Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 63 - 74)

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

3. Vận dụng quan hệ cung cầu

2.2.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm

2.2.4.1. Kết quả đánh giá về mặt định tính

- Kết quả điều tra của GV: Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận được một số phiếu phản hồi của GV cùng tổ sau khi dự những tiết học có GV dạy theo hướng rèn luyện KNGQVĐ. Kết quả thu thập được sau điều tra, khảo sát được thể hiện cụ thể như sau

Bảng 2.4. Kết quả tham khảo ý kiến GV

đồng ý

Tiết học sinh động, hấp dẫn 11 85%

Kích thích hứng thú học tập cho HS 12 99%

Rèn luyện kĩ năng sáng tạo cho HS 10 83%

Rèn luyện kĩ năng phát hiện, GQVĐ cho HS 12 93% Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho HS 11 85%

Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS 12 92%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng2.5. Kết quả tham khảo ý kiến của GV

Để tiết học rèn luyện KN GQVĐ cho HS đạt hiệu quả cao, cần

Số GV

Tỉ lệ %

Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ nhiều hơn 12 92% Chuẩn bị tốt các tài liệu liên quan đến bài học 10 77% Cho HS giải quyết nhiều tình huống hơn 12 92%

Cho HS chuẩn bị bài học trước ở nhà 9 69%

Nên ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong giảng dạy

11 85%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Từ các kết quả thu thập được, chúng tôi nhận thấy: Đa số các GV cho rằng dạy học nhằm rèn luyện KNGQVĐ cho HS là một quan điểm dạy học mới, có thể đáp ứng được mục tiêu bài dạy ở mức độ cao, khái quát, GV không mất quá nhiều thời gian đầu tư cho một tiết dạy. Mặt khác, giờ học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ cho HS, đa số GV đều nhận thấy rằng đó là một tiết học sinh động, hấp dẫn, HS tích cực, hứng thú trong giờ học. Đặc biệt là kĩ năng tự học, tự phát hiện GQVĐ được rèn luyện và phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn đó là: Vì điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, nên trang thiết bị, phương

tiện, kĩ thuật hỗ trợ cho dạy học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Một số GV có đưa ra một số ý kiến đề xuất khác như

+ Cần trang bị nhiều phòng học CNTT, dụng cụ học tập nhiều hơn để HS có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, thảo luận nhóm, tìm hiểu thông tin

+ Số lượng HS trong một lớp học không nên quá 25 HS

+ Để có thể dạy tốt hơn giờ học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, GV cần có những dự đoán để biết được sự phát triển của tư duy, tâm lí của HS để có thể định hướng hoạt động học tập cho HS hiệu quả hơn.

- Kết quả điều tra từ HS

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến của HS

Ý kiến của HS về giờ dạy nhằm rèn luyện KNGQVĐ Số HS Tỉ lệ %

Rất thích 90 66%

Thích 35 26%

Bình thường 9 6,6%

Không thích 3 2,2%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến của HS

Qua mỗi tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, em thấy mình chiếm lĩnh tri thức ở mức độ nào

Số HS Tỉ lệ % Tốt 92 68% Khá 38 28% Trung bình 7 5,2% Yếu 0 0%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú,tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng số 2.8. Kết quả khảo sát ý kiến của HS

Điều hài lòng Số HS Tỉ lệ %

Được làm việc nhóm 96 71%

Được thảo luận một cách thoải mái 110 81% Được nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình 90 66% Được trao đổi ý kiến của mình với GV 100 73% Được giải quyết nhiều tình huống thực tế 130 95%

Được mở rộng nhiều kiến thức 110 81%

Được phát triển những KNGQVĐ 120 88%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát ý kiến của HS

Điều không hài lòng Số

HS

Tỉ lệ %

Không thích làm việc nhóm 41 30%

Không thích tranh luận với các bạn 27 20%

Phải làm việc quá nhiều 7 5,2%

Không kịp chép bài vào vở 3 2,2%

Không kịp theo dõi các hoạt động trên lớp 3 2,2%

Tôc độ bài hơi nhanh 2 1,5%

GV không ghi chi tiết nội dung bài học lên bảng 2 1,5%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Nhận xét:

Hầu hết HS đều thích và hứng thú với tiết học này, vì các em cho rằng qua tiết học các em có thể nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình thông qua việc tham gia giải quyết các tình huống, câu hỏi và những vấn đề mà GV nêu ra trong tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như đã nói ở trên thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn khác

đó là: có một số HS trong lớp, do sự phận hóa về cường độ và mức độ hiểu bài các em cho rằng mình chưa thể theo kịp được tiến trình hoạt động của các bạn trong lớp

2.2.4.2 Đánh giá về mặt định lượng

+ Kết quả bài kiểm tra 15 phút ở các lớp TN: Thông qua kết quả bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra việc nắm kiến thức của HS sau những tiết học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ. Kết quả được so sánh giữa các lớp TN và ĐC theo tiêu chí khách quan

+ Kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng những kiến thức đã học nhằm rèn luyện KNGQVĐ của HS qua học phần “ công dân với kinh tế”, chương trình GDCD lớp 11- THPT

+ Đề kiểm tra 15 phút Lớp 11a1:

Câu 1: Thị trường là gì? có mấy loại thị trường? Cho VD.

Câu 2: Thị trường có những chức năng cơ bản nào? Hãy lấy VD về sự vận dụng các chức năng cơ bản của thị trường đối với người sản xuất và tiêu dùng

Lớp 11a3

Câu 1: Cạnh tranh là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? Tại sao nói cạnh tranh là sự cần thiết khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 2: Từ kết luận cạnh tranh là một quy luật kinh tế khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Em hãy cho biết tại sao cạnh tranh lại có tính hai mặt. Lấy VD chứng minh.

Lớp 11a5:

Câu 1: Cung- Cầu về hàng hóa, dịch vụ là gì? Cho VD minh họa. Em hãy cho biết tại sao đường cung và đường cầu lại gặp nhau tại điểm I.

Câu 2: Theo em, với tư cách là người tiêu dùng, để có lợi khi mua hàng hóa, em lựa chọn trường hợp nào trong 3 trường hợp cung- cầu.

Bài kiểm tra do GV giảng dạy chấm theo thang điểm chung dành cho

các lớp. Để đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm. GV trực tiếp giảng dạy đã tham khảo ý kiến của tổ trưởng tổ bộ môn, cũng là một GV dạy GDCD và một số bạn bè đồng nghiệp cùng tổ khác trong việc thống nhất đáp án và đảm bảo tính khách quan trong chấm bài. Điểm số của các lớp có thể nói là một con số chính xác và khách quan nhất, Kết quả sau khi GV thu thập, tổng kết được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau

Bảng 2.10. Phân phối điểm lớp 11a1

Lớp Điểm (xi) ) Sĩ số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN(11a1) 46 0 0 0 0 2 6 11 20 8 1

ĐC(11a2) 45 0 0 1 2 2 10 20 10 0 0

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012).

Bảng 2.11. Phân phối điểm lớp 11a3

Lớp Điểm(xi ) Sĩ số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN(11a3) 45 0 0 0 0 2 2 20 16 4 0

ĐC(11a4) 45 1 2 4 6 18 14 0 0

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng 2.12. Phân phối điểm lớp 11a5

Lớp Điểm(xi ) Sĩ số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 46 0 0 0 1 2 6 12 20 5 0

ĐC 45 4 3 1 10 9 17 1 0

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng 2.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút Điểm Xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 6 0,00 4.41 0,00 0.41 4 1 10 0.73 7.35 0.73 11.76 5 8 28 5.84 20.59 6.57 32.35 6 14 26 10.22 19.12 16.79 51.47 7 41 36 29.93 26.47 46.72 77.94 8 55 29 40.14 21.32 86.86 99.26 9 17 1 12.41 0.74 99.27 100.00 10 1 0 0.73 0.00 100.00 100.00 137 136 100.00 100.00

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Đồ thị 2.14. Đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra 15 phút

Đối tượng % Yếu, kém ( 0- 4đ) % Trung bình ( 5 - 6đ ) % Khá ( 7- 8đ ) % Giỏi ( 9 -10đ ) TN 0.73 16.06 70.07 13.14 ĐC 11.76 39.71 47.79 0.74

( Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Biểu đồ 2.16. Tổng hợp kết quả học tập của HS qua khảo sát bài kiểm tra 15 phút

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012

Bảng 2.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút

Đối tượng x m± S V %

TN 7.43 0.09± 1.09 14.67

ĐC 6.23 0.12± 1.42 22.79

( Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tháng 4.2012)

Dựa vào kết quả TNSP và thông qua việc xử lí số liệu TNSP chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS các lớp TN vượt xa các lớp đối chứng, điều này đã được thể hiện rõ trong:

Đồ thị đường tích lũy:

Đồ thị các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường tích lũy của các lớp ĐC. Điều đó có thể khẳng định rằng chất lượng học tập ở các lớp TN tốt hơn nhiều so với các lớp ĐC.

Tỉ lệ học sinh yếu, kém, trung bình, khá giỏi

Tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở các lớp TN cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp ĐC và ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém, TB ở các lớp TN thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình ở các lớp ĐC.Từ kết quả trê, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng phương án thực

nghiệm đã góp phần rèn luyện kĩ năng GQVĐ và phát triển năng lực nhận thức cho HS.

Gía trị các tham số đặc trưng:

Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn nhiều so với lớp ĐC. Điều đó cũng có nghĩa là HS các lớp TN đã nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng cao hơn các lớp ĐC

- Độ lệch chuẩn của các lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Đồng thời giá trị của độ lệch chuẩn bé chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC

- Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

- Bên cạnh đó, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng 10% -30% (có độ dao động trung bình). Do vậy kết quả thu được là đáng tin cậy. Điều đó một lần nữa chứng minh rằng việc vận dụng các phương pháp nhằm rèn luyện KNGQVĐ cho HS thật sự có hiệu quả

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student

2 2 2 2 7.43 6.23 7.83 1.09 1.42 137 136 TN DC d TN DC TN DC x x t S S n n − − = = ≈ + +

Chọn xác suất α =0.01 (độ tin cậy p=0.99). Tra bảng phân bố Student ứng k=137+136-2=271 ta có tα,k =2.58

Do đó, td >tα,k. Như vậy, từ kết quả của phép thử Student cho thấy sự

khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp ĐC và các lớp TN do tác động của phương án TN là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa α =0.01 (hay độ tin cậy là 99%)

Nhận xét chung:

Theo kết quả phản ánh của TNSP, chúng tôi bước đầu có thể kết luận rằng: Kết quả đạt được ở HS lớp TN cao hơn các lớp ĐC sau khi tiến hành sử dụng phương pháp dạy học mà chúng tôi đã đề xuất.

Từ kết quả thu được sau khi TN đã cho thấy hiệu quả của phương án đã đề xuất và tính khả thi của đề tài là không thể phủ nhận. Điều đó chứng tỏ, dạy học theo quan điểm rèn luyện KNGQVĐ cho HS thật sự đáp ứng được nhu cầu mà xã hội đã đặt ra.

Kết luận chương2:

Trên cơ sở phân tích quan điểm về day học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ, tiến trình TN được tiến hành tại trường THPT Thanh Bình, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai, với 3 lớp TN là 11a1, 11a3, 11a5. Bao gồm 137 HS của năm học 2011-2012. Đồng thời sau mỗi tiết day học theo hướng rèn luyện KNGQVĐ, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của GV và HS để rút kinh nghiệm sau mỗi tiết TN. Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài tác giả còn tiến hành điều tra kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra 15 phút và được chấm theo tiêu chí khách quan. Kết quả TN đạt được đã phản ánh một thực tế không thể phủ nhận đó là : chất lượng học tập ở các lớp TN tốt hơn nhiều so với lớp ĐC. Cụ thể là khả năng hiểu bài và kĩ năng GQVĐ ở các lớp được tiến hành TN vượt xa các lớp ĐC. Kết quả đã đạt được một lần nữa khẳng định tính khả thi của đề tài được đề xuất và hiệu quả của quan điểm day học theo hướng rèn luyện kĩ năng GQVĐ là không thể phủ nhận.

Chương 3

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân lớp 11 (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w