Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 47 - 52)

trong văn học

1.3.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) nh sự phản biện chủ nghĩa hiện đại (Moderism), là trào lu văn hoá rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực nh triết học, văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, chính trị, xã hội, ra đời vào từ sau thế chiến thứ hai, phát triển mạnh vào thập niên 1970 ở Tây Âu, xuất phát từ nớc Pháp, sau đó lan nhanh sang các nớc Italia, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Anh, Nga, Mĩ, Cananda, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. Sau khi tạo nên những tranh luận sôi nổi, từ những năm 1990 trở lại đây,

chủ nghĩa hậu hiện đại đã tự khẳng định nh một hệ hình t duy mới, ảnh hởng sâu rộng tới các nghành khoa học từ tự nhiên đến xã hội nhân văn, ăn sâu vào cảm thức văn hoá và lối sống con ngời của các xã hội phát triển cũng nh đang phát triển. Sự phổ biến mạnh mẽ của chủ nghĩa hậu hiện đại vào sinh hoạt trí thức và đời sống xã hội tạo nên một hiện tợng hiếm có, nó đang là “não trạng và mốt sống của nhân loại”. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thế giới hiện nay, chủ nghĩa hậu hiện đại là một trong những khuynh hớng văn hoá có ảnh h- ởng mạnh mẽ đến sự giao lu, tơng tác, tiếp biến văn hoá giữa các quốc gia, các nền văn hoá khác nhau.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại với t cách là sản phẩm văn hoá tinh thần chịu ảnh hởng bởi những điều kiện vật chất, lịch sử của thời đại đã và đang mang đến một diện mạo mới cho thế giới. Những bớc phát triển cùng những đợt khủng hoảng mang tính chu kì của chủ nghĩa t bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến những năm 70 của thế kỉ XX; sự bùng phát các hiện tợng văn hoá mới, sự hình thành văn hoá tiêu dùng, lối sống hởng thụ, phong trào nữ quyền, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa, sự phân cực thế giới chính trị, chiến tranh lạnh; sự nở rộ các phát minh, sáng chế trong khoa học công nghệ và sáng tạo trong nghệ thuật; sự hồi sinh của một số học thuyết triết học phi duy lí, sự xuất hiện “bớc ngoặt ngôn ngữ” trong triết học, v.v, là những điều kiện tiền đề làm xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại.

Khái niệm “hậu hiện đại” đã manh nha từ năm 1934. Theo Hassan, khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” đợc nhà phê bình ngời Tây Ban Nha là Federico de Onis đa vào văn bản lần đầu tiên ở thập niên 30 để chỉ sự ảnh hởng tơng phản với chủ nghĩa hiện đại. Sau đó đến năm 1942, nó đợc Dudley Fitts sử dụng lại trong công trình Hợp tuyển thơ ca Mĩ Latinh đơng đại và năm 1947 đợc sử dụng bởi sử gia Arnold Toynbee trong công trình lịch sử đồ sộ A Study of History để chỉ khoảng thời gian từ 1918 đến 1939. Paul Hoover thì cho rằng khái niệm “hậu hiện đại” đã đợc nhà thơ Charles Olson sử dụng từ năm 1951, đến năm 1959 đợc Irving Howe sử dụng trong tiểu luận Xã hội chúng ta và tiểu thuyết hậu hiện đại. Khái niệm này sau đó đợc dùng phổ biến vào thập niên 60

tại New York với sự xuất hiện của hai cuốn phê bình mĩ thuật kiến trúc The Dearth and Life of Great American Cities của Jane Jacobs xuất bản năm 1961 và cuốn Complexity and Contradiction in Architecture của Robert Venturi xuất bản năm 1966. Mặc dù trong cả hai cuốn sách không nhắc đến khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” song cả hai tác giả đều đề nghị giới trí thức hiện đại phải có tầm nhìn vợt lên trên thời hiện đại. Năm 1972, những khối nhà cao tầng đợc xây dựng từ thập niên 1950 tại thành phố St. Louis, bang Misssouri bị giật sập kéo theo sự phá huỷ các cao ốc có kiến trúc tơng tự ở các thành phố khác của Mĩ, Canada và Châu Âu trong những năm tiếp theo. Do vậy, năm 1972 đã trở thành mốc thời gian của sự hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại nh một trào lu văn hoá.

Chủ nghĩa hậu hiện đại, tự nó đã là một đề tài hết sức phức tạp, do vậy định nghĩa một cách đầy đủ về nó quả thật là một công việc rất khó. “Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một thuật ngữ phức tạp, một tập hợp các t tởng, chỉ mới nổi lên nh một khu vực nghiên cứu hàn lâm từ giữa thập niên 1980. Chủ nghĩa hậu hiện đại rất khó định nghĩa, vì nó là một quan niệm xuất hiện trong nhiều bộ môn hay khu vực nghiên cứu bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn học, xã hội, truyền thông, thời trang, và công nghệ. Khó định vị nó về thời gian hay lịch sử, vì không thể biết đích xác chủ nghĩa bắt đầu khi nào” [4, 197].

Theo Từ điển Bách khoa Nhân chủng học Văn hoá (Encyclopedia of Cultural Anthropology - 1996), “Chủ nghĩa hậu hiện đại đợc định nghĩa nh một trào lu chiết trung, khởi đầu từ mĩ học về kiến trúc và triết học. Chủ nghĩa hậu hiện đại tán thành thái độ hoài nghi có hệ thống cái viễn cảnh lấy lí thuyết làm nền tảng” [4, 502].

Theo Nguyễn Hng Quốc, nếu những thuật ngữ của chủ nghĩa hiện sinh thiên về cảm tính thì chủ nghĩa hậu hiện đại thờng gắn với các thuật ngữ có tính tiến trình. Chẳng hạn, nhắc đến chủ nghĩa hậu hiện đại thờng thấy xuất hiện những cụm từ kèm theo nh: phi tâm hoá, gạch nối hoá, giải khu biệt hoá, giải lãnh thổ hoá, giải đẳng cấp hoá, giải thực dân hoá, giải ngoại biên hoá, giải bản

thể luận, v.v. Về phơng diện thuật ngữ, thời hậu hiện đại cũng nở rộ của các tiền tố: “phản”, “giải”, “siêu”, “đối”, đặc biệt là “hậu”.

1.3.1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học

Văn chơng hậu hiện đại hớng đến sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo, sự tự do ấy thể hiện trong cách viết, cách đọc, cách thởng thức, cách quan niệm, v.v. Nhà văn hậu hiện đại chối bỏ mọi quy tắc chung, mỗi nhà văn có quy tắc riêng của mình: “Chủ nghĩa hậu hiện đại là cách nói “không” trớc mọi quy phạm. Sau tiếng “không” ấy là gì? Không cần biết. Quan trọng nhất là nói không” [79].

Mỗi thời đại lịch sử đều có kiểu tâm trạng tơng ứng. Thời hậu hiện đại sẽ làm nảy sinh tâm thức hậu hiện đại (hay còn gọi là cảm quan hậu hiện đại). “Chỉ khi nào tìm thấy tâm thức hậu hiện đại trong sáng tác văn học, ta mới có quyền nói tới văn học hậu hiện đại ( .). Tôi hiểu câu chuyện tâm thức là câu…

chuyện thể hiện nhãn quan giá trị, không chỉ tồn tại trong ý thức, mà còn chìm sâu dới các tầng vỉa vô thức, tiềm thức, thấm vào máu huyết, chi phối hành vi giao tiếp bằng lời nói của con ngời. Văn học nghệ thuật là hoạt động giao tiếp xã hội của cá nhân và xã hội. Sáng tác văn học của bất kì dân tộc nào cũng ghi lại những câu chuyện của nhà văn, của thời đại” [34, 17]. Con ngời hậu hiện đại không còn quá tin vào những chân lí, nói nh Nguyễn Hng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với cái chết của chân lí, cái chết của các đại tự sự, cái chết của những điển phạm. “Văn chơng hậu hiện đại không chủ trơng cách tân, thay vào đó họ có xu hớng thoải mái sử dụng những gì có sẵn trong kho tàng văn chơng nhân loại. Dĩ nhiên, cảm thức hậu hiện đại làm cho công việc tái sử dụng trở thành công việc tái sáng tạo thực sự: dùng lại những cái cũ nhng tớc bỏ cơ sở mĩ học của chúng, đặt chúng đứng cạnh nhau, hay xen lấn vào nhau, chồng chất lên nhau, nh hình ảnh của cái hiện thực thậm phồn đơng đại. Chúng ta thấy trong văn học hậu hiện đại dày đặc sự nhái lại các “mảnh” văn thể hay bút pháp cũ, thậm chí trích lại nguyên bản những câu văn lừng danh ngày xa để biến thành những phát ngôn mới hay ghép lẫn lộn vào nhau nh những bức tranh cắt dán đầy màu sắc” [79].

Chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trơng chống lại các đại tự sự. “Cho chủ nghĩa hậu hiện đại là sự đánh mất niềm tin đối với các siêu tự sự, Jean-Francois Lyotard đã lấy niềm tin làm cơ sở để định nghĩa chủ nghĩa hậu hiện đại. Không phải một mà có tới hai niềm tin: niềm tin vào các siêu tự sự và niềm tin vào tính bất khả của các siêu tự sự ấy. Dựa trên niềm tin, chủ nghĩa hậu hiện đại, ngay từ đầu đã gặp khó khăn trong nỗ lực lí thuyết hoá, một khó khăn mà cho đến bây giờ, hơn nửa thế kỉ sau ngày manh nha nh một trào lu, nó vẫn cha vợt qua đợc. Đợc xây dựng trên nền tảng của một siêu tự sự bị đánh mất, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ văn hoá của sự phủ định, nghĩa là, nói cách khác, nó đợc định nghĩa không-phải-là-một-cái-gì-đó thay vì là-một-cái-gì-đó” [79]. Nói cách khác, văn chơng hậu hiện đại sự khớc từ việc chọn một quan điểm mang tính ý thức hệ. Thái độ này biểu hiện ở chỗ họ chống lại thuyết ngôn từ trung tâm luận (logocentrism) và chủ nghĩa duy lí mà họ coi là cha đẻ của bạo lực t tởng; về thực chất, điều này hàm ý lật đổ toàn bộ tri thức nhân loại từ xa đến nay. Milorad Pavic, tác giả của cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại nổi tiếng Từ điển Khazar, cho rằng: sự thật chẳng qua chỉ là một trò chơi khăm và lịch sử rốt cuộc chỉ là một câu chuyện tầm phào.

Văn chơng hậu hiện đại gắn với một đặc điểm vô cùng quan trọng là tính liên văn bản và trích dẫn ở cấp độ thể loại và mô-tip (motive). Bằng cách sử dụng nhiều thể loại, nhiều kiểu tự sự khác nhau, sử dụng trò chơi kết hợp, nhà văn hậu hiện đại tạo nên một cấu trúc lai ghép và văn bản đa thanh. Với các tác giả hậu hiện đại thì “chẳng có gì ngoài văn bản”. Khái niệm “liên văn bản” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1966 trong bài viết Bakhtin, từ, đối thoại và tiểu thuyết của nữ tác giả Julia Kritsteva. Ban đầu, khái niệm này đợc dùng nh là một phơng tiện phân tích văn bản văn học hoặc là miêu tả đặc trng sự tồn tại của văn học; về sau, đợc các tác giả hậu hiện đại dùng để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con ngời đơng đại, đó là cảm quan hậu hiện đại. Quan niệm “liên văn bản” gắn bó chặt chẽ với “cái chết của chủ thể” (M.Foucault), “cái chết của tác giả” (R.Barthes) và cuối cùng là sự biến mất của độc giả; nói cách khác, cả ba: tác giả, văn bản và ngời đọc đều trở thành “một trờng thống nhất,

vô tận cho trò chơi của sự viết”. Theo R.Barthes, “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dới những hình thức ít nhiều nhận thấy đợc: những văn bản của văn hoá trớc đó và những văn bản của văn hoá thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều nh tấm vải mới đợc dệt bằng những trích dẫn cũ” [4, 35]. Thông qua lăng kính “liên văn bản”, thế giới hiện lên nh một văn bản khổng lồ, trong đó mọi điều đều đã bị nói đến và rồi vào một lúc nào đó, sự pha trộn các yếu tố nhất định sẽ tạo ra những tổ hợp mới. “ý nghĩa của một văn bản không hoàn toàn nằm bên trong bản thân nó mà tồn tại trong mối tơng tác với các văn bản khác, nghĩa là, giữa các văn bản khác nhau” [73]. Các nhà văn hậu hiện đại không còn kêu gọi cách tân một cách ráo riết nữa, dù họ không ngừng tạo ra những thử nghiệm mới, vì bản thân việc sáng tác văn chơng tự nó đã là một hành vi sáng tạo, cách tân là một thuộc tính tất yếu của công việc này. Nhà văn hậu hiện đại có thiên hớng tái sử dụng một cách thoải mái những gì có sẵn trong kho tàng văn chơng nhân loại, từ văn phong đến kĩ thuật. Dĩ nhiên, cảm thức hậu hiện đại giúp họ biến việc nhại văn, trích dẫn trở thành công việc sáng tạo thật sự khi họ tớc bỏ cơ sở mĩ họ của chúng, xếp chồng, cắt dán, lắp ghép chúng với nhau theo kiểu t duy riêng của thời hậu hiện đại. Trong văn chơng hậu hiện đại dày đặc hiện tợng nhái lại các văn mảnh hay bút pháp cũ, sử dụng các cấu trúc cũ, trích dẫn, mở rộng tối đa sự xâm nhập của các yếu tố đời sống tham gia vào văn bản văn học.

Nhìn từ phơng diện cấu trúc văn bản, văn chơng hậu hiện đại không còn kiểu tổ chức thông thờng, tơng ứng với tâm thức hậu hậu hiện đại nặng về tính đổ vỡ, hoài nghi, phản biện, các tác giả hậu hiện đại thờng tạo ra “cấu trúc phân mảnh”. Nhà văn hậu hiện đại không còn tín nhiệm cái tổng thể và sự kết thúc gắn liền với những truyện truyền thống, mà a chuộng phơng thức đa kết, đó là phơng thức chống lại sự kết thúc bằng cách ban cho một cốt truyện rất nhiều hệ quả có thể có đợc. Chủ nghĩa hậu hiện đại chống khuynh hớng và tính nghiêm túc của văn học, cho rằng tiểu thuyết là một kiểu “trò đùa”, chủ trơng văn học chống “thuyết ý đồ”, cho rằng nhà văn chỉ là ngời chép sách.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w