Ngôn ngữ báo chí sắc sảo

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 117 - 120)

Văn học hậu hiện đại thờng có xu hớng pha trộn nhiều ngôn ngữ trong sáng tác, và kêu gọi phá bỏ những giới hạn trong việc vận dụng ngôn ngữ vào các thể loại khác nhau. Chủ trơng phản thể loại, xoá nhoà đờng biên thể loại của văn học hậu hiện đại đã mở ra khả năng vô tận của các loại ngôn ngữ trong việc tham gia vào các thể loại khác nhau thậm chí là thâm nhập sâu trong các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, đó sự giao thoa, hoà trộn ngày càng mạnh mẽ về mặt ngôn ngữ giữa văn xuôi và thơ ca; văn xuôi và kịch; văn xuôi và báo chí, th tín, nhật kí, v.v.

Trong những truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái thờng sử dụng ngôn ngữ báo chí nh một thể nghiệm mới về sự pha trộn ngôn ngữ trong sáng tác. ở thể loại tiểu thuyết, Mời lẻ một đêm là một thể nghiệm táo bạo của Hồ Anh Thái trong việc đa ngôn ngữ báo chí thâm nhập vào tiểu thuyết. Có thể nói, ở một chừng mực nhất định, tác giả đã thu đợc những thành công đáng kể với “thi pháp giễu nhại - thông tấn” (Chữ dùng của Nguyễn Thị Minh Thái). Ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết, chất phóng sự điều tra đã hiển hiện trong khi nhà văn viết về sự phát triển và biến tớng của hoạt động kinh doanh nhà nghỉ – khách sạn cũng nh sự xuống cấp của lối sống tự do buông thả trong quan hệ nam nữ: “Chuyện ấy ngày nay hơi bị dễ. Thời gian địa điểm hơi bị dễ. Khách sạn nhà nghỉ mọc lên nh nấm. Điều kiện cho thuê hơi bị dễ. Hà Nội có thành ngữ chỉ những nơi hứng lên là vào thuê phòng đợc ngay: ngủ Gia Lâm đâm Thái Hà ( ). Vỡ Gia Lâm chạy về Thái Hà lập căn cứ địa mới, vỡ Thái Hà về đ… ờng Hoàng Quốc Việt lập lại chiến khu. Vỡ Hà Nội tràn ra ngoại ô, tràn về các tỉnh, cơn lũ quét qua vùng Xuân Mai, tràn xuống các ngã ba ngã t sung sớng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá. Sài gòn không vỡ thì Sài Gòn cũng vơn ra ven đô cho tới miệt vờn, Sài Gòn đi tắt đón đầu xuất khẩu công nghệ về miền viên ngọc tây đô, bao quát cả vùng con nớc trong về miền đông con nớc đỏ” [91, 8-9]. Tác giả cũng đã lợc kể rất nhiều sự cố ghê hồn xảy ra ở nhà trọ, những câu chuyện cời ra nớc mắt của xã hội thị dân đang quay cuồng trong những quy luật nghiệt ngã của nền kinh tế thị trờng. Chất thông tấn báo chí đôi lúc tởng đã lấn át chất tiểu thuyết khi nhà văn làm một cuộc hành trình dọc theo chiều dài đất nớc với nhân vật ngời đàn ông. Ngòi bút sắc sảo nh một cây bút phóng sự xuất sắc đã kịp ghi lại những sự việc hết sức ấn tợng, kích thích sự tò mò chú ý của ngời đọc. Chẳng hạn, theo bớc chân của ngời đàn ông ta tham dự hội Lim với những anh Hai chị Hai đi giày khủng bố; ta lên vùng Tây Bắc với những chợ tình Sa Pa, chợ Bắc Hà để chứng kiến những cô gái Mèo đã biết đòi tiền khi khách du lịch chụp ảnh, hay chỉ bán thổ cẩm cho Tây; tới Đà Lạt mộng mơ với thác Cam Ly ngày càng khô cạn, ngập trong biển rác. Không dừng lại đó, theo chân nhân vật ra nớc ngoài, ta còn đợc biết đến sự thật về cuộc sống của những

du học sinh trốn nhà sang nớc ngoài tụ tập ăn chơi và thực hành tiếng Việt trên xứ sở của Anh ngữ.

Tính chất du kí trong những tiểu thuyết gần đây của Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một hệ lời tiểu thuyết độc đáo, hấp dẫn. Chẳng hạn, trong phần mở đầu của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tác giả đã để cho nhân vật “tôi” – ngời dẫn chuyện (vốn là một nhà ấn Độ học) bớc vào một chuyến đi thực địa, điền dã đến khu vực biên giới ấn Độ – Nepal. Theo bớc chân của “tôi” trong hành trình này, những câu chuyện về một ấn Độ huyền sử đợc tìm lại, trong đó đặc biệt là nhng chi tiết xoay quanh cuộc đời huyền thoại của Đức Phật và tình yêu tuyệt đối của công chúa Savitri dành cho Ngời. Hồ Anh Thái đã sử dụng lối viết du kí khi tái hiện lại những câu chuyện huyền sử của hơn 2500 năm trớc. Bằng lối viết du kí, tác giả có cơ hội nhìn ngắm các nhân vật huyền thoại một cách khách quan hơn, không quá phụ thuộc vào tầm vóc và giá trị tinh thần của những huyền thoại đó. Chẳng hạn, ngay trong phần đầu của tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đã vận dụng ngay thao tác quen thuộc của du kí là đi – quan sát – ghi chép: “Kumari đợc coi nh ngời nhà. Một thiếu nữ đẹp lộng lẫy. Da trắng. Mắt búp sen. Mũi cao. Môi dày dặn. Mọi nét đều nh tạc. Phong thờ Nữ Thần Đồng Trinh là tập quán ở thung long Kathmandu thuộc xứ Nepal, nhng cô ít chất Mônggôlôit mà nhiều chất ấn Độ ( ). Khách sạn nằm ngay…

trên đờng biên giới ấn Độ – Nepal, bên phía ấn Độ. Chỉ cách đồn biên giới dăm chục bớc chân. Ngời bên này biên giới có thể đuổi bắt một con gà con chó chạy lạc sang phía bên kia cái thanh chắn đờng. Đám lính canh cửa khẩu cũng dễ dãi cho qua” [92, 5-6]. Đoạn văn trên đã ít nhiều cho thấy đợc lối viết đậm chất du kí trong tiểu thuyết nh là một thử nghiệm mới mẻ của Hồ Anh Thái. Ngôn ngữ tiểu thuyết trở nên giản dị, khách quan, gần nh không còn quá chú trọng đến việc phải chuyển tải những ý đồ nghệ thuật của nhà văn mà đợc tự do miêu tả và tái hiện những chi tiết có thật trong đời sống. Gần nh cho đến những trang cuối cùng, Hồ Anh Thái vẫn giữ đợc sự pha trộn giữa chất giọng tiểu thuyết và chất giọng du kí - khảo cứu. Ngời đọc không cảm thấy bị áp lực tâm lí

khi phải dõi theo những diễn biến căng thẳng, hồi hộp của những câu chuyện về Đức Phật và công chúa Savitri. Những đoạn văn thấm đẫm chất du kí - khảo cứu về văn hoá - xã hội – con ngời ấn Độ cổ đại, đặc biệt là những sinh hoạt tôn giáo kì thú, những nét văn hoá độc đáo trong đời sống sinh hoạt (chẳng hạn nh quan niệm cởi mở về đời sống dục lạc) đã làm dịu bớt những kịch tính của câu chuyện, thậm chí, nhiều lúc ngời đọc tởng nh đang đợc lạc vào xứ sở những điều huyền bí xa xăm. Nhiều khi, thật khó để phân biệt đợc sự lôi cuốn, hấp dẫn của Đức Phật, nàng Savitri và tôi là do những câu chuyện huyền sử hay những kiến văn mang lại. Sự hoà trộn giữa chất tiểu thuyết và du kí - khảo cứu đã mang lại hiệu quả thật bất ngờ. Điều này cho thấy, thử nghiệm của Hồ Anh Thái đã bớc đầu thành công và mở ra một hớng mới đầy triển vọng cho tiểu thuyết Việt Nam đơng đại.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 117 - 120)