Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thá

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 38 - 43)

Tác phẩm của Hồ Anh Thái rất phong phú, gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, tuỳ bút, dịch thuật, v.v, tuy vậy, có thể thấy tiểu thuyết mới thực sự là mảng sáng tác quan trọng nhất, làm nên tên tuổi của nhà văn trong lòng bạn đọc.

Ngời đàn bà trên đảo đợc viết xong vào tháng 11/1985, là tiểu thuyết đầu tay của Hồ Anh Thái. “Trong thời gian l m nghĩa vụ quân sự, v o thángà à

11/1985, Hồ Anh Thái đã viết cuốn tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo, đề cập những chấn thơng về thể chất v tinh thần của những ngà ời phụ nữ đi qua cuộc chiến tranh, trở th nh quá lứa, lỡ thì. Sau chiến tranh, những nữ cựu chiến binhà

đó đến l m việc trong một lâm trà ờng trên đảo Cát Bạc. Đây l câu chuyện vềà

cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc l đau đớn chống lại những ham muốnà

nhục dục thờng tình, hoặc l nhẫn nhục thèm khát có một chút con l m nơi nà à - ơng tựa lúc cuối đời. Dù l nh văn rất trẻ, anh đã đặt vấn đề về tình dục, vềà à

bản năng con ngời v nhu cầu l m tròn thiên chức ngà à ời phụ nữ. Đặc biệt, đề t ià

của tiểu thuyết thực sự táo bạo, l , cái giá m những nữ cựu chiến binh phải trảà à

trong cuộc chiến tranh chống Mĩ thật ghê gớm” [9].

Viết về đề tài chiến tranh nhng Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mình một lối tiếp cận khác với các tác giả cùng thời. Nhà văn không viết về chiến tranh, không kể chuyện chiến đấu, không tham vọng bổ sung vào kho tàng vốn đã đầy ắp những khúc tráng ca về cuộc chiến tranh vệ quốc một khúc hát mới. Ngời đàn bà trên đảo đi sâu vào một tình huống rất cụ thể, đó là những nỗi đau đớn, bất hạnh, những bi kịch đời thờng mà các nữ cựu binh chống Mĩ phải hứng chịu. Trong thời điểm ấy, đây là vấn đề nhạy cảm, là điều cấm kị. Nh vậy, ngay từ tiểu thuyết đầu tiên, Hồ Anh Thái đã lựa chọn cái nhìn trực diện, không né tránh; đấy là thái độ dũng cảm của một ngời viết mà trong thời điểm đó, không phải nhà văn nào cũng có đợc. Có thể thấy, trong thời điểm những năm 80, không một nhà văn Việt Nam nào lại vợt hẳn ra ngoài ám ảnh về cuộc chiến

tranh kéo dài, mà hậu quả của nó thì ngày một hiển hiện, những vết thơng ngày một sng tấy và đớn đau. Hồ Anh Thái có thể cha thoát khỏi những ám ảnh chiến tranh khi đặt bút viết tiểu thuyết, nhng điều rất đáng ghi nhận là, ngay trong tiểu thuyết đầu tay ấy, nhà văn đã đột phá vào lãnh địa cấm kị để phơi bày một thảm cảnh hậu chiến không kém phần thê thảm. Những ngời phụ nữ trên đảo Cát Bạc, những nữ anh hùng của ngày hôm qua, giờ đây là tù binh của chính chiến công mà họ đã phải đánh đổi bằng xơng máu của mình, sinh mạng của đồng đội. Họ bị cầm tù trong nỗi cô đơn, bị đày ải bởi những khát khao bản năng, bị hành hạ đến thê thảm bởi chính quá khứ mà họ tạo ra. Những Thắm, Nhã, Hiền, Miền, Luyến và những nữ cựu binh khác đã phải tự đấu tranh với chính mình, đấu tranh với những ngăn trở của tập thể để thoát khỏi những định kiến rất phi nhân mà mới ngày hôm qua còn đợc coi là bài học nằm lòng, là định hớng t tởng, là tiêu chuẩn định giá phẩm cách làm ngời của chính họ. “Hồi đánh Mĩ, chúng tôi ở bên lề sự sống và cái chết, những khao khát bản năng có thể ức chế đợc, có thể quên đi đợc. Còn bây giờ thật không thể quên. Tôi tự bảo mình đã quá lứa, đã hết thì, không lấy ai đợc nữa, nhng giá nh có một đứa con thì cũng đợc an ủi phần nào. Nếu ngày đó tôi không giữ mình quá, ít ra tôi cũng có một đứa con với ngời tôi yêu. ít ra giờ đây tôi cũng không phải đau khổ cùng quẫn thế này. Tôi giữ thân cho ai nữa, trinh tiết cho ai, khi mà chỉ còn một mình cô đơn? Tập thể có thể làm cho tôi có ý chí, có thể làm tôi khuây khoả đôi chút, nhng tập thể không thể cho tôi hạnh phúc riêng” [84, 122-123]. Hơn ai hết, những con ngời ấy càng cảm thấy đau đớn khi biết rằng đó là kết cục mà một phần do chính họ tạo ra bởi đã quá ảo tởng và ngộ nhận.

Năm 1987, tiểu thuyết Ngời và xe chạy dới ánh trăng (viết xong tháng 10/1986) đợc xuất bản khi nhà văn vừa ở độ tuổi 26. Tác phẩm này là sự tiếp tục mạch cảm hứng nhận thức lại những vấn đề của cuộc sống, trong đó đặc biệt là cái nhìn về thời hậu chiến từ một góc độ khác, góc độ của mất mát, đau thơng.

Ngời và xe chạy dới ánh trăng đã đề cập đến cái giá của con ngời trớc lối sống bản năng, dục vọng. Nhân vật Khuynh là hiện thân sinh động cho lối sống ấy, đam mê dục vọng và danh lợi, đã bất chấp tất cả, cuối cùng phải nhận kết cục

tay trắng thê thảm. Tiểu thuyết này cũng ít nhiều hé lộ những dấu hiệu cách tân trong kĩ thuật viết của Hồ Anh Thái. Vũ Đình Minh trên Báo Độc lập ra ngày 20-7-1988 đã nhận xét: “Cuốn sách đợc viết khá hấp dẫn, nhng cảm giác chung là hơi khó theo dõi, và cha thật chặt chẽ. Vì tác giả tung ra một vài nhân vật phụ không gắn lắm với mạch chính của truyện chăng? Vì hai mảng nhân vật, thực chất là hai bút pháp tiểu thuyết làm cảm giác không đợc nhất quán chăng? Ngót một trăm trang đầu ngời đọc tởng là mạch truyện sẽ xoay quanh Toàn nh một nhân vật tự biểu hiện (kiểu nh Yuđin trong Thao thức của Krôn). Nhng ở mảng sau, lại thấy một cách thể hiện nh kiểu dựng truyện mà ở đấy, nhà văn đứng sau hậu trờng để biết tất cả mọi diễn biến để miêu tả. Hồ Anh Thái bảo rằng đây là một thể nghiệm trong cách viết của anh. Tôi hơi phân vân về điều này” [85, 398]. Có thể thấy, Hồ Anh Thái đã rất có ý thức trong việc cách tân kĩ thuật tiểu thuyết, mạnh dạn thử nghiệm, tìm tòi cách xử lí mới trớc chất liệu đời sống. Nói cách khác, tác giả đã có những ứng xử mang màu sắc hậu hiện đại trong lĩnh vực tiểu thuyết ngay từ những sáng tác ban đầu. Cảm hứng nhận thức lại ở Hồ Anh Thái gắn nhiều với chất giễu nhại mang tính phê phán, muốn phanh phui những lớp áo choàng đã quá cũ kĩ trong đời sống, muốn lộn trái những khuất tất bấy lâu bị che mờ bởi những giá trị siêu hình. Hồ Anh Thái không chấp nhận sự giả dối đợc che đậy bởi cái vỏ đạo đức, mà một cách vô hình, đã làm mài mòn nhân cách và huỷ hoại sự sống này. Ngay từ khi mới ra đời, nhiều ngời đọc đã nhận thấy dù cha thật thấu đáo, xu hớng phản biện trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái: “Khi viết về chiến tranh, trên cái nền vĩnh cửu hoà bình của dân tộc ta, Hồ Anh Thái đã tạo đợc không khí sâu lắng gợi cho ngời đọc suy nghĩ về chiến tranh nghiêm túc hơn, gợi nên một thứ chiến tranh chỉ còn là ảo ảnh, là một nỗi đau không tên. Chính ở đây tầm nhìn của tác giả là trung thực và nhân đạo” [85, 402]. Đó là một lối viết “không theo kiểu cũ” (Trần Thanh Giao), và khi tác phẩm xuất hiện trên văn đàn đã gây không ít xôn xao, bởi nhà văn đã tỏ rõ sự dũng cảm trong cách đặt vấn đề. Tác phẩm này đã nhận đợc giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trong sơng hồng hiện ra đợc viết xong vào tháng 7 – 1989, cho thấy khả năng sáng tạo dồi dào trên lĩnh vực tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác phẩm là một nỗ lực mới của Hồ Anh Thái trong việc phản ánh tâm thức của thế hệ hậu chiến ở Việt Nam mong muốn vén màn sơng hồng huyền thoại bao phủ cuộc đời thế hệ cha anh, để tìm thấy tiếng nói của sự đồng cảm, để làm cho cuộc sống hôm nay đỡ ngột ngạt hơn và không còn bị bao bọc bởi quá khứ, dù đó là một quá khứ thờng đợc nhìn thấy và quen hiểu là hào hùng, vĩ đại. Tiểu thuyết đợc viết với bút pháp khá độc đáo, đó là sự vận dụng tái tạo huyền thoại theo một cách riêng. Qua đó, quá khứ đợc nhìn thấy nh một huyền sử đợc thế hệ hậu chiến tháo gỡ và xây dựng lại theo hớng vận động về tơng lai. Thêm vào đó, với chất giễu nhại nhẹ nhàng, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, tác phẩm đã gây đ- ợc sự chú ý. Thế hệ hậu chiến trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái luôn có một thái độ chủ động trong việc ứng xử với quá khứ huyền thoại, họ thờng có xu hớng nhìn ngắm nó theo cách riêng, tái tạo nó theo suy nghĩ và nhận thức mới. Chàng trai trẻ Tân, qua cuộc trở về đầy lí thú của mình, đã vỡ ra nhiều điều, rằng lịch sử thực ra không khô cứng nh chúng ta vẫn hằng tởng, quá khứ của dân tộc không giản đơn nh những gì đợc kể lại. Có một quá khứ khác của dân tộc, thẫm đẫm nhân sinh hơn nhiều, sinh động hơn nhiều, chứng kiến tất cả những gì mà dân tộc trải qua, trong đó, số phận mỗi cá nhân đã đợc quyết định nhiều khi thật tàn nhẫn. Thế hệ hậu chiến nh Tân vừa tự hào về cha ông, vừa nhận thấy đợc những sai lầm của họ mà lẽ ra, nếu tỉnh táo hơn, lịch sử dân tộc sẽ có nhiều hơn những trang yên bình. Nhìn xuyên qua màn sơng hồng huyền thoại của quá khứ, không phải để kết tội, để phỉ báng, mà nhằm tạo dựng cho tơng lai những cơ hội chắc chắn hơn, để lịch sử không lặp lại những trang buồn.

Cõi ngời rung chuông tận thế là một bứt phá có tính bớc ngoặt trong sự nghiệp sáng tác nói chung và tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng. Khác với các tiểu thuyết trớc đó, Cõi ngời rung chuông tận thế đợc viết với một bút pháp rất mới mẻ, đó là chọn lối tiếp cận đời sống từ mặt trái của nó, cái ác và sự tung hoành của nó trong cõi ngời. Trong cõi ngời ấy, Thiện - ác bị xáo trộn vào nhau, các giá trị bị đảo lộn, con ngời có xu hớng bị tha hoá, bị đời sống làm

méo mó và biến dạng, mỗi cá nhân không còn là chính mình. Nhìn đời sống từ những mảnh vỡ, Hồ Anh Thái hơn ai hết đã nhận thấy và lật tẩy cái trớ trêu, những nghịch cảnh của nó bằng chất giọng giễu nhại. Nụ cời chua chát trớc cõi nhân sinh đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự sa đoạ, biến thái của đời sống, về sự xuống cấp của con ngời, cả sự biến dạng của cõi ngời đầy bất trắc này. Nhìn hiện thực nh những mảnh vỡ của đời sống, cho nên “chân dung của hiện thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch thua và khi kết thúc thì phải gióng lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm nghệ thuật trong văn học một thời. Đó là hiện thực phân mảnh nh các văn nhà hậu hiện đại vẫn nói đến” [20].

Mời lẻ một đêm là một bớc tiến xa hơn cho cảm hứng giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Với một văn phong hết sức linh hoạt, lối kết cấu độc đáo và đặc biệt là cách tiếp cận và xử lí chất liệu mới mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, tiểu thuyết này đã làm nên một bứt phá trong văn nghiệp Hồ Anh Thái. Có thể thấy, trong sáng tác của Hồ Anh Thái, đời sống thành thị hiện lên thật sinh động. Đúng nh nhà văn tự nhận xét về mình, Hồ Anh Thái rất am hiểu đời sống thành thị, nhìn thấu đáo tận cùng những gì vẫn hàng ngày diễn ra trong không gian đó. Tiểu thuyết này là một cố gắng tự làm mới mình, làm mới cho nền tiểu thuyết vốn rất đỗi nghiêm trang của chúng ta bằng tiếng cời bất tận. “Suốt một thời gian dài các nhà văn Việt Nam ít cời và cũng ít muốn khiến độc giả phải bật cời thông qua tác phẩm của mình. Chúng ta quá trang nghiêm, trang nghiêm đến mức coi sự cời cợt thoải mái là một trò lố, một sự vô bổ và thậm chí là có hại” [91, 312].

Quan sát đời sống văn học đơng đại Việt Nam có thể thấy Hồ Anh Thái thuộc vào số ít nhà văn ở nớc ta có ý thức rất sâu sắc về tính chuyên nghiệp của nghề viết văn. Chính nhà văn đã tâm sự: “Tôi nghĩ mình là một ngời viết chuyên nghiệp. Tôi không chờ cảm hứng tự đến mà phải có những kĩ năng cần thiết để huy động cảm hứng” [91, 281].

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w