Hồ Anh Thái bớc vào làng văn Việt Nam từ lúc còn rất trẻ, thành danh khá sớm và là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam hồi ấy. Truyện ngắn đầu tay Bụi phấn (1977) đợc viết khi tác giả cha đầy 20 tuổi nhng ngay từ lần đầu xuất hiện đã mang lại một nét hóm hỉnh, tơi trẻ rất đáng yêu. Cho đến nay, Hồ Anh Thái đã xuất bản hơn 30 đầu sách gồm tiểu thuyết và tập truyện ngắn, ngoài ra còn có các tập tiểu luận và biên khảo. Tác phẩm của ông đã đợc dịch ra hơn 10 thứ tiếng. Hồ Anh Thái cũng đã tham gia dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam ra tiếng Anh, xuất bản ở Mĩ, ấn Độ. Mới đây, cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái là một trong số các nhà văn Việt Nam có tên trong từ điển văn học thế giới. Là một nhà văn giỏi ngoại ngữ, Hồ Anh Thái có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thành tựu văn chơng thế giới. Hơn nữa, công tác trong ngành ngoại giao cũng là
một thuận lợi cho nhà văn đợc đi nhiều, đợc gặp gỡ và tham dự các sinh hoạt văn học nghệ thuật của thế giới. Những thuận lợi ấy giúp Hồ Anh Thái trở thành một trong những nhà văn có nhiều cách tân nhất trong văn học Việt Nam hiện nay
Về truyện ngắn có thể kể đến: Bụi phấn (1977), Nói bằng lời của mình
(10.1978), Chàng trai ở bến đợi xe (11.1984), Những cuộc kiếm tìm (7.1985),
Sao anh không đến (10.1985), Cánh võng không ngời (7.1987), v.v. Các tập truyện ngắn: Chàng trai ở bến đợi xe (in chung, 1984), Ngời đứng một chân
(1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tớc (1998), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào nhà cời (2004). Về tiểu thuyết, đáng chú ý là các cuốn: Ngời đàn bà trên đảo (1985), Ngời và xe chạy dới ánh trăng (1986), Trong sơng hồng hiện ra (1989), Cõi ngời rung chuông tận thế (2002), Mời lẻ một đêm (2006), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (2007).
Quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái thờng đợc chia ra ba giai đoạn: tiền
ấn Độ, ấn Độ và hậu ấn Độ. “Giai đoạn tiền ấn Độ có thể đợc tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn cho đến cuối những năm 1980. Theo tôi, ở giai đoạn này, kênh giọng chủ đạo của văn xuôi Hồ Anh Thái là trữ tình đôn hậu, và tác phẩm xuất sắc nhất là cuốn tiểu thuyết Trong sơng hồng hiện ra (1989)” [63]. Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại nhiều nớc Âu – Mĩ, đặc biệt là 6 năm tại ấn Độ, Hồ Anh Thái trở lại văn đàn với những chùm truyện ngắn độc đáo, hài hớc mà thâm trầm về ấn Độ nh Ngời đứng một chân, Ngời ấn,
Tiếng thở dài qua rừng kim tớc, Cuộc đổi chác, v.v. Giai đoạn hậu ấn Độ đợc đánh dấu từ năm 2000 lại này với một loạt tác phẩm gây sự chú ý đặc biệt của d luận và đợc đánh giá cao nh Cõi ngời rung chuông tận thế, Bốn lối vào nhà cời, Mời lẻ một đêm. Cũng trong năm 2000, Hồ Anh Thái đợc bầu là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Năm 2007, Hồ Anh Thái trở lại đề tài ấn Độ với tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
Hồ Anh Thái là một tác giả sung sức, có thể nói là thuộc diện “viết khoẻ”, tác phẩm ra đời luôn nhận đợc sự đón đợi của ngời đọc. Có thể thấy, sau
hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, thì Hồ Anh Thái là một trong số rất ít nhà văn luôn nhận đợc sự dõi theo sát sao của công chúng và các nhà phê bình ở những năm đầu của thế kỉ này. Sáng tác của Hồ Anh Thái bao gồm hai mảng chính, truyện ngắn và tiểu thuyết, ngoài ra còn có phần biên khảo và dịch thuật.
Những truyện ngắn đầu tay, nh: Nói bằng lời của mình (10.1978),
Chàng trai ở bến đợi xe (11.1984), Những cuộc kiếm tìm (7.1985), Sao anh không đến (10.1985), Cánh võng không ngời (1987), Mảnh vỡ của đàn ông
(1988), v.v, đợc viết với cảm hứng nhân văn biểu hiện những “vẻ đẹp trong sáng giản dị của lòng ngời, tình ngời” [90, 248]. Các truyện ngắn giai đoạn sau này của Hồ Anh Thái đợc viết với một văn phong hoàn toàn khác. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã làm ngời đọc hết sức bất ngờ khi tạo dựng cho mình một phong cách đa dạng. Những truyện ngắn viết về ấn Độ đầy màu sắc triết luận và không kém phần giễu nhại sâu cay. Các tập truyện ngắn nh Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cời lại đợc viết với một ngòi bút giễu nhại – trào phúng, hoạt kê rất sắc sảo.
Về tiểu thuyết, tính đến nay Hồ Anh Thái đã có 7 tác phẩm, và ở mỗi một tác phẩm ấy lại thể hiện nỗ lực sáng tạo bền bỉ, có cảm tởng Hồ Anh Thái luôn không ngừng kiếm tìm những hình thức mới, những thể nghiệm mới cho tiểu thuyết của mình.
Ngời đàn bà trên đảo là tác phẩm xoay quanh một lâm trờng chỉ có những ngời phụ nữ ở một đội sản xuất (đội Năm) và cái trại giống đồi mồi ở đảo Cát Bạc, nơi có những ngời đàn ông nh Tờng, Hoà. Câu chuyện về họ xoáy sâu vào nỗi cô đơn và khát khao làm mẹ, làm vợ, làm một ngời đàn bà đúng nghĩa; là những cố gắng miệt mài trong công việc để khoả lấp đi nỗi cô đơn (nhân vật Hoà), là sự trợt dài trong những đam mê thân xác và luôn bị dằn vặt giữa bản năng dục vọng với những khát vọng sáng tạo nghệ thuật (Tờng). Trong sơng hồng hiện ra là câu chuyện về Tân, trong một lần bị điện giật đã có hành trình thú vị là cuộc đi về giữa quá khứ (năm 1967) và hiện tại (năm 1987). Qua đó
Tân phát hiện ra bố mẹ mình là những ngời có một tuổi trẻ rất sôi nổi, trong sáng, nhiều khát vọng và họ rất dũng cảm; Tân cũng nhận ra có rất nhiều kẻ đạo đức giả và cơ hội. Anh hiểu đợc rằng để có đợc hôm nay thì quá khứ đã phải trả giá bằng sự xả thân của thế hệ đi trớc. “Trong sơng hồng hiện ra dờng nh bày tỏ khao khát của thế hệ hậu chiến đợc nhìn xuyên qua màn sơng của huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế hệ chiến tranh, không phải nhằm bóc trần, mà để xem xét cội nguồn của họ một cách rõ ràng” [84, 421-422]. Ng- ời và xe chạy dới ánh trăng miêu tả những con ngời, những quan hệ ngời trong một khu tập thể với những sáng tối, thiện ác, tốt xấu lẫn lộn vào nhau, có mặt ở mọi lúc mọi nơi của cuộc sống. ở đó có những con ngời cao đẹp nh Toàn, Hiệp, Minh, Trang và những kẻ cơ hội nh Khuynh, Diệu. Tất cả va đập với nhau, cọ xát vào nhau; và cuối cùng, những giá trị tích cực tự nó vẫn tồn tại. những truyện viết về đề tài ấn Độ in trong các tập Ngời đứng một chân, Tiếng thở dài qua rừng kim tớc là những trải nghiệm văn hoá thú vị của nhà văn. Chất giọng triết lí thâm trầm mà sâu sắc đã khiến cho những truyện ngắn trong hai tập truyện này có sức lôi cuốn và làm nên một nét riêng trong phong cách đa dạng của Hồ Anh Thái. Cõi ngời rung chuông tận thế (2002), Mời lẻ một đêm
(2006) thực sự là những đột phá của Hồ Anh Thái trên hành trình sáng tạo về các phơng diện khám phá cuộc sống con ngời và vận dụng kĩ thuật viết hậu hiện đại vào tiểu thuyết. Những thể nghiệm của nhà văn đã bớc đầu thành công, ít nhất đã lôi kéo đợc công chúng quan tâm nhiều hơn đến tiểu thuyết trong bối cảnh văn học hiện nay. Đức Phật, nàng Savitri và tôi (2007) là tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái thể hiện nỗ lực của tác giả trong việc tự làm mới mình khi nhà văn đã đi xa hơn trong việc phục hồi huyền thoại - đan kết cái nhìn tơng lai xán lạn với những thánh tích. Đây là một phơng thức sáng tác của chủ nghĩa hậu hiện đại đang bộc lộ nhiều triển vọng.
Dù độ lùi cha xa, phần lớn các tác phẩm tiêu biểu đợc viết trong vòng 10 năm lại đây, nhng hoàn toàn đủ cơ sở để khẳng định, những dấu hiệu hậu hiện
đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái là nỗ lực đáng kể của nhà văn góp phần đa văn học Việt Nam đơng đại hội nhập với văn chơng thế giới.