV có thể tiến hành thực hiện một trong các phương án sau
- Đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài trước: Biện pháp này là một trong những phương pháp chiếm chủ yếu vì đa số các GV thường sử dụng phương pháp này để biết được mức độ hiểu bài và đầu tư cho môn học của các em. Đa số các em đều cho rằng đây là môn học phụ nên không cần phải mất nhiều thời gian để đầu tư cho nó.
- GV có thể đặt câu hỏi liên quan đến bài học sắp tới mà các em đã học. Như thế chúng ta sẽ dễ dàng biết được khả năng chuyên cần và đầu tư cho môn học của các em như thế nào.
3.2.1.2 Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS qua việc sử dụng phiếu học tập
Phiếu học tập được dùng để tìm hiểu nhu cầu học tập và kiến thức đã có của HS được áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới. Đây là một trong những giải pháp có thể dễ dàng tìm hiểu nhu cầu học tập của HS một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
3.2.1.3 Sử dụng trò chơi để tìm hiểu kiến thức đã có của HS
GV có thể thiết kế trò chơi ô chữ, đố vui với nội dung câu hỏi là phần kiến thức đã học trước đó hay kiến thức có liên quan đến bài mới. Biện pháp này là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp HS ôn lại kiến thức cũ. Đồng thời tạo không khí lớp học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho HS. Khi đưa các em vào không khí lớp học hết sức thoải mái, các em có thể vừa học vừa chơi nhưng vẫn không làm mất đi hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức.