Tiểu thuyết Việt Nam sau 198 6 Diện mạo và khuynh hớng phát triển

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 27 - 34)

triển

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 đã làm tròn sứ mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chính trị. Nhìn từ đặc điểm loại hình, đó là nền văn học đợc viết theo khuynh hớng sử thi có sự thống nhất từ cảm hứng, đề tài, chủ đề, nhân vật cho đến kết cấu, giọng điệu, v.v. Nền văn học ấy diễn ra trong hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh kéo dài suốt ba mơi năm, văn học Việt Nam giai đoạn này đã đóng góp một phần to lớn vào sự nghiệp chung của đất nớc, đổi lại, nền văn học dân tộc cũng đã phải hi sinh rất nhiều, nh đó là cái giá phải trả trong hoàn cảnh chiến tranh.

Văn học Việt Nam đơng đại, nhất là từ sau 1986 lại nay, là một quá trình văn học rất phong phú, đa dạng, lại đang tiếp diễn. Với những thay đổi lớn lao của đời sống, văn học Việt Nam đang dần bớc vào một quỹ đạo phát triển mới mà ở đấy những thành tựu trong lịch sử đợc đặt ngang hàng với những thành tựu của văn chơng thế giới. Sau 1975, khi đất nớc trở về với hoà bình văn học đợc trả về với cuộc sống bình thờng của nó. Tuy vậy, phải mất gần mời năm trợt dài theo “quán tính sử thi”, cơ chế quản lí bao cấp và tình trạng thiếu dân chủ kéo dài, văn học Việt Nam mới thực sự chuyển mình, mới bắt đầu đợc sống đúng

với bản chất của nó. Vào cuối những năm 70 đã hình thành rõ rệt nhu cầu nhìn lại giai đoạn văn học trớc đó, chỉ ra những hạn chế của nó để từ đó hình thành hớng phát triển mới cho văn học dân tộc. Một trong những nhà văn tiên phong chính là Nguyễn Minh Châu, “ngời mở đờng tinh anh và tài hoa” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với truyện ngắn Cái mặt (viết từ năm 1976 nhng mãi đến năm 1982 mới đợc công bố dới cái tên Bức tranh) Nguyễn Minh Châu đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới diễn ra hết sức sôi động sau đó. Những trăn trở của các nhà nghiên cứu nh Hoàng Ngọc Hiến, Phơng Lựu, Lê Đình Kỵ, v.v, về vấn đề tính chân thực trong văn học, về quan hệ giữa văn học và hiện thực, về tính dân tộc trong văn học cũng là những khởi động đáng chú ý báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học từ sau 1986.

Tại Đại hội VI, tinh thần đổi mới, chống quan liêu, bao cấp, thực hiện dân chủ trở thành khẩu hiệu chính thức, khẩu hiệu lớn nhất của cả nớc. Tiếp đó, cuộc gặp của Tổng Bí th Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn nghệ của nớc nhà, tạo nên một hiệu ứng lan truyền tinh thần đổi mới t duy, nhìn thẳng vào sự thật. Với khẩu hiệu “cởi trói”, “tự cứu lấy mình” của hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ đã hởng ứng hết sức nhiệt tình. Tiên phong cho cao trào đổi mới là lĩnh vực lí luận – phê bình, đây là một tín hiệu hết sức lạc quan. Năm 1987, Nguyễn Minh Châu tiếp tục gây sự chú ý đặc biệt với bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Bài báo nh một phát súng lệnh tiến công vào thành trì của những định kiến và quan niệm cứng nhắc về văn nghệ. Nguyễn Minh Châu phê phán đờng hớng lãnh đạo văn nghệ đã can thiệp quá sâu vào tự do sáng tác của nhà văn và làm cho nhà văn Việt Nam đang tự hèn đi, tự thui chột đi và kêu gọi sự giải phóng văn nghệ, tạo không khí tự do, dân chủ thật sự trong đời sống văn nghệ nớc nhà. Hiệu ứng xã hội mà bài báo của Nguyễn Minh Châu tạo ra là hết sức mạnh mẽ. Trên lĩnh vực sáng tác, Thời xa vắng của Lê Lựu là tác phẩm mở đờng cho sự xuất hiện hết sức rầm rộ của rất nhiều tác phẩm đợc viết theo tinh thần dân chủ, đổi mới. Ngoài ra có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu khác nh: Thiên sứ, Maria Sến (Phạm Thị Hoài), Ma

mùa hạ, Mùa lá rụng trong vờn, Ngợc dòng nớc lũ (Ma Văn Kháng), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngời, Một cõi nhân gian bé tí, Thợng đế thì cời

(Nguyễn Khải), Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tớng về hu, Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp);

Bến không chồng (Dơng Hớng), Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Đám cới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), v.v.

Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trớc nhu cầu “đổi mới t duy tiểu thuyết”. Tiểu thuyết từ sau 1975 đợc đánh dấu bằng hai mốc thời gian: những năm tiền đổi mới (1975 - 1985) và từ 1986 trở về sau. Những năm tiền đổi mới, tiểu thuyết vẫn trợt dài theo “quán tính sử thi”. Chỉ khi bớc vào thời kì đổi mới, đợc cởi trói khỏi những quan niệm cũ, tiểu thuyết mới có cơ hội chuyển mình thực sự. Quan niệm mới về văn học – nghệ thuật nói chung, tiểu thuyết nói riêng đợc dân chủ hoá. Sự đổi mới t duy tiểu thuyết dẫn đến hệ quả là sự thay đổi hệ hình tiểu thuyết nh: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, v.v.

Trớc hết là sự đổi mới trong quan niệm và cách tiếp cận hiện thực. Văn học 1945 – 1975, do tính đặc thù về lịch sử, là nền văn học phát triển theo khuynh hớng sử thi. ở thể loại tiểu thuyết, tính chất sử thi càng đợc phát huy đậm đặc qua hiện tợng dung hợp thể loại tạo nên một kiểu thể loại đặc thù là tiểu thuyết sử thi. Tiểu thuyết sử thi tiếp cận cuộc sống chủ yếu trên bình diện của “hiện thực lớn”, khám phá và phản ánh “cuộc sống mới, con ngời mới”, đó là những tác phẩm mang đặc trng thể loại của tiểu thuyết nhng lại lấy nội dung lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp và con ngời của dân tộc. Từ đầu những năm 80, bằng sự mẫn cảm của ngời nghệ sĩ, các nhà văn có thực tài và tâm huyết đã tìm tòi hớng đi mới cho văn học. Sau cú hích năm 1986, nhà văn Việt Nam nh đợc tiếp thêm năng lợng sáng tạo. Họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống đời t, đến số phận cá nhân, đến những mặt khuất lấp của cuộc sống bấy lâu vẫn bị phong toả hoặc che khuất. Biên độ của hiện thực đợc nới rộng hơn bao giờ hết, nhà văn đợc giải phóng khói cái gọi là “chủ nghĩa đề tài”, đợc thử sức mình trớc mọi biểu hiện của cuộc sống, kể cả những điều trớc kia phải kiêng kị. Văn học 1945 – 1975, do đặc

thù lịch sử, thờng giới hạn đề tài cho nhà văn nh đề tài Tổ quốc, chiến tranh, cuộc sống lao động tập thể, v.v, những đề tài có tính cá nhân, riêng t nh thân phận con ngời, tình yêu, tình dục, bi kịch hôn nhân – gia đình, bi kịch thời hậu chiến thì hoặc là bị xếp vào nhóm đề tài “nhỏ bé” hoặc là bị cấm kỵ. Ngay cả trong hơn mời năm sau chiến tranh, văn học Việt Nam vẫn bị ám ảnh và chi phối bởi “chủ nghĩa đề tài”, các nhà văn loay hoay trong biển kí ức về chiến tranh mà cha tìm đợc lối ra cho nền văn học dân tộc. Những bứt phá, xé rào của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Ma Văn Kháng, v.v, có thể coi là sáng tạo có tính lịch sử cho tiến trình văn học Việt Nam. Tiểu thuyết với t cách là thể loại trung tâm, hàng đầu của văn học đợc xem là nơi mà nhu cầu nhìn lại hiện thực, thay đổi cách t duy về hiện thực cũng nh mối quan hệ giữa văn học với hiện thực diễn ra một cách sôi động nhất. Cha hết, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, sự giao lu tiếp biến văn hoá - văn học diễn ra phổ biến và thuận lợi thì quan niệm về hiện thực thậm chí đã bị đảo lộn. Có thể ở Việt Nam cha thật sự có thay đổi toàn diện quan niệm về cái gọi là hiện thực, trong khi đó ở các nớc phát triển “không những đánh mất niềm tin vào chân lí hay vào các siêu tự sự, chủ nghĩa hậu hiện đại còn đánh mất niềm tin vào hiện thực, đúng hơn: vào cái gọi là hiện thực” [77].

Từ sự thay đổi quan niệm và cách tiếp cận hiện thực, văn học sau 1986 xuất hiện khuynh hớng nhận thức lại. Trớc nhu cầu bức thiết của đời sống yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiều tác phẩm đã dũng cảm phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những định kiến lỗi thời đã trở thành vật cản trên b- ớc đờng phát triển của xã hội. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu đợc coi là tác phẩm chính thức khơi dòng cho khuynh hớng này. Nhận thức lại mà trớc hết là về chiến tranh, là nhu cầu bức thiết của đời sống, đợc các nhà văn hết sức quan tâm. Chiến tranh đợc nhìn từ những tác động ghê gớm của nó đến số phận con ngời, là nguyên nhân gây nên những bi kịch thời hậu chiến (bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu, bi kịch đời sống, bi kịch thân phận, v.v), vết thơng chiến tranh để lại không một thứ hào quang phù phiếm nào có thể làm lành, ngợc lại, trớc những biến động nghiệt ngã của đời sống, nó lại nhức nhối hơn bao giờ hết.

Những tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu (Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau), Bảo Ninh (Thân phận tình yêu), Dơng Hớng (Bến không chồng), Hồ Anh Thái (Ngời đàn bà trên đảo, Ngời và xe chạy dới ánh trăng), v.v, đã đem đến một cái nhìn khác trớc về cuộc chiến tranh của dân tộc. ở những tác phẩm kể trên, không còn những trang viết hào hùng, không còn giọng điệu ngợi ca, thay vào đó là những nỗi đau, những mất mát, những bi kịch và bất hạnh mà con ngời đang phải chịu đựng và đối mặt hàng ngày. Bên cạnh khuynh hớng nhận thức lại, tiểu thuyết sau 1986 còn đi sâu khám phá đời sống trong các mối quan hệ thế sự, đời t (Mùa lá rụng trong vờn, Đám cới không có giấy giá thú, v.v). Ngoài ra, những năm gần đầy khuynh hớng giễu nhại trở nên khá phổ biến trong các tiểu thuyết gây đợc chú ý của bạn đọc, đáng chú ý nh các tác phẩm của Hồ Anh Thái (Cõi ngời rung chuông tận thế, Mời lẻ một đêm), Tạ Duy Anh (Bớc qua lời nguyền, Thiên thần sám hối), v.v.

Đổi mới về nghệ thuật trần thuật và cấu trúc thể loại cũng là một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết sau 1986. Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã từ bỏ lối trần thuật có tính mô thức, áp đặt của văn học 1945 – 1975, mà trớc hết là có sự dịch chuyển điểm nhìn vào các nhân vật, để mỗi nhân vật tự nói lên quan điểm, thái độ của mình. Đó là một lối trần thuật hớng đến sự dân chủ, nhân vật không còn là “loa phát ngôn” cho tác giả, tính đa thanh, phức điệu, đối thoại trong nghệ thuật trần thuật đợc coi là tiêu chí cho sự đổi mới văn học. Sự phá vỡ, làm thay đổi kết cấu trần thuật truyền thống chỉ là hình thức thể hiện của một quan niệm về thế giới hiện thực và thế giới nghệ thuật. Đó không còn là một thế giới đã an bài, trật tự, hợp lí và dờng nh có thể “biết hết”; mà là một thế giới hỗn độn, bị chia cắt, xáo trộn, đầy mâu thuẫn, nhiều bất trắc và “không thể nào biết hết”. Tơng ứng với nó là những biến đổi mới trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết. Từ sau 1986, tính chất tiểu thuyết trong văn xuôi đợc gia tăng, nhìn vào bức tranh thể loại tiểu thuyết thấy có nhiều khác biệt so với trớc. Nhìn chung loại “tiểu thuyết hoàn cảnh” đã hầu nh vắng bóng, tiểu thuyết phiêu lu cũng ít ỏi, thay vào đó là sự phong phú của tiểu thuyết tâm lí và tiểu thuyết triết luận. Ngoài ra, kiểu tiểu thuyết “cổ điển” (câu chuyện về lịch sử và số phận một con

ngời, một gia đình, gia tộc, v.v) cũng đợc vận dụng trở lại với nhiều biến tấu, chẳng hạn nh Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), v.v. Sự phong phú của tiểu thuyết còn đợc góp phần bởi một loạt các tác phẩm có nhiều cách tân theo hớng hậu hiện đại nh Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Cõi ngời rung chuông tận thế, Mời lẻ một đêm, Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái),

Thoạt kì thuỷ, Ngời đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Ngồi (Nguyễn Bình Ph- ơng), Ngời sông Mê (Châu Diên), Dòng sông mía (Đào Thắng), Phố Tầu, Pari 11 tháng 8, T. mất tích, Vân Vy (Thuận), v.v.

Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngời dẫn đến sự biến đổi về hệ thống nhân vật đợc xem là nhân tố then chốt quyết định sự đổi mới của tiểu thuyết sau 1986. Văn học sau 1986 có sự thay đổi hệ hình t duy từ sử thi sang tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời t. Trong bối cảnh đó, tiểu thuyết đã phát huy đợc khả năng tiếp cận, nắm bắt, phản ánh tinh nhạy và sắc bén tình hình của đời sống. Số phận con ngời trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhiều tiểu thuyết hớng đến miêu tả số phận những con ngời bình thờng với những bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa nhân bản và phi nhân bản. Vấn đề con ngời cá thể đợc đặt ra một cách riết róng, mạnh mẽ với nhu cầu đợc giải quyết thoả đáng mối quan hệ cá nhân – cộng đồng, từ lâu vốn bị cái nhìn giới hạn bởi những quan niệm giai cấp cứng nhắc. Các tác giả tiểu thuyết Việt Nam đã nhìn nhận con ngời nh một cá thể bình thờng trong những mối quan hệ bình thờng của đời t. ở đó, nhân vật hiện lên với đầy đủ những tốt xấu, vui buồn, hạnh phúc, khổ đau, sung sớng hay bất hạnh. Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con ngời thời hậu chiến qua các nhân vật nh Giang Minh Sài (Thời xa vắng), Vạn, Hạnh (Bến không chồng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), Khiêm (Ngợc dòng nớc lũ), Hùng (Ăn mày dĩ vãng), v.v. Tiểu thuyết thời kì này cũng chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý khi các tác giả không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể. Tình dục

vốn là một lãnh địa gần nh bị cấm kỵ trong văn học trớc đó thì nay đợc nói đến một cách tự nhiên, mạnh mẽ trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Bình Phơng, Thuận, v.v.

Tiểu thuyết thời kì này cũng đi sâu vào thế giới tâm hồn nhằm khám phá chiều sâu tâm linh, nhận diện con ngời một cách sâu sắc và bao quát hơn. Tiểu thuyết hớng đến tiếp cận với thế giới đằng sau hiện thực, thế giới của tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ. Khái niệm và cách hiểu về khả năng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết có nhiều thay đổi, các nhà văn hớng đến nhận diện “con ngời bên trong con ngời” (M.Bakhtin). Bên cạnh xu thế đối thoại của tiểu thuyết, các tác giả cũng sử dụng độc thoại nội tâm nh một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình của nhân vật. Các nhà văn thờng sử dụng thủ pháp dòng ý thức thông qua tình huống giấc mơ và hồi ức để thể hiện độc thoại nội tâm, lấy đó làm điểm tựa cho việc đi sâu khám phá thế giới tâm linh của con ngời một cách hiệu quả. Có thể thấy những cố gắng đó ít nhiều đa lại những thành công nhất định cho tiểu thuyết thời kì này, thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu nh Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Ngợc dòng nớc lũ của Ma Văn Kháng,

Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thuỵ, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Trong sơng hồng hiện ra, Cõi ngời rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình Phơng, v.v.

Đổi mới về ngôn ngữ cũng là dấu hiệu đặc trng của văn học thời đổi mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết là thứ ngôn ngữ gần gũi ở mức tối đa với đời sống, mang

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 27 - 34)