Văn hóa tổ chức nông thôn

Một phần của tài liệu Nghĩa biểu trưng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 90)

Các thành ngữ và các câu ca dao có chứa những thành tố đất, trời, sông, núi còn thể hiện rõ văn hóa tổ chức nông thôn của ngời Việt.

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy ngời nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Cho nên nét đặc trng số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng: làng xã Việt Nam đợc tổ chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.

Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị. Làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một vơng quốc thu nhỏ khép kín với luật

pháp riêng. Sự biệt lập đó tạo nên quan niệm, tôn ti: đất lề quê thói (đất có lề, quê có thói), phép vua thua lệ làng, và nhiều lúc trở thành thứ sức mạnh vô hình cản trở con ngời hòa nhập với cộng đồng ở đó (đất khách quê ngời).

Tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng. Mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu mọi việc. Vì phải tự lo liệu nên ngời Việt Nam có truyền thống cần cù, chăm chỉ, đầu tắt mặt tối: Bán mặt cho đất, bán lng cho trời.

Đặc điểm môi trờng sống quy định t duy, cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nớc và lối t duy biện chứng nh ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dơng và lối ứng xử nớc đôi. Cho nên tính chất nớc đôi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Câu thành ngữ:

Đứng núi này trông núi nọ thể hiện rõ đặc tính này.

Tính chất nớc đôi trong tính cách con ngời còn thể hiện ở chỗ tồn tại đồng thời hai đặc tính đối lập trong một con ngời. Chẳng hạn, ngời Việt Nam vừa có tính cần cù, chăm chỉ (Bán mặt cho đất, bán lng cho trời), lại vừa có thói ỷ lại, dựa dẫm, cha chung không ai khóc dẫn đến sự xa hoa, lãng phí của công: Nớc sông công lính.

Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy đi thành từng cặp và đều tồn tại ở ngời Việt Nam. Tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trng gốc trái ngợc nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tuỳ lúc, tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ đợc phát huy. Khi đứng trớc khó khăn lớn hoặc nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể:

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(M440-1510)

Nhng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói t hữu và óc bè phái, địa phơng sẽ nổi lên: Đất có lề, quê có thói; Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Đất khách quê ngời

Tóm lại, các thành tố đất, trời, sông, núi vốn là những từ ngữ chỉ hiện t- ợng tự nhiên. Mặt khác, đất nớc ta lại thuộc vùng văn hóa nông nghiệp điển hình, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên đặc trng văn hóa của dân tộc thể hiện khá đậm nét trog những bài ca dao, câu thành ngữ chứa các thành tố đó. Đó là văn hóa ứng xử với môi trờng tự nhiên (phụ thuộc thiên nhiên nên c dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ớc vọng sống hòa bình với thiên nhiên); văn hóa tổ chức cộng đồng với đặc trng là lối sống trọng tình, ứng xử linh hoạt, biến báo cho thích hợp từng hoàn cảnh, nhất là lối nói vòng vo, ý tứ; văn hóa ứng phó với khoảng cách – giao thông đi lại với sự ám ảnh của sông nớc trong ứng xử; văn hóa tổ chức nông thôn với đặc trng của làng xã Việt Nam là sự dung hòa của hai mặt đối lập: tính cộng đồng và tính tự trị…

3.3. Tiểu kết chơng 3

Nghĩa biểu trng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ và trong ca dao có những điểm tơng đồng và những điểm khác biệt. Về mặt tơng đồng: các thành tố đất, trời, sông, núi đều là những hình ảnh đa nghĩa, giàu giá trị biểu trng (các thành tố đều biểu hiện 4 nghĩa trở lên dù ở trong thành ngữ hay ca dao). Một số thành tố biểu hiện nghĩa giống nhau ở cả thành ngữ lẫn ca dao.

ở mặt khác biệt, một số biểu hiện nghĩa của các thành tố đất, trời, sông, núi chỉ có ở thành ngữ mà không biểu hiện ở ca dao và ngợc lại. (Núi chỉ quê h- ơng, nơi chôn rau cắt rốn chỉ có trong thành ngữ với câu: Cáo chết ba năm quay đầu về núi; ngợc lại, trong ca dao thuộc chủ đề tình yêu, núi biểu hiện cho tình cảm lứa đôi mà không biểu hiện nghĩa này trong thành ngữ (Núi cao chi lắm núi ơi, Núi che mặt trời không thấy ngời thơng –N990 – 1796)…

Nghĩa biểu trng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong ca dao và trong thành ngữ mang đậm dấu ấn văn hóa ngời Việt. Đó là văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với những biểu hiện: văn hóa ứng xử với môi trờng tự nhiên,

văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa tổ chức nông thôn, văn hóa ứng phó với khoảng cách: giao thông - đi lại .…

Một phần của tài liệu Nghĩa biểu trưng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w